Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự là một trong những ngành nghề đang thu hút được sự quan tâm của phần lớn nhân lực, và nó cũng chiếm nhiều triển vọng trong tương lai bởi không có bất cứ một bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh nào có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của vị trí này. Vậy quản lý nhân sự bao gồm những công việc gì mà lại có tầm quan trọng lớn đến thế? Hãy cùng eLib đi tìm lời giải đáp nhé!

Quản lý nhân sự là gì?

1. Khái niệm quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự là cách mà nhà quản lý sử dụng và khai thác nguồn nhân lực trong tổ chức một cách hợp lý sao cho đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.

Quản lý nguồn nhân lực hợp lý sẽ đẩy mạnh sự phát triển của tổ chức, công ty hay doanh nghiệp đó. Điều này nói lên sự quan trọng của mỗi cá nhân đối với toàn tổ chức.

Quản lý nhân sự yêu cầu nhà quản lý có tầm hiểu biết sâu rộng và về nhiều khía cạnh khác nhau tuy nhiên vẫn lấy con người làm trung tâm. Tất cả các kỹ năng quản lý nhân sự của nhà quản lý đều hướng đến một mục đích duy nhất đó là tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình trong công việc, từ đó tránh gây lãng phí nguồn nhân lực một cách không đáng có.

Chốt lại vấn đề quản lý nhân sự là gì? Hay quản lý nguồn nhân lực là gì? Chính là cách khai thác và sử dụng nhân lực trong công ty, doanh nghiệp, tổ chức một cách hợp lý để phát hiệu quả tốt nhất của nhân viên.

2. Quản lý nhân sự bao gồm những việc gì?

Quản trị nhân sự hay quản lý nhân sự bao gồm những việc gì? Là câu hỏi mà chúng ta đang cần tìm ra lời giải, tuy nhiên để trả lời được câu đó thì chúng ta cũng cần phải có cái nhìn rõ nét về công việc này. Đây là một trong những công việc sở hữu nhiều chức năng quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của tổ chức. Trên thực tế thì bất cứ nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp nào cũng cần phải rèn luyện cho bản thân mình tố chất của một nhà quản lý nhân sự, hay tối thiểu họ đều cần phải biết cách xây dựng một quá trình quản lý nhân sự trong công ty một cách chi tiết, hợp lý và nghiêm ngặt.

Có thể các bạn cũng đã biết thì nhân lực chính là yếu tố nòng cốt, vô cùng quan trọng đối với một tổ chức, doanh nghiệp. Và việc lựa chọn cũng như sắp xếp nhân lực có năng lực, phẩm chất phù hợp để có thể đảm nhận tốt vai trò của từng nhân lực chính là nhiệm vụ hàng đầu mà một nhà quản lý nhân sự cần phải quan tâm. Dưới đây sẽ là vai trò cũng như công việc chính của một nhà quản lý nhân sự.

2.1 Quản lý chính sách và đề ra chính sách liên quan đến tài nguyên nhân sự

Đối với bất cứ một bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì bộ phận nhân sự cũng sẽ đóng vai trò chủ yếu này để có thể nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực mà vẫn đảm bảo được những chính sách cũng như quy định của Nhà nước về vấn đề nguồn nhân lực. Ngoài ra các nhà quản trị nhân sự cũng sẽ phải chịu trách nhiệm đề ra những biện pháp để giải quyết các chính sách trong phạm vi để thực hiện mục tiêu của tổ chức.

2.2 Tư vấn cho các bộ phận khác về vấn đề nhân lực trong doanh nghiệp

Có thể đây là câu trả lời phù hợp nếu bạn đang chưa biết quản lý nhân sự bao gồm những việc gì? Bởi có thể nói đây là nhiệm vụ thường ngày của một nhà quản lý nhân sự, cần phải tư vấn các vấn đề về nhân viên nghỉ việc, tư vấn các chế độ lương thưởng, tư vấn bổ sung nhân sự… để đảm bảo bộ máy hoạt động luôn được diễn ra một cách suôn sẻ.

2.3 Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho doanh nghiệp

Là vai trò quan trọng của một nhà quản trị nhân sự, đặc biệt là cung cấp dịch vụ tuyển dụng cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Mỗi khi nhận được thông báo về việc bổ sung nhân sự thì cần phải kịp thời lên kế hoạch tuyển dụng theo đúng với số lượng được yêu cầu. Hoặc các nhà quản trị nhân sự cũng có thể chủ động trong việc đưa ra những ý kiến cũng như đề xuất về việc bổ sung nhân sự. Ngoài ra các quản lý nhân sự cũng quản lý các chương trình lương thưởng, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội… tóm lại là những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

2.4 Kiểm tra nhân viên

Dường như các bạn cũng đã nhận thấy thì vài trò chính của một nhà quản lý nhân sự, đó là gắn liền với nguồn nhân lực và đó chính là yếu tố chính. Hay nói một cách cụ thể thì quản trị nhân sự sẽ đảm nhận chức năng kiểm tra cũng như giám sát các bộ phận khác về việc thực hiện các chính sách, chương trình nâng cao nghiệp vụ nhân lực hay là việc tuân theo văn hóa doanh nghiệp… Từ đó sẽ đánh giá được những nhân viên sáng giá, ưu nhược điểm của nhân sự và điều đó cũng góp phần công tác của quản lý nhân sự được diễn ra suôn sẻ hơn. Ngoài ra quản trị nhân sự cũng sẽ phải thực hiện nhiệm vụ đo lường, phân tích, đánh giá năng lực làm việc của nguồn nhân lực và đưa ra những giải pháp để phát huy được tối đa năng lực làm việc của nhân lực, đồng thời cũng không ngừng thúc đẩy các bộ phận khác quản trị tài nguyên nhân sự hiệu quả hơn.

2.5 Chấm công, tính lương cho nhân viên

Việc theo dõi chấm công hằng ngày của nhân viên trong công ty cũng có thể coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của một nhà quản lý nhân sự. Mặc dù thời đại hiện nay không nhất thiết phải ghi chép lại từng ngày công của nhân viên giống như trước kia mà đã có phần mềm chấm công tương đối là dễ dàng và hiệu quả cho việc quản lý ngày công của nhân viên. Tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận được vai trò của một quản trị nhân sự trong việc này, bởi doanh nghiệp vẫn cần phải giám sát việc đi muộn, số ngày nghỉ của nhân viên để thuận tiện cho việc đánh giá chuyên cần hay vấn đề tính lương cho nhân viên. Ngoài việc tính lương, chấm công thì đôi khi quản trị nhân sự cũng chính là người sẽ trực tiếp tiến hành thanh toán lương thưởng cho toàn nhân viên trong doanh nghiệp.

3. Tầm quan trọng của quản lý nhân sự

Như trên phần nội dung “quản lý nhân sự bao gồm những việc gì?” thì tôi cũng đã chia sẻ rằng không có bất cứ một bộ máy doanh nghiệp nào có thể phủ nhận được vai trò của một nhà quản lý nhân sự, nên có lẽ các bạn cũng đã phần nào thấy được tầm quan trọng của ngành nghề này. Trên thực tế thì nguồn nhân sự chính là nhân tố trực tiếp tác động đến những chiến dịch kinh doanh, vừa để duy trì, xây dựng mà còn phát triển bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh trên chiến trường. Vấn đề quản trị nguồn nhân lực ngày càng phức tạp hơn, do cơ chế thị trường lao động khá khắc nghiệt. Chính vì vậy để có được một nguồn nhân lực chất lượng thì không thể thiếu được vai trò của nhà quản trị nhân sự, và điều đó cũng phụ thuộc hoàn toàn vào người làm việc trong ngành nhân sự này.

Với những chuyên môn sẵn có cùng với nghiệp vụ vững vàng thì sẽ càng tốt với với nguồn nhân lực, bởi họ sẽ thường xuyên được đào tạo, không ngừng nâng cao tay nghề và còn luôn được đảm bảo và hưởng đúng quyền lợi của mình. Ngoài ra các công tác quản lý nguồn nhân lực còn mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến việc tìm kiếm, duy trì và phát triển được đội ngũ nhân viên tài năng. Đồng thời người quản lý nhân sự cũng đánh giá chính xác được khả năng làm việc của nhân lực để phân công công việc đúng với khả năng của họ, như vậy vừa giúp họ làm việc được hiệu quả hơn mà còn là động lực để họ có thể phấn đấu trong công việc hơn nữa.

4. Tố chất cần có của một nhà quản lý nhân sự

Đối với cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay thì không chỉ riêng ngành nhân sự mà bất cứ một công việc nào nhà tuyển dụng cũng đều yêu cầu khá cao về ứng viên. Tiêu chí chọn lọc ứng viên ngày một nhiều hơn và các bạn cũng cần phải đảm bảo đáp ứng được hầu hết những yêu cầu đó thì mới nâng cao được khả năng tiếp cận với công việc nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì vậy để thành công hơn trong vị trí quản trị nhân sự thì các bạn cũng nên biết những tố chất cần có của một nhà quản lý nhân sự.

4.1 Làm việc tận tâm, tận tụy với công việc

Nếu các bạn đã biết quản lý nhân sự bao gồm những việc gì thì có lẽ cũng thấy rằng đây là một công việc vô cùng khó khăn và nhiều thử thách. Nếu không hết mình vì công việc thì thật khó để có thể đương đầu thành công với những sóng gió đó. Nhân sự là một trong những ngành nghề mang trên mình những trọng trách vô cùng quan trọng từ việc tuyển dụng, tính lương thưởng, tư vấn nhân lực,... thì chắc hẳn trách nhiệm trong công việc cũng sẽ nhiều hơn. Hãy chắc chắn rằng mình luôn tận tụy với công việc để làm việc được hiệu quả hơn.

4.2 Thấu hiểu và lắng nghe

Dường như tố chất này vừa dễ cũng vừa khó để đạt được, không phải ai cũng có thể lắng nghe hay thấu hiểu được người khác. Đặc thù của nhà quản lý nhân sự là thường xuyên phải làm việc với nhiều người, thuộc nhiều bộ phận khác nhau hay thậm chí còn phải phỏng vấn cả tá ứng viên thì việc phải lắng nghe đôi khi cũng không hề dễ dàng gì. Tuy nhiên nếu bạn là người có tố chất này thì có lẽ nhiệm vụ quản trị nhân sự của bạn cũng sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

4.3 Biết khả năng làm việc của từng nhân sự

Các bạn cũng đã biết thì nhà quản lý nhân sự cần phải chọn đúng người, giao đúng vị trí thì mới phát huy được tối đa năng lực làm việc của nhân sự. Và đương nhiên khi các doanh nghiệp đang ngày càng chú trọng vào chất lượng nguồn nhân lực thì việc các bạn đánh giá chính xác khả năng làm việc cũng như mức độ phù hợp của ứng viên sẽ vô cùng hữu ích. Đối với bất cứ một ông chủ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn nhà quản lý nhân sự của mình sở hữu tố chất này, nếu bạn thể hiện được điều đó với họ thì chắc hẳn họ sẽ coi bạn giống như cánh tay phải đắc lực.

4.4 Là người chuẩn mực

Với vai trò của một nhà quản trị nhân lực, làm việc và theo dõi biết bao nhiêu là nhân sự thì thật khó quản lý được nếu bản thân của mình lại không phải là người chuẩn mực vững vàng. Điều mà nhà quản lý nhân sự tối thiểu cần thực hiện được đó chính là luôn làm việc với chuẩn mực mà bất cứ một công nhân viên nào trong doanh nghiệp cũng muốn học tập làm theo. Ngoài những khả năng về chuyên môn thì các nhà quản lý nhân sự cũng thường xuyên phải tương tác với các bộ phận khác nhau và khi là người chuẩn mực thì khả năng đóng góp ý kiến hay lời tư vấn cũng sẽ có trọng lượng hơn. Chính vì vậy, hãy luôn là tấm gương sáng để nhân viên khác có thể học tập và noi theo để bộ máy doanh nghiệp luôn đạt được những hiệu quả cao nhất có thể.

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM