Chính sách nhân sự theo quy chuẩn mọi doanh nghiệp cần nắm rõ

Chính sách nhân sự được xem như tấm bản đồ rõ nét nhất dành cho các nhân viên khi họ làm việc trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, công việc thiết kế của các nhà lãnh đạo cho chính sách này không những cần đủ, đúng mà còn phải mang tính chất rõ ràng, mạch lạc và phù hợp với các loại hình văn hóa doanh nghiệp. Tài liệu dưới đây sẽ trình bày những tiêu chí, định nghĩa một cách có trình tự về một chính sách nhân sự đạt chuẩn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chính sách nhân sự theo quy chuẩn mọi doanh nghiệp cần nắm rõ

Liệu có quy chuẩn nào cho một chính sách nhân sự? Đâu là những thước đo, tài liệu để đảm bảo chính sách của doanh nghiệp đạt đủ yêu cầu?

1. Chính sách nhân sự là gì?

Chính sách nhân sự là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phương pháp, thủ tục được thiết lập gắn với hoạt động tuyển dụng, đào tạo, hành chính và sử dụng nhân lực nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã định trước của doanh nghiệp. Hệ thống chính sách nhân sự nhằm điều chỉnh một số hành vi của con người trong doanh nghiệp kèm theo những quy định khác về khen thưởng, đề bạt, chê trách,… một cá nhân hoặc tập thể.

Chính sách nhân sự thường được kiểm soát và quyết định bởi người đứng đầu bộ phận nhân sự.

2. Vai trò của chính sách nhân sự trong doanh nghiệp

Chính sách nhân sự vô cùng quan trọng. Đó là chính sách tác động tới từng cá thể trong doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người nên cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra. Chính sách nhân sự cũng là nhân tố tác động tới tuyển dụng và tỷ lệ nghỉ việc (turnover rate) trong một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có chính sách tốt thường sẽ tuyển được nhiều người tài và giữ họ ở lại công ty dài lâu.

3. Nội dung của chính sách nhân sự

Một chính sách nhân sự bao gồm các phần chính như chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo nhân sự, hợp đồng, lương thưởng, đãi ngộ, đánh giá & xem xét đề bạt, khen thưởng công nhân viên,…

Cùng đi vào phân tích từng thành phần và lấy ví dụ cho từng mục.

3.1 Chính sách tuyển dụng & Chính sách nhân sự hoạt động trong công ty

Chính sách về nhân sự trong công ty được chia thành 3 chinh sách chính là: chính sách tuyển người, chính sách đào tạo nhân sự và chính sách nghỉ việc cho nhân viên. Các chính sách này bao quát những hoạt động cơ bản của nhân viên trong công ty từ lúc vào cho tới lúc đầy đủ chuyên môn rồi sau đó nghỉ việc.

a. Chính sách tuyển người

Chính sách tuyển người bao gồm nhiều bước. Ở mỗi bước, doanh nghiệp nên tạo lập một chính sách riêng phù hợp với các tiêu chí như:

  • Chính sách tuyển chọn:
  • Chính sách định hướng cho nhân viên mới
  • Chính sách thử việc
  • Chính sách thế chỗ tạm thời

b. Chính sách đào tạo nhân sự

Chính sách đào tạo nhân sự đầy đủ là chính sách được thiết kế để đảm bảo các kế hoạch phát triển nhân viên giai đoạn đầu và phát triển năng lực cho các thành viên cốt lõi. Chính sách đó bao gồm:

  • Dự trù về khả năng tài chính
  • Sức chứa
  • Các hình thức đào tạo
  • Lên lịch trình cho các buổi đào tạo
  • Cách đánh giá kết quả đào tạo

c. Chính sách nghỉ việc

Đây là chính sách diễn giải các trường hợp nghỉ việc và cách xử lý các trường hợp đó. Nhân viên sẽ bị cho nghỉ hay đến thời hạn được nghỉ, có hình phạt hay phần thưởng gì cho việc này hay không? Chính sách sẽ trả lời những câu hỏi này:

  • Nghỉ do việc gia đình
  • Nghỉ hầu tòa
  • Nghỉ thai sản
  • Nghỉ ốm
  • Nghỉ việc

3.2 Chính sách hợp đồng & lương, thưởng, đãi ngộ nhân viên

Chính sách này bao gồm những giao kèo, giao kết giữa nhân viên và người lãnh đạo, nhằm đảm bảo mọi mặt về quyền lợi, đời sống cho nhân viên:

a. Hợp đồng

Một hợp đồng thể hiện sự ràng buộc chính đáng về mặt pháp lý giữa người làm chủ và người làm thuê có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Một hợp đồng lao động cần có đầy đủ các yếu tố sau:

  • Bao gồm mã số hồ sơ
  • Bao gồm đầy đủ thông tin

b. Lương, thưởng

Một chính sách tốt về lương không chỉ đảm bảo đời sống cho công nhân viên hợp tác với doanh nghiệp mà còn đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp. Một chính sách lương cơ bản là cần 3 điểm chính sau:

  • Tần suất trả lương
  • Phúc lợi cho nhân viên
  • Cách thức thanh toán

c. Số ngày lễ, nghỉ phép

Đây là một trong những chính sách mà các ứng viên rất quan tâm tới. Trên thực tế, những công ty nào có suy nghĩ thoáng hơn sẽ được nhận nhiều chú ý hơn. Tất nhiên, chỉ một vài doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ mới có chính sách nghỉ phép linh hoạt còn về nghỉ lễ thì phần lớn đều giống nhau.

d. Du lịch, các kỳ nghỉ của công ty

Chính sách này không nhất thiết phải có; nhưng nó sẽ đem lại sự hấp dẫn khó cưỡng cho doanh nghiệp khi tần suất cho nhân viên xả hơi diễn ra thường xuyên và có các hình thức mới lạ. Chính sách này tùy vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp và cách suy nghĩ của lãnh đạo. Thường thì một năm nên có ít nhất một lần đi nghỉ mát, 1 lần đi team buiding - đó là các hoạt động diễn ra ở phần lớn các doanh nghiệp.

e. Nghỉ hưu

Theo luật của Việt Nam thì Quốc hội nước ta đang kiến nghị độ tuổi về hưu cho nam lên 62, nữ lên 60 nhưng tại thời điểm của bài viết này, luật đang quy định công nhân viên nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi sẽ về hưu. Các công ty có chính sách hỗ trợ về hưu trí tốt như hỗ trợ bảo hiểm, tặng cổ phần, tặng bằng khen, giấy chứng nhận hay một khoản thưởng nhỏ được cho là khá tâm lý và các nhân viên có tuổi sẽ có thêm động lực để cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

3.3 Chính sách đánh giá các thành viên trong công ty

Chính sách này nhằm đưa ra các tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá công minh cho toàn thể thành viên trong công ty. Chính sách này được đưa ra với 2 ý chính đó là đánh giá phát triển và đánh giá chất lượng công việc.

a. Đánh giá phát triển

Có một vài yếu tố mà doanh nghiệp cần lưu tâm khi đưa ra bất kỳ quy trình hay chính sách đánh giá phát triển doanh nghiệp nào, đó là:

  • Kết hợp được mục tiêu của cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp
  • Hướng giám sát
  • Vòng quay đánh giá

b. Đánh giá chất lượng công việc

Chính sách đánh giá chất lượng công việc cần chỉ ra được các điểm sau:

  • Mục tiêu và mục đích của chính sách.
  • Vai trò của chính sách trong quyết định công việc của từng thành viên.
  • Các bước đánh giá chất lượng công việc.
  • Các tiêu chí đánh giá chất lượng công việc.

3.4 Các nội quy khác

Phần này, chúng ta sẽ nói về các nội quy khác trong chính sách nhân sự của doanh nghiệp:

a. Các quy định chung nhằm giải quyết mâu thuẫn

Đây là chính sách khá phức tạp, và tùy tình hình thực tế tại công ty mới có thể quyết định được mẫu số chung cho các trường hợp. Tuy nhiên, việc có các quy định/chế tài để xử lý mâu thuẫn là điều cần thiết bởi chúng sẽ loại bỏ được phần lớn rủi ro. Một chính sách nhân sự nên có:

  • Quy trình đưa ra ý kiến phàn nàn
  • Đánh giá 1-1
  • Quy định dàn xếp, hòa giải
  • Phân xử nghiêm minh

b. Các giải thưởng, sự kiện trong công ty

Chính sách cho giải thưởng, sự kiện trong công ty thường sẽ khác nhau về mức độ cũng như sự đa dạng. Có công ty đề cao văn hóa đoàn kết sẽ trao giải cho các cá nhân cống hiến, nhưng có công ty đề cao kết quả kinh doanh thì nhân viên có kết quả tốt nhất sẽ được thưởng.

Chính sách này phụ thuộc nhiều vào cách nghỉ của các nhà lãnh đạo trong công ty, giá trị cốt lõi mà công ty hướng tới và ngân sách tài chính dành cho các giải thưởng và tổ chức sự kiện.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung tài liệu Chính sách nhân sự theo quy chuẩn mọi doanh nghiệp cần nắm rõ ---

Ngày:22/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM