Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp

Để công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao trong tổ chức thì doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một quy trình đào tạo nội bộ hợp lý, phù hợp với điều kiện và tình hình của doanh nghiệp. Dưới đây là chi tiết các bước giúp bạn xây dựng được một chương trình đào tạo nội bộ hoàn chỉnh, mời các bạn cùng tham khảo.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp

Nhiều công ty trên thế giới chi tới 100 tỷ đô la một năm để đào tạo nhân viên về các kỹ năng cần thiết để cái thiện hiệu suất làm việc - các nội dung như giao tiếp, kỹ thuật bán hàng, quản lý hiệu suất hoặc hoạt động gọn gàng. Dù vậy nhưng các chương trình đào tạo nội bộ thường không có nhiều tác động.

Chỉ có một phần tư số người được hỏi trong một cuộc khảo sát gần đây của McKinsey cho biết, các chương trình đào tạo của họ thật sự cải thiện hiệu quả kinh doanh, và hầu hết các công ty thậm chí còn không bận tâm theo dõi lợi tức họ nhận được từ khoản đầu tư vào đào tạo. Họ giữ nó bởi vì một lực lượng lao động có tay nghề cao rõ ràng là hiệu quả hơn và bởi vì nhân viên thường cần những kỹ năng mới để đối phó với những thay đổi trong chiến lược hoặc hiệu suất của một tổ chức.

Bởi vì sự quan trọng của nguồn lao động có năng lực, các công ty cần phải làm tốt hơn khi đào tạo họ. Khi các nhà quản lý tập trung vào việc thực hiện công việc đào tạo, bao gồm cả cá nhân bản thân họ - cải tiến có thể đến nhanh chóng. Nội dung đào tạo không phải là vấn đề lớn nhất, nhiều công ty chắc chắn có thể cải thiện nó, nhưng những cải tiến quan trọng nhất nằm trong việc thiết lập lại tư tưởng mà nhân viên và lãnh đạo mang đến cho đào tạo, cũng như môi trường họ quay lại sau đó. Đây là những nhiệm vụ mà chỉ các nhà quản lý có thể đảm nhận.

1. Xác định nhu cầu đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp

Xác định nhu cầu đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp là khâu trọng yếu trong toàn bộ quá trình đào tạo, xác định nhu cầu đúng thì mới có thể xây dựng được quy trình đào tạo hiệu quả.

Việc xác định nhu cầu đào tạo nội bộ dựa trên các cơ sở sau:

- Nhu cầu của doanh nghiệp:

  • Để chuẩn bị bù đắp vào những kỹ năng mà nhân viên bị thiếu
  • Để chuẩn bị cho nhân viên thực hiện được những trách nhiệm và nhiệm vụ mới do có sự thay đổi về mục tiêu, cơ cấu, những thay đổi về mặt luật pháp, chính sách, công nghệ tạo ra.
  • Để hoàn thiện khả năng của nhân viên nhằm thực hiện những công việc hiện tại cũng như trong tương lai một cách hiệu quả hơn.

- Nhu cầu cá nhân:

Việc xác định nhu cầu đào tạo nội bộ trong Doanh nghiệp còn dựa trên cơ sở trình độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của nhân sự. Và thực chất của việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là việc trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Kỹ năng, kiến thức, nào cần được đào tạo và phát triển ?
  • Khi nào thì thực hiện việc đào tạo và phát triển ?
  • Đào tạo và phát triển ở đâu ?
  • Bao nhiêu người cần được đào tạo và phát triển ?

2. Xác định mục tiêu đào tạo nội bộ

Mục tiêu đào tạo được xác định thông qua nhu cầu đào tạo, trước khi đào tạo cho nhân viên thì cần biết được quá trình đào tạo sẽ trang bị được gì cho nhân viên và Doanh nghiệp thu được gì sau chương trình đào tạo như:

  • Những kiến thức, kỹ năng cụ thể cần đào tạo và phát triển và trình độ, kiến thức, kỹ năng đạt được sau đào tạo
  • Số người cần đào tạo và cơ cấu học viên
  • Thời gian đào tạo

3. Lập kế hoạch đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo nội bộ

3.1 Lập kế hoạch đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp

Lập kế hoạch đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm hai nội dung:

- Lựa chọn đối tượng đào tạo và phát triển: Là việc xem xét, lựa chọn nhân viên để đào tạo, đáp ứng các yêu cầu của công việc

- Xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nhân viên:

Bước 1: Kiểm tra sự khác nhau của phạm vi công việc. Nghiên cứu phạm vi công việc mà nhân viên sẽ tham gia trong hoạt động sau khi kết thúc khoá học.

Bước 2: Kiểm tra trình độ theo yêu cầu của công việc sau này.

Bước 3: Kiểm tra nội dung học tập có thích ứng với thiết bị và công việc sẽ làm hay không.

Bước 4: Kiểm tra đầu vào của nhân viên để tổ chức đào tạo.

Bước 5: Kiểm tra và xây dựng lộ trình đào tạo cụ thể với phương pháp học hiệu quả nhất

Bước 6: Lập kế hoạch đánh giá và làm thế nào để đưa kết quả đánh giá chính xác để cải tiến hơn nữa quá trình đào tạo

3.2 Lựa chọn phương pháp đào tạo nội bộ

Có rất nhiều phương pháp đào tạo khác nhau, mỗi phương pháp có đặc điểm riêng phù hợp với loại hình và văn hóa của Doanh nghiệp. Tuỳ từng yêu cầu, đối tượng cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn các hình thức cho phù hợp.

Tuy nhiên, trong thời kỳ 4.0 số đông doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã thay đổi phương pháp đào tạo truyền thống giảng viên giảng dạy bằng powerpoint thành nhiều hình thức mới lạ như học qua video, slideshow, xây dựng hoạt cảnh, Gamifications/Serious Games, hình ảnh minh họa,… để thu hút, tạo sự chủ động cho học viên, đồng thời đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình đào tạo.

3.3 Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nội bộ

Sau khi xây dựng được chương trình đào tạo, các doanh nghiệp tiến hành tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nội bộ. Doanh nghiệp thực hiện tốt chương trình đào tạo sẽ giúp cho công tác đào tạo nội bộ đạt được kết quả cao, chất lượng đào tạo được nâng lên. Hơn nữa, đây là công việc mà đòi hỏi tập trung phần lớn kinh phí và trí tuệ trong tiến trình đào tạo, phát triển, nếu thực hiện không tốt sẽ gây lãng phí rất lớn.

3.4 Đánh giá chương trình đào tạo nội bộ và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Việc đánh giá chương trình đào tạo là rất cần thiết sau mỗi quá trình đào tạo giúp doanh nghiệp đánh giá được trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý, khả năng thực hiện công việc của nhân viên trước và sau quá trình đào tạo; đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, phát hiện những sai sót cần khắc phục, cải tiến trong các chương trình đào tạo nội nội và phát triển nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để công tác đào tạo nội bộ và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp đạt hiệu quả cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Phản hồi tốt từ người học, kết quả mà họ đạt được sau khi kết thúc khóa đào tạo để Doanh nghiệp biết được trong khâu đào tạo đã thực sự làm tốt hay chưa để rút ra bài học kinh nghiệm và thay đổi lại hợp lý hơn

- Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dựa vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch hoá nguồn nhân lực

- Tính khả thi về nguồn tài chính, thời gian và nhân lực của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực:

  • Khả năng về tài chính tức là khoản chi phí cho đào tạo nội bộ và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp (trang bị kỹ thuật, thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập; chi phí cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy, đào tạo, phát triển; tiền trả cho các tổ chức, cá nhân mà doanh nghiệp thuê họ đào tạo; …) phải nằm trong giới hạn cho phép của quỹ đào tạo của doanh nghiệp dựa trên lợi ích đem lại được
  • Khả thi về thời gian tức là những dự tính về thời gian đào tạo, phát triển không làm xáo trộn tổ chức và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
  • Khả thi về nhân lực tức là số lượng người dự tính được cử đi đào tạo không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Về tổ chức quản lý lao động: Doanh nghiệp cần tổ chức ra bộ phận làm công tác giám sát và đánh giá các khoá đào tạo nội bộ, phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời các doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng lao động sau đào tạo một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

4. Trước khi bắt đầu đào tạo

4.1 Giúp mọi người muốn học

4.2 Tìm ra những quan niệm sai lầm

4.3 Bắt đầu từ những người quản lý

5. Tại nơi làm việc

5.1 Ủng hộ các kỹ năng mới

5.2 Đo lường tác động

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung tài liệu XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NỘI BỘ CHO DOANH NGHIỆP ---

Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM