Bài 1: Tổng quan về kế hoạch hóa tài chính

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 1: Tổng quan về kế hoạch hóa tài chính cung cấp các nội dung chính như: Phạm vi kế hoạch hóa tài chính; Kế hoạch hóa tài chính và các dự báo tài chính. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 1: Tổng quan về kế hoạch hóa tài chính

Một yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp trên thị trường là chiến lược phát triển. Chiến lược phát triển đúng sẽ bảo đảm khả năng cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp và bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Chiến lược của doanh nghiệp phản ánh tầm nhìn của các nhà quản lý đối với hoạt động của doanh nghiệp trong một môi trường không thường xuyên ổn định. Chiến lược của doanh nghiệp được thể hiện bằng các kế hoạch có kỳ hạn khác nhau và các mảng hoạt động khác nhau. Có thế nói kế hoạch hóa tài chính là trọng tâm của kế hoạch hóa hoạt động doanh nghiệp. Cùng với các kế hoạch tài chính, các kế hoạch khác sẽ được lập để đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu mong muốn.

Thông qua kế hoạch hóa tài chính, các chỉ tiêu hưống dẫn của doanh nghiệp sẽ được thiết lập.

Kế hoạch hóa tài chính bao gồm:

1) Xác định các chỉ tiêu tài chính cua doanh nghiệp;

2) Phân tích sự khác biệt giữa những mục tiêu xác định với tình trạng hiện tại của doanh nghiệp;

3) Báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu tài chính đã để ra.

Kế hoạch hóa tài chính là một quá trình bao gồm:

- Phân tích các lựa chọn về tài trợ và đầu tư của doanh nghiệp.

- Dự tính các hiệu ứng trong tương lai của các quyết định hiện tại.

- Quyết định thực hiện các phương án (các quyết định này đươc thể hiện trong kế hoạch tài chính cuối cùng).

- So sánh kết quả hoạt động với các mục tiêu ban đẩu.

Kế hoạch hóa tài chính được thiết lập theo thời gian và mức độ tập trung. Thời gian được thế hiện ở thời hạn kế hoạch hóa. Mức độ tập trung biểu hiện kế hoạch do cấp nào xây dựng.

1. Phạm vi kế hoạch hóa tài chính

Các nhà lập kế hoạch tài chính xem xét tất cả các hoạt động của doanh nghiệp chứ không xem xét từng hoạt động cụ thể.

Các kế hoạch phải phản ánh được các thay đối có thể xảy ra của môi trường và các hoạt động của doanh nghiệp được nhìn nhận dưới các điều kiện khác nhau. Một kế hoạch tài chính là một dự toán về những hoạt động sẽ được hoàn thành trong tương lai nên nó phải phản ánh được các yếu tố có tính tương lai.

Ví dụ, ngay từ đầu quá trình kế hoạch hóa tài chính, người ta có thể yêu cầu các bộ phận của doanh nghiệp nộp lên 3 phương án kế hoạch kinh doanh trong vòng 5 năm tới, 3 phương án này bao gồm:

Thứ nhất - Một kế hoạch tăng trưởng mạnh: Yêu cầu vốn đầu tư lốn và sản xuất sản phấm mới, làm tăng thị phần hiện tại hoặc thâm nhập thị trường mới.

Thứ hai - Một kế hoạch tăng trưởng binh thường trong đó, tăng trương các thị trường hiện tại không đòi hỏi chi tiêu lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba - Một kế hoạch cắt giảm: Kế hoạch này được thiết kế nhằm tối thiêu hóa vốn đầu tư yêu cầu.

Và cuối cùng, người lập kế hoạch có thể bổ sung một phương án

Thứ tư: Phương án bán hoặc giải thế doanh nghiệp.

Mỗi một phương án trên có kèm theo báo cáo về các luồng tiền dự tính. Do vậy các phương án có thể được phân tích như là 4 dự án. Các nhà lập kế hoạch tài chính thường tránh lập kế hoạch trên cơ sở từng dự án riêng lẻ. Tuy nhiên, cũng có những dự án đủ lởn để có thể được xem xét như là một dự án riêng lẻ.

2. Kế hoạch hóa tài chính và các dự báo tài chính

Các dự báo được tập trung hầu hết vào các kết quả tương lai. Các nhà lập kế hoạch tài chính không chỉ quan tâm đến các dự báo mà còn quan tầm đến các sự kiện khác. Nếu như tính trước được những điều gì không thuận lợi có thể xảy ra thì có thể phản ứng một cách nhanh nhạy hơn khi điều đó xảy ra.

Kế hoạch hóa tài chính cũng không nhằm tới thiểu hóa rủi ro. Trên thực tế, nó là một quá trình quyết định loại rủi ro nào phải chấp nhận và loại rủi ro nào không cần thiết phải chấp nhận.

Với mỗi thay đối dự tính của thị trường hay một quyết định đưa ra khác nhau thì hiệu ứng xảy ra sau đó sẽ khác nhau. Mối quan hệ nhân quả này đều được các doanh nghiệp xem xét một cách cụ thế. Ví dụ, người ta có thể xem xét hậu quả đối với một phương án tăng trưởng nhanh nếu như suy thoái kinh tế sẽ diễn ra. Một số doanh nghiệp khác có thể xem xét các hiệu ứng của mỗi kế hoạch tài chính theo tình huống có thể xảy ra: tốt và xấu.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Tổng quan về kế hoạch hóa tài chính do eLib tổng hợp, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập.

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM