Bài 3: Phương pháp và nội dung phân tích tài chính

Nội dung bài giảng Bài 3: Phương pháp và nội dung phân tích tài chính gồm có: Phương pháp  phân tích tài chính; Nội dung phân tích tài chính. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 3: Phương pháp và nội dung phân tích tài chính

1. Phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp truyền thông được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là phương pháp tỷ số. Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ:

Thứ nhất: Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sơ để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp;

Thứ hai: Việc áp dụng cống nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số; 

Thứ ba: Phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiêu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thông hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Về nguyên tắc, với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng, các tỷ số tham chiếu. Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Như vậy, phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích tài chính khác. Khi phân tích, nhà phân tích thường so sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu hướng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp theo không gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh giá vị thể của doanh nghiệp trong ngành.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn sử dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT. Với phương pháp này, các nhà phần tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.

2. Nội dung phân tích tài chính

2.1 Phân tích các tỷ số tài chính

Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính chủ yếu thường được phân thành 4 nhóm chính:

Tỷ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.

Tỷ số về khả năng hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.

Tỷ số về khả năng sinh lãi: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất - kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.

Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của người vay. Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đển khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuổĩ cùng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tỏi tỷ số về cơ cấu vốn vì sự thay đối tỷ số này sẽ ảnh hướng đáng kế tới lợi ích của họ.

Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và trong từng trường hợp các tỷ số được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất quy mô của hoạt động phân tích. Phần tiếp theo sẽ đề cập tới những tỷ số chủ yếu nhất, phổ biến nhất được dùng trong phân tích, đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân tích các tỷ số sẽ có ý nghĩa hơn nếu sử dụng số liệu trong các báo cáo tài chính để minh họa bản chất, cách tính toán và ý nghĩa cùa các tỷ số. Vì lẽ đó, một loạt các số liệu minh họa được cung cấp trong các bảng 2.1; 2,2. Đó là Bảng cân đối kế toán và báo cáo Kết quá kinh doanh. Hình thức các báo cáo tài chính được trình bày ở đây là chung nhất cho mọi trường hợp.

DOANH NGHIỆP X

Bảng 2.1 BẢNG CÂN Đốl KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm N-1 và N

Đơn vị: 1000 đơn vị tiền

Tài sản

N-1

N

Nguồn vốn

N-1

N

Tiền và chứng khoán dễ bán

4,0

3,9

Vay ngân hàng

5.1

18,2

Các khoản phải thu

18,5

29,5

Các khoản phải trả

10,3

20,0

Dự trữ

33,1

46,7

Các khoản phải nộp

5,1

7.3

 

 

 

Tổng nợ ngắn hạn

20,5

45,5

 

 

 

Vay dài hạn

12,2

11.9

Tổng TS lưu động

55,6

80,1

Cổ phiếu thường

23,3

23,3

Tài sản cố định (NG)

20,1

22,9

Lơi nhuận không chia

15,0

15,6

Khấu hao TSCĐ

4,7

6,7

 

 

 

Tài sản cố dinh (thểo giá còn lại)

15,4

16,2

 

 

 

Tổng tài sản

71,0

96,3

Tổng nguồn vốn

71,0

96,3

 
 

Bảng 2.2 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
đến ngày 31/12 năm N-1, N

Đơn vị: 1000 đơn vị tiền

Chỉ tiêu

N-1

N

1. Doanh thu

184,7

195,7

2. Giá vốn hàng bán

151,8

166,8

3. Lãi gộp

32,9

28,9

* Chi phí điều hành

 

 

- Chi phi tiêu thu

15,3

16,9

- Chi phi thuê

3,6

5,7

* Khấu hao tài sàn cố định

1.7

2.0

4. Lợi nhuận trước thuế và lãi

12,3

4,3

5. Lãi vay

1.75

2,97

6. Lợi nhuận trước thuế (TNTT)

10,55

1,33

7. Thuế thu nhập doanh nghiệp

4,2

0,53

8. Lợi nhuận sau thuế (TNST)

6,35

0,8

9. Trả lãi cổ phần

1.6

0,2

10. Lợi nhuận không chia

4.75

0,6

 

2.2 Các tỷ số về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng (tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tố chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác v.v... cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.

Từ số liệu trên Bảng cân đối kế toán ta có:

Tỷ số thanh toán hiện hành: 

Năm N - 1 = \(\frac{{55,6}}{{20,5}} = 2,71\)

Năm N = \(\frac{{80,1}}{{45,5}} = 1,76\)

Tỷ số trung bình của ngành là 2,5.

Tỷ số thanh toán hiện hành năm nay thấp hơn so với năm trưóc và thấp hơn so với mức trung bình của ngành. Điều này cho thấy: Mức dự trữ năm nay cao hơn so với năm trước có thể là do sản xuất tăng hoặc do hàng không bán được. Trong khi đó, mức nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng tăng nhưng với tốc độ lớn hơn so với tốc độ tăng dự trữ. Nếu với mức trung bình của ngành thì doanh nghiệp chỉ cần 40% giá trị tài sản lưu động để trang trải đủ các khoản nợ đến hạn. Song, doanh nghiệp đã phải dùng tỏi 56,8% giá trị tài sản lưu động mới đủ để thanh toán các khoản nợ. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp thấp hơn nhiêu so với mức trung bình của ngành. Đây là một vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý trong thời gian tói.

Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, các nhà phản tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng (net working capital) hay vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp. Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn, hoặc là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn định với tài sản cố định ròng. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của nhiều doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động ròng. Do vậy, sự phát triển của không ít doanh nghiệp còn được thể hiện ở sự tăng trưởng vốn lưu động ròng. Trong khi đó, chỉ tiêu này của doanh nghiệp X năm N (34,6) bị giảm sút so với năm N - 1 (35,1).

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: Là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngăn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Do vậy, tỷ số kha năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho) và được xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ phần dự trữ (tổn kho) chia cho nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Dự trữ/ Nợ ngắn hạn

Áp dụng vào doanh nghiệp X ta tính được tỷ số khả năng thánh toán nhanh:

Năm N - 1 = \(\frac{{55,6 - 33,1}}{{20,5}} = 1,09\)

Năm N = \(\frac{{80,1 - 46,7}}{{45,5}} = 0,73\)

Tỷ số trung bình của ngành là 1.

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh thấp hơn năm trước và cũng thấp hơn so với mức trung bình của ngành. Nguyên nhân là do mức dự trữ của doanh nghiệp tăng lên đáng kể nhưng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng các khoản nợ ngắn hạn. Trong khi đó, tiền hầu như không thay đổi, các khoản phải thu gia tăng phần nào. Những thay đổi về chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm khả năng thanh toán của doanh nghiệp trở nên yếu kém. Doanh nghiệp không thể thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn đển hạn nếu không sử dụng đến một phần dự trữ.

2.3 Các tỷ số về khả năng cân đối vốn

Tỷ số này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tông số vốn thì rủi ro xãy ra trong sản xuất - kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyển kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kế.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ): Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muôn toàn quyền kiếm soát doanh nghiệp. Song, nếu tỷ số nợ quá cao doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Đối với doanh nghiệp X, tỷ số nợ năm N - 1 là 46,1%; năm N là 59,61%; tỷ số trung bình của ngành là 50%. Ta thấy tỷ số nd năm nay cao hơn năm trước và cao hơn nhiêu so với tỷ số trung bình của ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng các khoản nợ ngắn hạn (nợ dài hạn và vốn của chủ sờ hữu hầu như không thay đổi). Tỷ số nợ năm nay thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Để có nhận xét đúng đắn về chỉ tiêu này cần phải kết hợp với các tỷ số khác. Tuy nhiên, có thể nói rằng, với tỷ số nợ 59,61%, doanh nghiệp khó có thể huy động tiền vay để tiến hành sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi: Thể hiện ở tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi trên lãi vay. Nó cho biết mức độ lợi nhuận đãm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.

Đối với doanh nghiệp X, ta xác định được khả năng thanh toán lãi vay như sau:

Năm N - 1 = \(\frac{{12,3}}{{1,75}} = 7,02\)

Năm N = \(\frac{{4,3}}{{2,97}} = 1,45\)

Tỷ số trung bình của ngành là 7,7.

Tỷ số về khả năng thanh toán lãi vay năm N của doanh nghiệp quá thấp so với năm N - 1 và so với tỷ số trung bình của ngành. Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp là quá kém. Điều này cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Như vậy, doanh nghiệp X sẽ khó có thế vay tiếp được nữa vì tỷ số nợ đã quá cao mà khả năng trả lãi vay lại quá thấp so với mức trung bình của ngành.

2.4 Các tỷ số về khả năng hoạt động

Các tỷ sô hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản cùa doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp.

Vòng quay tiền

Tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu (DT) trong năm cho tống số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân (chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng); nó cho biết số vòng quay của tiền trong năm.

Vòng quay tiền của doanh nghiệp X năm N - 1 và năm N tương ứng là 46,2 và 50,1. So với mức bình quân của ngành là 55,0 thì chỉ tiêu này của doanh nghiệp là thấp. Tuy nhiên, vòng quay tiền năm N cao hơn năm N - 1 chưa chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn mà phải kết hợp phân tích một số chì tiêu khác.

Vòng quay dự trữ (tồn kho)

Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay dự trữ được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩm dỡ dang, thành phẩm) bình quân.

Áp dụng vào doanh nghiệp X ta có:

Vòng quay dự trữ: 

Năm N - 1 = \(\frac{{184,7}}{{33,1}} = 5,58\)

Năm N = \(\frac{{195,7}}{{46,7}} = 4,19\)

Tỷ số trung bình của ngành là 9.

Số vòng quay dự trữ năm nay thấp hơn năm trưốc và thấp hơn nhiều so vổi mức trung bình của ngành. Điều này chứng tỏ sự bất hợp lý và kém hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng cần được xem xét nhằm đưa ra giải pháp xử lý đúng đắn và kịp thời.

Kỳ thu tiến bình quân = Các khoản phải thu x 360/DT

Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước.

Áp dụng vào doanh nghiệp X ta có:

Kỳ thu tiền bình quân:

Năm N - 1 = \(\frac{{18,5 \times 360}}{{184,41}} = 36\)

Năm N = \(\frac{{29,5 \times 360}}{{195,7}} = 54,3\)

Mức trung bình của ngành là 32.

Kỳ thu tiền bình quân năm nay cao hơn năm trước và quá cao so với mức trung bình của ngành. Đây là một vấn để đáng chú ý, bới lẽ, doanh thu hầu như tăng không đáng kể, tỷ số này cao gấp tới 1,7 lần mức trung bình của ngành, chứng tỏ vốn bị ứ đọng lớn trong khâu thanh toán, trong khi đó, thị trường tiêu thụ không hề tiến triển được.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = DT/TSCĐ

Tài sản cố định ở đây được xác định theo giá trị còn lại đển thời điểm lập báo cáo.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp X năm N (12,1) hầu như không tăng so với năm N - 1 (12) và cao hơn mức trung bình ngành (5,0). Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định có hiệu quả.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tống tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = DT/TS

Từ số liệu của doanh nghiệp X ta tính được hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Năm N - 1 = \(\frac{{184,7}}{{71}} = 2,6\)

Năm N = \(\frac{{195,7}}{{96,3}} = 2,03\)

Tỷ lệ trung bình của ngành là: 3

Hiệu suất sử dụng tống tài sản có năm nay thấp hơn năm trước và thấp hơn mức trung bình của ngành. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiẹp thấp. Doanh nghiệp cần có biện pháp cải thiện tình hình này.

2.5 Các tỷ số về khả năng sinh lãi

Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ sô vê khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất * kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = TNST/DT

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế Gợi nhuận sau thuế) cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu.

Áp dụng vào doanh nghiệp X ta có:

Năm N - 1 = \(\frac{{6,35}}{{184,7}} = 3,44\% \)

Năm N = \(\frac{{0,8}}{{195,7}} = 0,41\% \)

Tỷ lệ trung bình của ngành là 2,9%.

Mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm năm nay suy giảm với mức độ rất lớn so với năm trưóc (chỉ còn xấp xỉ 12% mức doanh lợi tiêu thụ của năm trước). Năm N doanh thu tiêu thụ tăng không đáng kể, trong khi đó chi phí mua hàng bán và chi phí khác tăng với tốc độ lớn, tình hình đó dẫn đển lợi nhuận sau thuế giảm sút và kết quả là chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm quá thấp. Để cải thiện tình hình này, doanh nghiệp cần quan tâm tới các biện pháp hạ thấp chi phí, tăng doanh thu trong thời gian tới.

Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Doanh lợi vốn chủ sở hữu): ROE

ROE = TNST/VCSH

Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bố vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.

Doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm nay giảm mạnh so với năm trước và giảm mạnh hơn so với mức trung bình của ngành. Điều này không làm thỏa mãn các chủ sở hữu. Nguyên nhân cơ bản là do doanh thu hầu như không tăng, trong khi đó, chi phí tăng nhanh, điều đó dẫn đển lợi nhuận sau thuê quá thấp, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, vì thế, giảm sút một cách nghiêm trọng.

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sảnh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản.

Doanh lợi tài sản của doanh nghiệp năm nay giảm sút quá nhanh so với năm trước và quá thấp so với mức trung bình của ngành. Nguyên nhân của tình hình này là do sự giảm sút nghiêm trọng của chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Doanh nghiệp cần có biện pháp cải thiện hai chỉ tiêu trên mới có hy vọng tăng mức ROA.

Nhận xét tổng quát:

Những tỷ số chủ yếu trên đây cho thấy một bức tranh chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp X. Hầu hết các tỷ số tài chính năm nay thấp hơn nhiều so với năm trước và so với trung bình của ngành thì chúng bị tụt hậu quá xa. Điều này phản ánh sự xuống dốc nhanh chóng của doanh nghiệp X. Khả năng sinh lãi của doanh nghiệp quá yếu kém cho thấy trong mọi chính sách về quản lý tài chính có nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết kịp thời, nếu không, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị phá sản. Doanh nghiệp cần điều chỉnh cơ cấu tài sản lưu động (dự trữ quá lớn và luân chuyển chậm) trên cơ sở xem xét lại vấn để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt phải xem xét lại các khoản chi phí và giá bán. Chính sách tín dụng cần được thay đổi theo hướng nâng cao khả năng thanh toán. Hệ số nợ lớn, cơ cấu nợ lại không phù hợp, cơ cấu tài chính không tối ưu, sử dụng vốn kém hiệu quả đã đưa doanh nghiệp vào tình trạng quá yếu kém như vậy. Muốn thoát khỏi tình trạng này, doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ hàng loạt biện pháp nhằm tăng dần các tỷ số tài chính sao cho ngang bằng với các tỷ số trung bình của ngành.

Ngoài các tỷ số trên đây, các nhà phân tích cũng đặc biệt chú ý tới việc tính toán và phân tích những tỷ số liên quan tới các chủ sở hữu và giá trị thị trường. Chẳng hạn:

Tỷ lệ hoàn vốn cổ phần = Thu nhập sau thuế/ Vốn cổ phần

Thu nhập cổ phần = Thu nhập sau thuế/ Số lượng cổ phiếu thường

Tỷ lệ trả cổ tức = Lãi cổ phiếu/ Thu nhập cổ phiếu

Tỷ lợi giá/ lợi nhuận = Giá cổ phiếu/ Thu nhập cổ phiếu

Tỷ lệ* Lãi cổ phiếu/ Giá cổ phiếu

Khi sử dụng phương pháp phản tích tài chính DUPONT nhằm đánh giá tác động tương hỗ giữa các tỳ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện việc tách ROE (Thu nhập sau thuế/Vốn chủ sở hữu) như sau:

Tách ROE

ROE = TNST/VCSH = TNST/TS x TS/VCSH = ROA x EM (số nhân vốn)

ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu - Mức tăng giá trị tài sản cho các chủ sơ hữu. Còn ROA (Thu nhập sau thu & Tài sản) phản ánh mức sinh lợi của toàn bộ danh mục tài sản của doanh nghiệp - Khả năng quán lý tài sản của các nhà quản lý doanh nghiệp. EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp. Nếu EM tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài.

Áp dụng vào doanh nghiệp X ta có:

ROE (N-1) = 8,94% x 71/38,3 = 16,57%

ROE (N)     = 0,83% x 96,3/38,9 = 2,05%

ROE năm N giảm sút nghiêm trọng, nguyên nhân cơ bản là do ROA giảm mạnh.

Tách ROA

ROA = TNST/TS = TNST/DT x DT/TS = PM x AU

PM: Doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp. Khi PM tăng, điều đó thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và quán lý chi phí có hiệu quả.

AU: Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Như vậy, qua hai lần phân tích, ROE có thể được biến đổi như sau:

ROE = PM x AU x EM

Đến đây, có thế nhận biết được các yếu tố cơ bản tác động tới ROE của một doanh nghiệp: Đó là khả náng tăng doanh thu, cống tác quản Ịý chi phí, quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính.

Áp dụng vào doanh nghiệp X ta có:

ROE (N-l) = 3,44% X 184,7/ 71 X 71/38,3 = 16,57% ROE(N) = 0 41% X 195,7/96,3 X 96,3/38,9 = 2,05%

Tách PM và AU

PM = TNST/DT

TNST = Doanh thu - Chi phí - Thuê thu thập doanh nghiệp Doanh thu = Doanh thu từ hoạt động kinh doanh; từ hoạt động đầu tư, tài chính; tư hoạt động bất thường.

Tài sản = Tài sản luu động + Tài sản cố định.

Các thành phần trên lại được phân tách chi tiết hơn tuỳ thểo mục tiêu cần đạt của nhà phân tích. Với trình tự tách đoạn như trên, có thể xác định các nguyên nhân làm tăng, giảm ROE của doanh nghiệp.

2.6 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ)

Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập Bảng cân đổi kế toán.

Một trong những cống cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng kế nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ). Nó giúp nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó.

Để lập được bảng này, trước hết phải liệt kế sự thay đối các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đển cuối kỳ. Mỗi sự thay đối được phân biệt ỏ hai cột: sử dụng vốn và nguồn vốn thểo nguyên tắc:

* Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảm thì điểu đó thể hiện việc sử dụng vốn.

- Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vổn tăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn.

Với ví dụ minh họa của doanh nghiệp X, ta có thể lập Bảng tài trợ (2.3).

Biểu 2.3. Bảng tài trợ

Đơn vị: 1000 đơn vị tiền tệ

 

31/12

N-1

31/12/N

Sử dụng vốn

Nguồn

vốn

Tài sản

 

 

 

 

Tiến và chứng khoán dễ bán

4

3,9

 

0.1

Các khoản phải thu

18,5

29,5

11

 

Dự trữ

33.1

46,7

13,6

 

Tài sản CĐ (theo giá còn lại)

15,4

16,2

0,8

 

Nguốn vốn

 

 

 

 

Vay ngân hàng

5,1

18,2

 

13,1

Các khoản phải trả

10,3

20

 

9,7

Các khoản phải nộp

5,1

7.3

 

2.2

Vay dài hạn

12,2

11,9

0,3

 

Cổ phiếu thường

23,3

23,3

 

 

Lợi nhuận không chia

15

15,6

 

0.6

Tổng cộng

71

96,3

25.7

25,7

 

Việc thiết lập Bảng tài trợ là cơ sơ để chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để đầu tư.

Doanh nghiệp X khai thác nguồn vốn bằng cách chủ yếu là vay ngắn hạn, tăng các khoản phải trả, phải nộp v.v... Trong tổng số nguồn vốn được cung ứng là 25,7 triệu đồng, vay ngấn hạn ngân hàng là 13,1 triệu - chiếm tới 51% các khoản phải trả, phải nộp là 11,9 triệu - chiếm 46,3%. Như vậy, 97,3% tổng số vốn của doanh nghiệp được hình thành bằng vay ngắn hạn và bằng cách chiếm dụng. Với tổng nguồn là 25,7 triệu đồng, doanh nghiệp đã sử dụng để tài trợ chủ yếu cho phần gia tăng dự trữ và các khoản phải thu (95,8%), tài trợ một phần nhỏ cho tài sản cố định và cân đổi phần giảm vay dài hạn.

Ngoài việc phân tích việc sử dụng vồn và nguồn vốn, người ta còn phân tích tình hình tài chính theo luồng tiền để xác định sự tăng (giảm) tiền và nguyên nhân tăng giảm tiền. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp quản lý ngần quỹ tốt hơn.

Đổi với doanh nghiệp X, tình hình tăng (giảm) tiền năm N được thế hiện như sau:

- Các khoản làm tăng tiền:

+ Lợi nhuận sau thuế: 0,8

+ Tăng tiền mặt do tăng khoản vay ngắn hạn ngân hàng: 13,1

+ Tăng các khoản phải trả: 9,7

+ Tăng các khoản phải nộp: 2,2

- Các khoản làm giám tiền:

+ Tăng các khoản phải thu: 11

+ Tăng dự trữ (tồn kho):                  13,6

+ Đầu tư tài sản cố định:                 0 8

+ Giảm vay dài hạn ngân hàng: 0,3

+ Trả lãi cổ phần: 0 2

- Tăng giảm tiền mặt cuối kỳ: - 0,1

Như vậy, so với đầu kỳ, tiền cuối kỳ giảm 0,1.

2.7 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian

Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường kết hợp chặt chẽ những đánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động để đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu như trạng thái tĩnh được thể hiện qua Bảng cân đối kế toán thì trạng thái động (sự dịch chuyên của các dòng tiền) được phản ánh qua bảng kế nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ), qua báo cáo kết quả kinh doanh. Thông qua các báo cáo tài chính này, các nhà phân tích có thể đánh giá sự thay đối về vốn lưu động ròng, về nhu cầu vốn lưu động, từ đó, có thể đánh giá những thay đổi về ngân quỹ của doanh nghiệp. Như vậy, giữa các báo cáo tài chính có mối liên quan rất chặt chẽ: Những thay đồi trên Bảng cân đổi kế toán được lập đầu kỳ và cuối kỳ cùng với khả năng tự tài trợ được tính từ báo cáo Kết quả kinh doanh được thể hiện trên Bảng tài trợ và liên quan mật thiết tới ngân quỹ của doanh nghiệp.

Khi phân tích trạng thái động, trong một số trường hợp nhất định, người ta còn chú trọng tới các chí tiêu quản lý trung gian nhằm đánh giá chi tiết hơn tình hình tài chính và dự báo nhửng điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

Những chỉ tiêu này là cơ sở để xác lập nhiêu hệ số (tỷ lệ) rất có ý nghĩa về hoạt động, cơ cấu vốh, v.v... của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, nhà phân tích có thể xác định mức tăng tuyệt đối và mức tăng tương đối của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để nhận biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà phân tích cũng cần so sảnh chúng với các chí tiêu cùng loại của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 3: Phương pháp và nội dung phân tích tài chính được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!

 

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM