Bài 3: Xác định luồng tiền của dự án đầu tư

Nội dung bài giảng Bài 3: Xác định luồng tiền của dự án đầu tư gồm có: Các luồng tiền của dư án; Các báo cáo tài chính dự toán và phương pháp xác định luồng tiền của dự án; Một số trường hợp đặc biệt. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 3: Xác định luồng tiền của dự án đầu tư

Trong phần trước chúng ta đã đề cập đến các chỉ tiêu ra các quyết định đầu tư. Trong phần này các chi tiết về luồng tiền sẽ được xem xét. Các số liệu sẽ được phân tích, mổ xẻ để có thể ra được các quyết định về đầu tư một cách phù hợp.

1. Các luồng tiền của dư án

Tác động của việc chấp nhận một dự án là thay đổi luồng tiền của doanh nghiệp hiện tại và tương lai. Để đánh giá một luận chứng kinh tế - kỹ thuật, ta phải xem xét những thay đối về luồng tiền của doanh nghiệp để xem xét liệu dự án có mang lại thêm giá trị cho doanh nghiệp hay không. Bước đầu tiên và quan trọng nhất là xem xét liệu luồng tiền tính toán có phù hợp hay không.

1.1 Luồng tiền phù hợp

Một luồng tiền phù hợp là một sự thay đối trong tổng luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp mà được coi là hậu quả trực tiếp của việc thực hiện dự án. Bởi vì luồng tiền phù hợp được định nghĩa là sự thay đối hay là chênh lệch với luồng tiền của doanh nghiệp, nên nó còn được gọi là luồng tiền chênh lệch tương ứng của dự án.

Khái niệm vể luồng tiền chênh lệch là trung tâm của phân tích về dự án, do vậy chúng ta cần định nghĩa lại khái niệm này. Luồng tiền chênh lệch trong đánh giá dự án là bất cứ sự thay đối nào trong luồng tiền của doanh nghiệp trong tương lai mà được coi là hậu quả trực tiếp của việc thực hiện dự án.

Từ khái niệm này, ta có thể thấy, các luồng tiền mà sự tồn tại của nó không liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện dự án thì không thể coi là luồng tiền chênh lệch.

Trong thực tế, việc tính toán, so sánh luồng tiền khi có và không có dự án là rất phức tạp. đặc biệt đối với những doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, rất may là việc tính toán đó không phải là bao giờ cũng cần thiết. Một khi chúng ta xác định tác động của một dự án đề nghị đối với luồng tiền của doanh nghiệp, chúng ta chỉ cần tập trung vào luồng tiền chênh lệch là kết quả của dự án. Nguyên lý này được gọi là nguyên lý tính độc lập.

Nguyên lý tính độc lập cho rằng một khi chúng ta đã xác định luồng tiền chênh lệch khi thực hiện dự án, chúng ta có thể nhìn nhận dự án đó như là một doanh nghiệp nhỏ với doanh thu, chi phí, tài sản và tất nhiên là các luồng tiền của nó. Khi đó chúng ta sẽ xem xét, so sảnh các luồng tiền của doanh nghiệp này với chi phí đầu tư của nó. Kết quả quan trọng của phương pháp này là đánh giá dự án đơn thuần với các giá trị độc lập với hoạt động khác hoặc dự án khác.

Trên đây chúng ta đã đề cập đến luồng tiền chênh lệch do dự án mang lại. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét một sô luồng tiền đặc thù.

Chi phí chìm (Sunk costs)

Chi phí chìm được định nghĩa là chi phí đã trả hay đã phát sinh phải trả. Loại chi phí này không chịu ảnh hưởng bởi quyết định hiện tại là chấp nhận hay không chấp nhận dự án. Nói cách khác, doanh nghiệp phải trả chi phí này mà không phụ thuộc vào việc có chấp nhận dự án hay không. Theo định nghĩa về luồng tiền chênh lệch, rõ ràng chi phí này không phù hợp cho việc ra quyết định. Do vậy, chúng ta sẽ không tính đến trong phân tích của mình.

1.2 Chi phí cơ hội

Khi đề cập đến chi phí, chúng ta thường nghĩ là các khoản tiền đã trả hay là các khoản thanh toán. Tuy nhiên, khái niệm về chi phí cd hội thì khác. Chi phí cơ hội được định nghĩa là cơ hội thu nhập bị bo qua do chấp nhận dự án này mà không chấp nhận dự án khác.

Ví dụ, doanh nghiệp có một dự án sản xuất giầy thể thao. Trong dự án đó, doanh nghiệp có thể sử dụng một nhà xưởng hiện doanh nghiệp đang bỏ không. Nhà xưỏng này được mua cách đây vài năm với giá là 50.000 đv. Việc đưa nhà xưỏng vào dự án rõ ràng là không trực tiếp làm tăng luồng tiền đầu tư của doanh nghiệp. Vậy có thể xem giá trị nhà xưỏng này không phải là luồng tiền phù hợp? Câu trả lời là không. Vì nhà xương vẫn có giá trị đối với doanh nghiệp. Hay chúng ta coi 50.000 đv giá mua cũ là luồng tiền phù hợp? Câu trả lời cũng là không, vì số tiền đã bỏ ra là chi phí chìm. Luồng tiền phù hợp là giá bán của nhà xưỏng hiện tại nếu doanh nghiệp đem bán (sau khi trừ đi các chi phí liên quan).

1.3 Tác động phụ

Lưu ý rằng luồng tiền chênh lệch của một dự án bao gồm tất cả các thay đối luồng tiền của doanh nghiệp được gầy ra bởi việc thực hiện dự án. Trong nhiều trường hợp, việc chấp nhận dự án có thể gây ra những tác động phụ, kể cả tốt và xấu đối với luồng tiền của doanh nghiệp.

Ví dụ, việc doanh nghiệp chấp nhận một dự án sản xuất sản phẩm mới có thể làm giảm luồng tiền từ doanh thu hiện tại do khách hàng chuyên sang mua mặt hàng mới có cùng công dụng. Trong trường hợp này, luồng tiền của dự án mối cần tính đển sự sụt giám của luồng tiền bán sản phàm hiện tại này.

1.4 Vốn lưu động ròng

Thông thường, một dự án yêu cầu phải đầu tư vào vốn lưu động ròng bên cạnh đầu tư vào tài sản cố định. Ví dụ như đầu tư vào tiền để đáp ứng nhu cầu chi trả, đầu tư vào tồn kho ban đầu cần thiết để bắt đầu sản xuất và đầu tư vào các khoản phải thu trong lúc bán hàng chưa thu được. Lượng đầu tư này được tài trợ bới các khoản nợ ngắn hạn, do vậy kết quả là doanh nghiệp chi phải đầu tư vào phần vốn lưu động ròng. Trong tính toán dự án, đầu tư vào vốn lưu động ròng được coi là đầu tư ban đầu, lượng đầu tư này sẽ được thu hồi khi dự án kết thúc.

1.5 Chi phí tài trợ

Trong phân tích luận chứng kinh tế - kỹ thuật, người ta không quan tâm đến chi phí tài trợ như lãi vay hay cổ tức trả trước. Bởi lẽ chúng ta quan tâm đến luồng tiền do tài sản của dự án tạo ra. Trong khi đó, các chi phí tài trợ như lãi vay lại thuộc luồng tiến trả cho chủ nợ, không phải luồng tiền từ tài sản (hay cho tài sản).

Hơn nữa, mục tiêu của phân tích dự án là so sảnh giá trị các luồng tiền dự án mang lại với chi phí đầu tư để tính ra giá trị hiện tại ròng. Môi quan hệ giữa nợ và vỏn của chù là vấn đề thuộc quán lý và nó quyết định sự phân chia luồng tiền giữa chủ sở hữu và chủ nợ.

2. Các báo cáo tài chính dự toán và phương pháp xác định luồng tiền của dự án

Trưóc tiên, để đánh giá một luận chửng kinh tế - kỹ thuật, nhà phân tích phải bất đầu với các báo cáo tài chính kế hoạch (hay dự toán). Từ đó, có thể tính toán luồng tiền của dự án để trên cơ sở đó, sử dụng các chi tiêu để đánh giá dự án.

2.1 Các báo cáo tài chính dự toán

Các báo cáo tài chính dự toán là phương tiện thuận lợi và dễ hiếu để tóm tắt các thòng tin phù hợp về dự án. Để có được các báo cáo này, cần có các thông tin như dự tính về sản lượng bán, giá bán đơn vị, chi phí biến đối đơn vị, tông chi phí cổ định, tổng đầu tư cần thiết (bao gồm cả đầu tư vào vốn lưu động ròng). Từ các thông tin này ta có thể lập được Báo cáo thu nhập dự toán và Báo cáo dự toán vốn đầu tư. Với hai báo cáo này, ta có thể tính được luồng tiên của dự án.

2.2 Luồng tiền của dự án

Như đã để cập ở phần trước, luồng tiền của dự án gồm 3 bộ phận: luồng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF), chi tiêu vốn và thay đối vốn lưu động ròng. Như vậy:

Luồng tiền của dự án  = 

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh dự án

 + 

Thay đổi vốn lưu động ròng của dự án

 + 

Chi tiêu của vốn dự án

Trong đó:

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh  =  Lợi nhuận sau thuế  +  Khấu hao

2.3 Các phương pháp tính toán luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

Có các phương pháp khác nhau trong việc xác định luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, song cùng mang lại một kết quả giống nhau.

Giả sử chúng ta có các số liệu sau đây:

Doanh thu =          1.500   đv

Chi phí =                  700   đv

Khấu hao =               600   đv

Với các số liệu này, tính toán lợi nhuận trước thuế và lãi vay:

EBIT = Doanh thu - Chi phí - Khấu hao = 1.500 - 700 - 600 = 200 đv

Giả sử doanh nghiệp không có chi phí lãi vay, thuế suất T là 34%, vậy thuế phải trả là:

Thuế = Lợi nhuận trước thuế (EBIT) x T = 200 x 0 34 = 68 đv

Tính toán luồng tiền hoạt động (OCF):

OCF = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao = (200 - 68) + 600 = 732 đv

Xem xét các phương pháp sau:

a. Phương pháp từ dưới lên

Vì dự án bỏ qua chi phí lải vay khi tính OCF. ta có thể tính lợi nhuận ròng của dự án như sau:

Lợi nhuận ròng của dự án = EBIT - Thuế = 200-68= 132 đv

Xuất phát từ số dưâi cùng - lợi nhuận ròng, cộng với khấu hao, ta được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh OCF:

OCF = Lợi nhuận ròng + Khấu hao = 132 + 600 = 732 đv

Phương pháp vừa tính được gọi là phương pháp từ dưỏi lên (Bottom-up approach).

b. Phương pháp từ trên xuống

Phương pháp từ trên xuống (Top-down approach) xuất phát từ doanh thu để tính toán luồng tiền từ hoạt động kinh doanh của dự án. Tính toán như sau:

OCF = Doanh thu - Chi phí - Thuế = 1.500 - 700 - 68 = 732 dv

c. Phương pháp tiết kiệm nhờ thuế

Công thức tính OCF theo phương pháp tiết kiệm nhờ thuê như sau:

OCF = (Doanh thu - Chi phí) x (1 - T) + Khấu hao x T = (1.500 - 700) x 0,66 + 600 x 0,34 = 528 + 204 = 732 đv

Công thức trên có 2 phần: Phần thứ nhất là luồng tiền từ hoat đông kinh doanh của dự án nếu như không có khấu hao. Trong ví dụ trên, phần này là 528 đv; Phần thứ hai là chi phí khấu hao nhân (x) với thuê suất. Phần này được gọi là tiêt kiếm nhờ thuế do khấu hao bởi lẽ chi phí khấu hao là chi phí không xuất quỹ, việc tính chi phí khấu hao có tác dụng làm giảm thuê phái nộp và do vậy làm tăng luồng tiển từ hoạt động kinh doanh của dự án.

3. Một số trường hợp đặc biệt

Sau đây là một sô trường hợp áp dụng phương pháp phân tích luồng tiền chiết khấu để ra các quyết định:

3.1 Đánh giá đề án giảm chi phí

Trong thực tế, chúng ta thường gặp phải các tình huống phải ra quyết định thay thế hoặc nâng cấp thiết bị để giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Vấn đề ở đây là liệu chi phí giảm được có đủ lớn để trang trải chi tiêu vốn đầu tư hay không. Để làm rõ vấn đề này, có thể nghiên cứu ví dụ sau:

Một doanh nghiệp đang xem xét tự động hoá một số bộ phận để giảm chi phí sản xuất. Thiết bị cần đầu tư có giá đv. Thiết bị này sẽ giúp giảm chi phí sản xuất (trưốc thuề) hàng năm là 22.000đv do tiết kiệm được nguyên vật liệu và lao động. Thiết bị có thể sử dụng được 5 năm, doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính hết giá trị tài sản trong 5 năm (mặc dù dự tính thiết bị sẽ bán được đv vào cuối năm thứ 5). Thuế suất doanh nghiệp là 34%, tỷ lệ thu nhập yêu cầu là 10%.

Việc đầu tiên là chúng ta cần xác định các luồng tiền phù hợp:

Thứ nhất: Luồng tiền chi tiêu vốn đầu tư được xác định là 80.000 đv. Giá trị thu hồi sau thuế là 20.000 x (1 - 0,34) = 13.200 đv do đã khấu hao hết giá thiết bị.

Thứ hai: Không có nhu cầu tăng vốn lưu động ròng liên quan.

Thứ ba: Tính toán luồng tiền từ hoạt động kinh doanh OCF.

Chi phi tiết kiệm trước thuế hàng năm 22.000 đv

Khâu hao hàng năm là 80.000 /5 = 16.000 đv

Như vậy, EBIT hàng năm sẽ tàng 22.000 - 16.000 = 6 đv. Đồng thời, thuế cũng tăng do EBIT tăng là 6.000 x 0,34 = 2.040 đv hàng năm.

Theo những thông tin vừa rồi, ta có thể tính được OCF hàng năm:

OCF = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao = (6.000 - 2.040) + 16.000 = 19.960 đv

Như vậy luồng tiền hàng năm từ hoạt động kinh doanh của dự án là 19.960 đv.

Ta cũng có thể tính được luồng tiền vừa rồi bằng cách sau: Chi phí tiết kiệm trưốc thuê là 22.000 đv, vì nó làm tăng lợi nhuận nên ta phải nộp thuê cho phần tăng này. Như vậy, chi phí tiết kiệm được sau thuế là 22.000 X (1.34%) = 14.520 đv. Chi phí khấu hao là 16.000 đv, song không phải là chi phí bằng tiền nên làm giảm thuê 16.000 X 34% = 5.440 đv.

Như vậy tổng luồng tiền hoạt động bằng 14.520 đv + 5.440 đv = 19.960 đv.

Ta có thể kết thúc bằng việc phân tích các luồng tiên vừa tính được.

Bảng 4.2. Các luồng tiến của dự án

Năm

0

1

2

3

4

5

LT từ hoạt động OCF

 

19.960

19.960

19 960

19 960

19.960

Chi tiêu vốn

-80.000

 

 

 

 

13.200

Tổng luồng tiền

-80.000

19.960

19.960

19.960

19.960

33.160

 
 
Với tỷ lệ chiết khấu là 10%, NPV = 3.860 đv. Như vậy doanh nghiệp nên đầu tư vào thiết bị.

3.2 Đặt giá thầu

Phân lích luồng tiền chiết khấu có thể sử dụng trong trường hợp đặt giá thầu thấp nhất để có thể thắng thầu mà doanh nghiệp không bị lỗ.

Ví dụ: Doanh nghiệp đang có một đdn hàng chào thầu 20 xe tải, mỗi năm 5 xe trong vòng 4 năm. Đơn hàng yêu cầu doanh nghiệp phải mua xe tải mởi và thay đối một số thiết kế' theo yêu cầu của khách hàng. Giá mua một xe là 10.000 đv, doanh nghiệp phái thuê mặt bằng nhà xưỏng 24.000 đv/năm. Chi phí nguyên vật liệu và lao động để làm một xe dự tính là 4 đv. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất giá 60.000 đv. Thiết bị này được khấu hao đều hết trong vòng 4 năm. Tuy nhiên, giá trị thu hồi của thiết bị dự tính là 5.000 đv vào cuối năm thứ 4. Thuế suất doanh nghiệp là 39% và doanh nghiệp yêu cầu tỷ lệ thu nhập 20% trên khoản đầu tư. Đầu tư ban đầu vào vốn lưu động ròng là 40.000 đv.

Như vậy ta có:

Tổng chi phí hàng năm là:

24.000 đv + 5 x (10.000 đv + 4.000 đv) = 94.000 đv

Chi tiêu vốn là: 60.000 đv

Giá trị thu hồi sau thuế là: 5.000 đv x (1 - 39%) = 3.050 đv.

Đầu tư vào vốn lưu động ròng: 40.000 đv.

Sắp xếp các yêu tố trên vào bảng ta có được bảng sau đây:

Bảng 4.3 Các chỉ tiêu của dự án

Năm

0

1

2

3

4

LT từ hoạt động OCF

 

+OCF

+OCF

+OCF

+OCF

Thay dổi VLĐR

-40.000 dv

 

 

 

40.000 dv

Chi tiêu vòn

-60.000 dv

 

 

 

3.050 dv

Tỏng luồng tiền

-100.000 dv

+OCF

+OCF

+OCF

+ CF+43.050

 

Lưu ý là, mức giá thấp nhất doanh nghiệp có thể chấp nhận là giá làm cho NPV = 0. Tại mức giá đó, dự án mang lại thu nhập chính xác bằng 20% như yêu cầu. Giải phương trình NPV = 0 tại tỷ lệ chiết khấu 20% ta được: OCF = 30.609 đv.

Ta đã biết, theo phương pháp từ dưới lên, OCF = TNR + Khấu hao; khấu hao = 15.000 đv, do vậy TNR = 15.609 đv.

Từ TNR ta tính ra doanh thu, vì:

Doanh thu - Chi phí - Khấu hao - Thuế (39%) = TNR

Doanh thu = 134.589 đv

Giá bán một xe là 134.589/5 = 26.918 đv.

3.3 Lựa chọn thiết bị có thời gian sử dụng khác nhau

Trong đánh giá lựa chọn để mua sắm thiết bị, mục tiêu lựa chọn thiết bị có chi phí thấp nhất. Đối với các thiết bị có thời gian sử dụng khác nhau, có thể dùng phương pháp chi phí quy đối hàng nàm để so sánh.

Ví dụ: để thực hiện một chức năng trong dây chuyển sản 103 xuất, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phụ tùng sau:

Phụ tùng A có giá mua là 100 đv, chi phí vận hành hết 10 đv/năm và có thể dùng được 2 nảm.

Phụ tùng B có giá mua là 140 đv, chi phí vận hành là 8 đv/năm và phải thay thế sau 3 năm sử dụng

Bõ qua thuế, tỷ lệ thu nhập yêu cầu là 10%, doanh nghiệp nên chọn phụ tùng nào?

Trước hết ta tính giá trị hiện tại của chi phí cả 2 phụ tùng:

PVA = -100 - 10/1,1 - 10/1,12 = -117,36 đv

PVB= -140 - 8/1,1 - 8/1,12 -  8/1,13 = -159,89 đv

Nếu tính tổng chi phí theo giá hiện tại thì phụ tùng B có cho phí cao hơn, tuy nhiên không thể căn cứ vào chì tiêu này để ra quyết định vì, phụ tùng B được dùng cho 3 năm trong khi phụ tùng A chỉ dùng được 2 năm. Cách duy nhất để có thể so sánh được là quy về chi phí bình quân quy đối hàng năm (EAC). Thực chất là quy vế tài sản tương đương có cùng giá trị hiện tại nhưng có luồng niên kim đều các năm.

Các tính toán cho kết quả sau:

EACa = - 67,62 đv

EACb = - 64,29 đv

Như vậy, doanh nghiệp nên chọn mua phụ tùng B.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 3: Xác định luồng tiền của dự án đầu tư được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!

Ngày:13/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM