Bộ câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời phỏng vấn hay nhất
Bước qua vòng lọc CV xin việc một cách xuất sắc, bạn tiếp tục đến với một vòng vô cùng quan trọng, đó chính là vòng phỏng vấn. Có thể nói vòng phỏng vấn sẽ quyết định chính liệu bạn có được chọn vào làm việc hay không. Câu hỏi đặt ra làm sao để bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng một cách hay nhất? Đừng lo lắng, với tài liệu về những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và gợi ý cách trả lời phỏng vấn xin việc của chúng tôi sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức vững chắc nhất, chinh phục bất kỳ nhà tuyển dụng khó tính nào. Cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Nhóm câu hỏi giới thiệu bản thân
2. Nhóm câu hỏi đánh giá khả năng phản ứng
3. Nhóm các câu hỏi về sự phù hợp với công ty
4. Nhóm các câu hỏi phỏng vấn việc làm cũ
5. Nhóm các câu hỏi về sự thông minh
6. Nhóm câu hỏi đánh giá sự chăm chỉ
8. Phỏng vấn về khả năng xử lý tình huống
9. Nhóm các câu hỏi phỏng vấn về tính cách
1. Nhóm các câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân
1.1 Giới thiệu về bản thân bạn?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Có thể nói rằng câu hỏi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn này là một cơ hội để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bên cạnh việc trả lời những thông tin cơ bản như họ tên, quê quán, tuổi tác,... thì bạn cần làm nổi bật cá tính, sở trường, điểm qua những thành tựu mà bạn đạt được trong công việc, trường lớp, vì khi bạn giới thiệu những điều này thì nhà tuyển dụng sẽ phần nào có những cảm nhận ban đầu về bản thân bạn, về sự phù hợp của bạn với công ty cũng như với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Đặc biệt, để trả lời phỏng vấn xin việc một cách xuất sắc nhất, ở đây chúng tôi đã đưa ra những điều bạn cần trình bày khi được hỏi câu hỏi này, theo trình tự cụ thể như sau:
- Họ và tên
- Nói vắn tắt về quá trình học tập và làm việc.
- Chuyên môn
- Nói sơ qua về sở trường và sở thích
1.2 Sở thích của bạn là gì?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi hỏi câu hỏi phỏng vấn này, có thể vì một lý do nào đó mà nhà tuyển dụng muốn biết rõ hơn về sở thích của bạn, hoặc họ có thể hỏi một câu khác như :”Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh?”,... Tưởng chừng như chỉ là một câu hỏi xã giao để tìm hiểu về thói quen, hoạt động yêu thích của ứng viên nhưng những câu hỏi phỏng vấn như này lại ẩn chứa rất nhiều mục đích của nhà tuyển dụng. Mục đích thông thường là để biết xem cái sở thích, thói quen của bạn có phần nào đó gắn liền với công việc mà bạn đang ứng tuyển hay không, bạn có thực sự đam mê với công việc này không, câu trả lời phỏng vấn của bạn sẽ thể hiện tất cả.
Ví dụ như, nếu bạn đi ứng tuyển vị trí hướng dẫn viên du lịch mà sở thích của bạn là đi du lịch khắp nơi, trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau thì chắc hẳn bạn đã hiểu được về lợi ích mà câu trả lời phỏng vấn này mang lại.
1.3 Thành tích bạn đã đạt được trong công việc?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi được hỏi một câu hỏi phỏng vấn xin việc về thành tích, để trả lời câu hỏi thì việc bạn cần làm thứ nhất là liệt kê những thành tựu trong cả quãng thời gian đi học: bạn đạt được những giải thưởng gì, bạn tham gia cuộc thi gì,... lý do là để bạn dẫn dắt nhà tuyển dụng vào những thành tích của mình theo một chuỗi những hoạt động từ ngày bạn đi học, thể hiện bạn là một ứng viên xuất sắc, tham gia hoạt động nhiệt tình, kỹ năng mềm rất tốt. Khi nói về các thành tích trong công việc, bạn nên nêu rõ được trong câu trả lời phỏng vấn của mình là bạn đã đem lại những lợi ích gì cho công ty, giúp ích cho công ty như thế nào, càng cụ thể càng tốt.
Hãy thể hiện sự tâm huyết với công việc, kể cả với công việc ở công ty cũ, bạn nên nêu cảm xúc khi bạn đạt được những thành tựu và những bài học tích cực bạn rút ra được từ những lần đó.
1.4 Kể về một câu chuyện ấn tượng của chính bạn khiến bạn tự hào?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Có thể nói rằng đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn xin việc được các nhà tuyển dụng hỏi khá thường xuyên. Khi gặp câu hỏi này, bạn hãy thật thoải mái và nhớ lại một câu chuyện thật hay, khiến bạn tự hào, để lại trong bạn những ấn tượng sâu sắc nhất. Vậy bạn nên kể câu chuyện nào, như thế nào được coi là một câu chuyện hay và có ích? Chúng tôi khuyên bạn trong câu trả lời phỏng vấn của mình bạn nên kể về 1 dự án nào đó các bạn từng tham gia, bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình như thế nào, vai trò của bạn là gì, bạn mang lại những lợi ích gì cho công ty. Đồng thời bạn cần nêu rõ cảm xúc của mình, bạn tự hào như thế nào về nó và hãy nói rằng đó là một trải nghiệm vô cùng quý giá với bản thân bạn.
1.5 Ba từ để nói về bản thân bạn?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khá là khó cho bạn khi nhận được một câu hỏi phỏng vấn như thế này, nhưng không thể phủ nhận rằng câu hỏi này được các nhà tuyển dụng hỏi rất rất nhiều trong các buổi phỏng vấn, thậm chí là các buổi phỏng vấn câu lạc bộ.
Việc bạn cần làm ngay sau khi được hỏi câu hỏi này là tư duy nhanh về bản thân mình, yếu tố nào khiến bản thân mình trở lên nổi bật và mọi người khi nghĩ về mình sẽ nhớ đến điều tốt đẹp nào đầu tiên. Bạn hãy nhớ là luôn luôn trung thực trong câu trả lời của mình vì khi nghe các câu trả lời phỏng vấn tiếp theo của bạn nhà tuyển dụng có thể nhận ra bạn đang nói thật hay nói dối về bản thân.
1.6 Kinh nghiệm của bạn trong công việc này là gì?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Đây là một trong số những câu hỏi phỏng vấn được hỏi rất nhiều và khá quan trọng trong buổi phỏng vấn xin việc. Khi nhận được câu hỏi như này, bạn nên trung thực nói ra những kinh nghiệm của bản thân, bạn hãy thoải mái như mình đang kể chuyện, trung thực và đừng cố bịa hoặc nói những gì mà mình không biết. Bởi lẽ khi trả lời phỏng vấn nếu bạn liệt kê ra những kinh nghiệm mà bạn không biết thì rất có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi sâu hơn, khi đó bạn không trả lời được thì sẽ tạo cảm giác xấu, ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng.
Nếu bạn có ít kinh nghiệm về công việc này, thì hãy nói bạn là một người ham học hỏi, muốn theo đuổi công việc này và sẽ dành nhiều thời gian, công sức để trau dồi, học tập. Hãy nói bạn sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
Một điểm nữa bạn cần lưu ý là những kinh nghiệm mà bạn nói phải khớp, không được đối ngược với những gì bạn viết trong CV của mình, đừng phóng đại quá, bởi nhà tuyển dụng đang nắm trong tay CV và sẽ có những đánh giá không tốt về bạn.
1.7 Bạn làm cách nào để giải tỏa áp lực?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Mỗi chúng ta ai ai cũng có những áp lực riêng từ nhiều phía như gia đình, bạn bè, mối quan hệ xã hội, nơi làm việc,... nhưng điều quan trọng là bạn đã làm gì để vượt qua những áp lực đó. Sau mỗi lần vấp ngã, áp lực tưởng chừng như không thể vượt qua thì bạn đã rút ra được những kinh nghiệm gì cho bản thân. Và hãy cho nhà tuyển dụng biết con người bạn ở hiện tại kiên cường, mạnh mẽ như thế nào. Cách tốt nhất cho bạn để trả lời phỏng vấn là hãy kể về một lần cụ thể bạn gặp stress nặng và cách bạn xử lý tốt tình huống, để nhà tuyển dụng thấy bạn có thể chịu áp lực tốt, không bỏ dở công việc ảnh hưởng đến dự án.
1.8 Mô tả một chút về cách làm việc của bạn?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi hỏi câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn biết về cách tổ chức, bố trí công việc của bạn như thế nào, quản lý công việc hoặc nhân sự ra sao,... Việc bạn cần làm là để nhà tuyển dụng thấy bạn là một con người khoa học, con người của sự kỷ luật và những phép tắc, luôn có tinh thần trách nhiệm, hết mình. Qua câu hỏi này nhà tuyển dụng có thể biết bạn có phù hợp với công việc hoặc văn hóa của công ty hay không. Một lời khuyên chúng tôi dành cho bạn là bạn hãy chuẩn bị câu trả lời phỏng vấn xin việc cho câu hỏi này ở nhà trước, khi bạn trả lời sẽ lưu loát hơn, thuyết phục hơn.
Ví dụ bạn có thể trả lời phỏng vấn như: "Tôi luôn làm mọi việc với một tinh thần trách nhiệm cao nhất, luôn tuân theo những quy định, không bao giờ từ bỏ, bỏ dở công việc mình đang làm ngay cả khi bế tắc không thể tìm ra phương hướng giải quyết”.
2. Nhóm các câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng
2.1 Bạn mong muốn gì ở công ty chúng tôi?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi bắt gặp câu hỏi này, nhiều ứng viên trả lời phỏng vấn đại khái như em không có mong muốn gì cả hoặc hiện tại em chưa có mong muốn gì,... Bạn hoàn toàn cần tránh những câu trả lời kiểu như vậy. Nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này để xem liệu họ có đáp ứng được những mong muốn của bạn hay không, bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không. Bạn có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn này là bạn mong muốn được áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm của mình vào để hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Bạn cần chuẩn bị tốt câu trả lời này ở nhà.
2.2 Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Có thể nói đây là một câu hỏi phỏng vấn xin việc khá là khó vì nếu bạn đưa ra một mức lương quá cao thì nhà tuyển dụng có thể thấy không thể đáp ứng được. Mà nếu bạn đưa ra một mức lương quá thấp thì vấn đề đầu tiên là bạn bị thiệt, mức lương không cân xứng với công sức bỏ ra, mà còn nghiêm trọng hơn là nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng có thể trình độ của bạn không cao, bạn chưa có kinh nghiệm, chưa thể giúp ích được nhiều cho công ty nên mới khiêm tốn đưa ra một mức lương như vậy. Để hài hòa đôi bên, bạn hãy khéo léo đưa ra một mức lương phù hợp nhất, vừa có lợi cho bạn mà nhà tuyển dụng lại dễ chấp nhận.
Đồng thời, bạn cũng cần hỏi thêm thông tin về một số quyền lợi liên quan như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản,... để biết rõ hơn về những gì mình sẽ được hưởng.
2.3 Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi câu hỏi phỏng vấn xin việc này là để chắc chắn bạn thực sự quan tâm đến công ty, quan tâm đến vị trí công việc chứ không phải là bạn nộp hồ sơ vài công ty để rồi trúng công ty nào thì đi làm công ty đó. Với câu hỏi kiểu này, bạn cần:
- Đọc và tìm hiểu kỹ về công ty cũng như vị trí mà bạn đang ứng tuyển
- Nêu ra những lý do bạn muốn làm việc tại công ty, ví dụ như địa chỉ công ty gần với nhà bạn, thuận tiện đi lại, môi trường làm việc năng động tạo điều kiện cho bạn phát triển,...
2.4 Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Để trả lời tốt các câu hỏi phỏng vấn xin việc kiểu như này, không gì hơn ngoài việc bạn nêu rõ một ví dụ cụ thể để chứng minh bạn là người giỏi chịu áp lực. Bạn có thể nói rằng ở công việc cũ bạn phải làm những công việc khó khăn như thế nào và bạn vẫn cố gắng tìm cách vượt qua, ví dụ như luôn phải cố gắng hoàn thành công việc đúng deadline,...
Ví dụ câu trả lời phỏng vấn như: "Tôi nhận thấy áp lực chính là một chất xúc tác khiến tôi hoàn thành công việc với một tinh thần cao hơn, khi đến thời hạn gấp rút, tôi luôn cố gắng tập trung hết sức vào công việc và hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao”.
2.5 Nếu chúng tôi không chọn bạn thì bạn có gì để nói không?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Một điều khá hài hước ở đây, đặc biệt là với những bạn mới đi phỏng vấn lần đầu gặp được câu hỏi này, các bạn tưởng mình không được chọn thật và buồn rầu nói như thật. Thực ra câu hỏi này chỉ là để thử phản ứng của ứng viên xem thái độ của ứng viên ra sao, ứng biến có nhanh không, có hiểu vấn đề không.
Để trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc này, bạn hãy tự tin vào bản thân, nghĩ rằng đây chỉ là một trong số những câu hỏi phỏng vấn thông thường, giống với những câu hỏi trước đó. Hãy nói rằng cho dù không được chọn vào làm việc thì bạn vẫn luôn vui vì bạn không được chọn không có nghĩa là bạn không giỏi, mà có thể là do bạn không phù hợp, và nói rằng buổi phỏng vấn cho bạn một trải nghiệm thú vị, đáng nhớ.
2.6 Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi đặt câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có sẵn sàng đi công tác hay không, bạn có gặp vấn đề gì về gia đình khi phải đi công tác không,... Bạn hãy thành thật trả lời, vì đây chỉ là một câu hỏi để nhà tuyển dụng biết thêm thông tin về bạn mà thôi. Đừng lo lắng, vì nếu bạn không thể đi công tác mà đến lúc bạn được giao đi công tác, bạn không đi được thì thật là khó cho bạn.
2.7 Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Những bạn mới đi phỏng vấn lần đầu thì thường trả lời là không có câu hỏi gì, nhưng theo kinh nghiệm phỏng vấn thì ứng viên nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, dù là chỉ một câu, để thể hiện sự quan tâm đến công việc, công ty và bày tỏ thắc mắc. Nếu chưa biết về lương thì bạn có thể hỏi về lương, chế độ bảo hiểm,... đừng ngại gì mà hãy hỏi hết những thắc mắc bạn nhé, nhà tuyển dụng luôn sẵn sàng để trả lời các câu hỏi của bạn.
3. Nhóm các câu hỏi phỏng vấn về sự phù hợp với công ty
3.1 Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi gặp câu hỏi phỏng vấn này, bạn không nên trả lời đơn giản như:” Tôi muốn làm việc tại vị trí này của công ty, vì tôi rất yêu thích”. Trả lời phỏng vấn xin việc như này sẽ rất dễ để bạn bị loại, vì một người thực sự quan tâm đến công việc sẽ không trả lời sơ sài như vậy, thay vào đó bạn nên nói rõ về những lợi ích mà bạn nghĩ vị trí công việc này sẽ mang lại cho bạn, bạn có thể phát triển bản thân, trải nghiệm và trau dồi kiến thức chuyên môn,... và đừng quên tìm hiểu thật kỹ về vị trí công việc, nêu rõ bạn muốn giúp ích cho công ty như thế nào, bạn đã có những kinh nghiệm gì khiến bạn trở lên phù hợp với vị trí,... đừng quên một lần nữa nhấn mạnh bạn luôn có tinh thần cầu tiến, trách nhiệm và cố gắng hết sức vì mục tiêu chung của công ty.
3.2 Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp có lẽ là câu hỏi quan trọng nhất để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc cũng như công ty bạn đang ứng tuyển. Bạn cũng biết rõ không có nhà tuyển dụng nào lại nhận một ứng viên có mục tiêu trong tương lai trở thành một nhà phiên dịch vào làm tại vị trí lập trình viên cả đúng không? Khi được hỏi câu hỏi phỏng vấn xin việc làm này, bạn cần nêu rõ mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn của bản thân, để trả lời tốt thì bạn nên tìm hiểu trước về mục tiêu, sứ mệnh của công ty và đưa ra mục tiêu của bản thân cho phù hợp. Không nên đưa ra mục tiêu nghề nghiệp của bản thân quá xa rời với mục tiêu chung của công ty bạn nhé.
3.3 Điểm mạnh điểm yếu của bản thân là gì?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Đây là một trong số các câu hỏi phỏng vấn xin việc được hỏi rất nhiều trong các buổi phỏng vấn, câu hỏi này nhằm đánh giá sự khôn khéo trong câu trả lời của bạn, đồng thời cũng qua đây nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về bản thân bạn. Khi gặp câu hỏi này, trước tiên bạn nên trả lời điểm yếu của bản thân, bạn nói sơ qua và không nên đi chi tiết vào những điểm yếu. Đặc biệt bạn không nên nói những điểm yếu liên quan đến kỹ năng mà công việc của bạn đòi hỏi. Điểm yếu của bạn đưa ra phụ thuộc vào vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển, ví dụ bạn ứng tuyển vị trí kế toán thì bạn không nên nói mình là một người cẩu thả, không cẩn thận lắm; hoặc nếu bạn ứng tuyển vị trí marketing thì bạn không nên nói là bạn ít tính sáng tạo, kém năng động,... nói đến đây chắc hẳn bạn cũng đã hiểu ra điều tôi muốn truyền tải. Sau khi nói sơ qua về vài điểm yếu của bản thân, bạn nên tiếp tục bằng cách hứa rằng bản thân sẽ cố gắng hoàn thiện những điểm yếu đó, sẽ cố gắng khắc phục và không để những điểm yếu ảnh hưởng đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Sau khi bạn trả lời về điểm yếu, bạn trả lời về điểm mạnh của bản thân. Lý do là vì câu trả lời sau cùng bao giờ cũng lưu lại ấn tượng lâu với nhà tuyển dụng, bạn chỉ nói sơ qua về vài điểm yếu có thể chấp nhận được, và đi sâu vào những điểm mạnh. Bản thân bạn sẽ tự biết mình giỏi nhất về cái gì, thế mạnh của mình là gì và đưa ra những ví dụ chứng minh cho những gì bạn nói.
3.4 Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Với các câu hỏi phỏng vấn xin việc dạng như thế này, bạn không nên trả lời cụ thể thời gian là bạn làm trong bao lâu, vì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không gắn bó với công ty lâu dài. Thay vào đó bạn có thể nói là bạn sẽ làm việc với công ty miễn là công ty cảm thấy hài lòng về những thành quả mà bạn mang lại. Như vậy bạn có thể thấy ở câu hỏi này không phải cứ thật thà là tốt, vì nếu bạn thật thà nói ra rằng bạn chỉ làm ở công ty một thời gian ngắn để lấy kinh nghiệm thêm thôi thì chắc chắn 100% bạn sẽ bị loại.
3.5 Bạn có ngại khi phải làm việc tăng ca không?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Qua câu hỏi này nhà tuyển dụng có thể đánh giá về tinh thần trách nhiệm của bạn, xem liệu bạn có hết mình vì công việc không hay chỉ là đến để làm đủ thời gian rồi về, mặc kệ hiệu suất, tình trạng hoàn thành công việc như thế nào. Đừng ngần ngại nói rằng bạn có thể làm tăng ca và mang công việc về nhà làm, nhất là khi có việc gấp cần xử lý cho kịp tiến độ.
Ví dụ bạn có thể trả lời phỏng vấn như: “Tôi sẵn sàng làm tăng ca vì nếu tăng ca thì hiệu suất công việc sẽ cao hơn, không bị gián đoạn, các hoạt động của công việc không bị ảnh hưởng, tôi sẽ tăng ca nếu như nó giúp tôi và công ty hoàn thành mục tiêu nhanh hơn”.
3.6 Bạn muốn làm việc độc lập hay theo nhóm?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi gặp câu hỏi phỏng vấn xin việc này, bạn không nên nói là tôi chỉ thích làm việc độc lập, hoặc theo nhóm. Một ứng viên đa năng sẽ có thể tham gia làm việc theo nhóm và làm việc độc lập xuất sắc, không phải chỉ giỏi một khía cạnh. Bởi làm việc độc lập hay theo nhóm thì đều quan trọng cả, nếu bạn chưa giỏi về cái nào thì hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ cải thiện thêm, hoàn thiện để trở lên hoàn hảo.
3.7 Loại môi trường làm việc nào giúp bạn thúc đẩy năng suất làm việc của bạn nhiều nhất? Tại sao?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Nhìn chung thì mỗi môi trường làm việc đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực, chính vì vậy khi gặp câu hỏi này bạn không nên phủ định, nói môi trường làm việc nào đó là không tốt, vì qua đây nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn không có cái nhìn toàn diện, đa chiều. Khi hỏi về môi trường làm việc, ý của nhà tuyển dụng muốn nói đến là môi trường làm việc độc lập hay theo nhóm, bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên mặt tích cực của cả hai môi trường, hai hình thức làm việc này và chọn ra môi trường phù hợp với mình hơn, nêu kèm lý do tại sao.
Ví dụ câu trả lời phỏng vấn như: “Tôi đã từng làm việc ở cả hai môi trường và tôi nhận thấy môi trường nào cũng có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Theo tôi, lựa chọn môi trường làm việc nào thì tùy thuộc vào loại hình công việc, tính chất công việc. Có những dự án tôi cần phải làm việc một cách độc lập, tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm, làm chủ dự án, những lúc đó tôi cảm thấy mình hoạt động hết công suất và vận dụng hết khả năng của bản thân. Cũng có những dự án tôi làm việc theo nhóm vì tính chất công việc đòi hỏi các thành viên phải phối hợp với nhau, cùng nhau suy nghĩ và thực hiện”.
3.8 Lí do nào sẽ khiến bạn từ bỏ công việc ngay trong tháng đầu tiên?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Các câu hỏi phỏng vấn kiểu này đòi hỏi bạn cần trả lời một cách hết sức khéo léo, bạn có thể nói rằng bạn chỉ nghỉ việc ngay trong tháng đầu nếu như công ty không làm đúng những gì mà công ty cam kết, hoặc công ty không nhận được những giá trị mà bạn đem lại, bạn không phù hợp với công ty,... Dù là lý do nào thì bạn cũng hãy cố gắng đưa ra câu trả lời phù hợp mà không ảnh hưởng gì đến kết quả phỏng vấn của mình. Đừng đưa ra câu trả lời như mục tiêu nghề nghiệp của bạn thay đổi hay môi trường không phù hợp, quản lý khó tính,.. Vì một khi bạn muốn vào làm việc thì bạn phải chắc chắn với quyết định của mình, hiểu được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, hiểu về môi trường, bạn không thể rời bỏ công ty chỉ vì lý do như vậy được.
4. Nhóm các câu hỏi khi phỏng vấn việc làm cũ
4.1 Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
4.2 Điều gì ở đồng nghiệp tại công ty cũ khiến bạn khó chịu?
4.3 Điều gì ở công ty cũ khiến bạn không hài lòng?
4.4 Kể cho tôi đôi nét về sếp cũ và công ty cũ của bạn?
5. Nhóm các câu hỏi về sự thông minh, nhanh nhẹn, tư duy sáng tạo
5.1 Làm thế nào để 1 + 1 + 1 = 13? Các bạn có 10 giây thời gian suy nghĩ, bắt đầu!
5.2 Một quả trứng bán được 5 ngàn, vậy mười quả trứng sẽ bán được bao nhiêu?
5.3 Thứ gì tay phải cầm được mà tay trái không cầm được?
5.4 Cho tam giác vuông như hình, cạnh huyền là 10, chiều cao đến cạnh huyền bằng 6. tính diện tích của hình tam giác ấy?
6. Nhóm câu hỏi đánh giá sự chăm chỉ, chủ động trong công việc
6.1 Có trường hợp nào em ở lại làm thêm giờ mà không yêu cầu được trả lương không?
6.2 Bạn biết gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển?
6.3 Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
6.4 Nếu bạn đã kiếm đủ tiền và có thể nghỉ việc bây giờ, bạn sẽ nghỉ chứ?
7. Nhóm câu hỏi về tham vọng
7.1 Hãy nói cho tôi biết công việc mơ ước của bạn là gì?
7.2 Mục tiêu của bạn trong tương lai là gì? Làm thế nào để bạn đạt được mục tiêu?
8. Phỏng vấn về khả năng xử lý tình huống
8.1 Nếu khách hàng đang giận dữ, bạn sẽ xử lý như thế nào?
8.2 Bạn sẽ giải quyết công việc như thế nào nếu có sự thay đổi vào phút chót?
8.3 Nếu bạn và sếp bất đồng ý kiến, bạn sẽ làm gì?
8.4 Tình huống khó khăn nhất mà bạn đã từng gặp phải là gì?
9. Nhóm các câu hỏi phỏng vấn về tính cách
9.1 Bạn yêu thích loài động vật nào nhất? Vì sao?
9.2 Bạn thân bạn sẽ nói điều gì tốt nhất khi họ là bạn của bạn?
9.3 Người quản lý gần nhất đã đánh giá gì về bạn, miêu tả trong ba từ
9.4 Bạn đã tham gia một môn thể thao nào mang tính chất đồng đội hay chưa?
10. Câu hỏi về kỹ năng office - kỹ năng giao tiếp - khả năng tiếng Anh
10.1 Bạn có biết sử dụng word và excel không, bạn nghĩ word và excel có quan trọng trong công việc không và nếu biết thì bạn thành thạo đến mức độ nào?
10.2 Bạn có biết giao tiếp tiếng Anh không, hiện tại các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của bạn đang ở mức nào?
10.3 Bạn giao tiếp có tốt không? Bạn có câu chuyện gì ấn tượng về kỹ năng giao tiếp của mình không?
11. Phỏng vấn về sự trung thực
11.1 Nếu bạn biết một đồng nghiệp của mình gian lận, làm sai trong công việc thì bạn sẽ làm gì?
11.2 Bạn có thể cho tôi biết về một trường hợp trong quá khứ bạn từng thất bại trong công việc không?
11.3 Đã bao giờ bạn phải thừa nhận những lỗi sai của mình trước mặt đồng nghiệp chưa?
11.4 Trong mắt mọi người xung quanh, bạn có là một người đáng tin tưởng không? Tại sao?
11.5 Nếu như bạn được trả thừa lương thì bạn có báo lại với cấp trên của mình không?
11.6 Đã bao giờ sự trung thực của bạn đã khiến bạn mất đi một người bạn chưa?
12. 3 lưu ý quan trọng nhất khi trả lời phỏng vấn xin việc
12.1 Nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng
12.2 Trang phục phỏng vấn
12.3 Đừng cố tỏ ra mình hiểu biết
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung tài liệu Bộ câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời phỏng vấn hay nhất ---
Tham khảo thêm
- doc Tuyển dụng nhân sự là gì?
- doc Vai trò của tuyển dụng nhân sự
- docx Mấu chốt của quy trình tuyển dụng nhân sự là gì?
- docx Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự
- docx Quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả
- docx Quy trình phỏng vấn tuyển dụng ứng viên
- doc 4 bước để có một cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp
- doc Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh chọn lọc
- doc Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự
- docx Những lưu ý khi tuyển dụng nhân sự