Kỹ năng quan trọng trong quản lý nhân sự

Nguồn lực để phát triển của một doanh nghiệp chính là nhân viên. Để nhân viên có thể làm việc tốt nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất thì các nhà lãnh đạo cần phải trang bị cho mình các kỹ năng quản lý nhân viên hiệu quả. Tài liệu dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn một số kỹ năng quan trọng trong quản lý nhân sự và các kỹ năng thu phục nhân viên hữu ích, mời các bạn cùng tham khảo.

Kỹ năng quan trọng trong quản lý nhân sự

Nghề nhân sự hiện nay đang là một nghề khá hot đối với giới trẻ cho nên thu hút rất nhiều người tham gia học tập và săn việc làm ngành này. Việt Nam ta lại đang trong quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ với sự bắt tay hợp tác với nước ngoài. Đó là điều kiện để nguồn nhân lực trở thành đối tượng quan trọng của tất cả các doanh nghiệp, công ty. Và trở thành một nguồn nhân lực tạo ra hiệu ứng cạnh tranh rất lớn trong bối cảnh thị trường lao động đang “bùng cháy” và khan hiếm nguồn nhân lực tài năng hiện nay. Chính vì thế, để có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng nhân sự, chiêu dụng nguồn nhân tài đứng vào các vị trí cấp cao tại công ty, doanh nghiệp của mình thì các doanh nghiệp, công ty đều cần tìm kiếm được những nhà quản lý nhân sự tài năng.

Tuy ở Việt Nam chưa có một cơ sở nào đào tạo chuyên sâu về ngành hành chính nhân sự, nhưng thực tế nhu cầu tuyển dụng nhân viên hành chính nhân sự của các công ty là rất lớn. Cho nên nếu như ứng viên muốn tham gia trở thành một nhân viên quản lý nhân sự giỏi tại các công ty, doanh nghiệp thì bạn chỉ cần cố gắng trau dồi thật nhiều vốn sống, kinh nghiệm, khả năng phân tích, nắm bắt các yếu tố về con người. Nếu như bạn đã lên kế hoạch để trở thành một nhà nhân sự giỏi thì bạn cần đọc bài viết này để tích lũy cho mình những kỹ năng quan trọng trong việc quản lý nhân sự. Hãy xem những chuyên gia tuyển dụng dày dặn kinh nghiệm nói gì các bạn nhé.

1. Kỹ năng chuyên môn

Làm bất cứ công việc, ngành nghề nào, chúng ta đều phải đảm bảo trước nhất chính là kỹ năng chuyên môn. Với nghề quản trị nhân sự, kỹ năng chuyên môn cũng là yếu tố hàng đầu không bao giờ thiếu được. Vậy kỹ năng chuyên môn ngành quản lý nhân sự là gì? Đương nhiên bước chân vào ngành nhân sự, các bạn không thể thiếu khả năng dự báo về nhu cầu nhân lực trong tương lai; có thể hoạch định nguồn nhân lực và nắm bắt được chân dung ứng viên trước khi gặp mặt trong buổi phỏng vấn để nhận định về sự phù hợp với công ty.

Bên cạnh đó, một nhân viên nhân sự còn phải sắp xếp một cuộc phỏng vấn thật ấn tượng và thành công, tuyển chọn được đúng người phù hợp với công ty. Bên cạnh đó, các thao tác về đặt câu hỏi, khai thác tâm lý, đọc vị ứng viên, xây dựng các kế hoạch tuyển dụng và hệ thống thông tin nội bộ và phụ trách hướng dẫn cho nhân viên mới đều là những ký năng chuyên môn quan trọng mà bất cứ nhân viên quản lý nhân sự nào cũng phải nắm được.

Kỹ năng chuyên môn luôn cần phải được nâng cao thường xuyên. Điều đó chỉ mang tới những điều có lợi cho bạn. Bởi nếu có năng lực chuyên môn thực sự thì các bạn có thể phát triển ở bất cứ môi trường và điều kiện như thế nào. Nói chung, bạn làm về quản lý con người thì bạn phải là người sau sắc, nắm bắt mọi thứ về con người.

2. Kỹ năng về nhân sự

Các kỹ năng nhân sự bao gồm: Chiến lược nhân sự, quản lý nhân sự, lên kế hoạch nguồn nhân lực, Kế hoạch phát triển nhân lực, Thiết kế bộ máy về tổ chức, thực hiện công tác Tuyển dụng và Đào tạo, kỹ năng Quản lý lương, giải quyết các phúc lợi, hỗ trợ nhân viên.

Khi nắm bắt được toàn diện các chức năng về nhân sự thì chắc chắn nhà quản lý nhân sự có thể chủ động hơn trong việc sắp xếp công việc cũng n như làm kê hoạch bao quát được cho toàn hệ thống nhân sự của công ty cũng như thuận lợi cho quá trình tuyển dụng đạt chất lượng hiệu quả.

3. Kỹ năng việc làm

Kỹ năng việc làm mà chúng tôi muốn nhắc tới trong ngành nhân sự đó chính là phong cách làm việc tận tụy. Xuất phát từ bản chất công việc là “làm cho người, làm vì người khác” như là giải quyết vấn đề lương thưởng, huấn luyện và đạo tạo, tổ chức, Đã bước chân vào ngành nhân sự thì người quản trị cần phải có khả năng phân tích và tổ chức tốt nguồn nhân lực, đảm bảo cho nguồn nhân lực luôn được kịp thời bổ sung, kế thừa lâu dài.

4. Kỹ năng giao tiếp

Bởi vì làm về các vấn đề liên quan đến con người cho nên một kỹ năng quan trọng, vô cùng quan trọng đó chính là sự giao tiếp. Vì thế kỹ năng về giao tiếp đóng một vai trò lớn để việc làm của nhân sự trở nên thuận lợi và thành công. Nghề nhân sự luôn đòi hỏi nhân viên phải thực sự rèn luyện thật tốt kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc với tập thể. Về giao tiếp, quản lý nhân sự cần phải thể hiện sự nhạy bén, linh hoạt để ứng xử vừa vặn, hợp lý đối với tất cả nhân viên trong công ty. Có thể nói, làm về nhân sự là việc làm dâu trăm họ, chúng ta phải nắm bắt được tất cả về toàn bộ nhân viên trong công ty và có cách ứng xử phù hợp với từng người sao cho phù hợp nhất.

Những người được coi là giỏi giao tiếp thường có những biểu hiện sau:

  • Cư xử đúng mực, lịch sự và hài hòa với tất cả mọi người. Đồng thời, biết kiềm chế bản thân.
  • Có phong thái ôn hòa, nhã nhặn, giọng điệu tự tin và lời nói đầy thuyết phục.
  • Hiểu biết rộng, thích ứng nhanh với môi trường và hoàn cảnh.
  • Thông minh, tinh ý và nhạy bén.
  • Nói năng lưu loát, biết cách lắng nghe và chia sẻ.

Không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong đời sống và công việc, nhất là trong sự nghiệp quản lý nhân sự. Nhân viên giao tiếp giỏi một thì bạn phải giỏi hơn gấp nhiều lần.

5. Một số kỹ năng cần thiết khác

Kỹ năng thuyết phục:

  • Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là khả năng thuyết phục cũng nằm trong số những yêu cầu cần thiết khi tuyển dụng nhân viên nhân sự.
  • Kỹ năng thuyết phục người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động trong quá trình hòa giải các mâu thuẫn nội tại hoặc trong quá trình thuyết phục cấp trên chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất.

Kỹ năng giải quyết vấn đề:

  • Khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và chất lượng ra quyết định thể hiện trình độ năng lực của một người quản lý; giúp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.

Kỹ năng thương thuyết:

  • Bạn phải sử dụng kỹ năng này rất nhiều; đặc biệt khi bạn phải thương lượng mức lương cho nhân viên mới; thuyết phục cả nhân viên lẫn ban Giám đốc để giải quyết tranh chấp và xung đột lao động, v.v…

Kỹ năng làm việc nhóm:

  • Đối với những công ty lớn có chính sách nhân sự bài bản; bạn không thể nào đảm nhận cùng lúc tất cả các công việc trong công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần. Vì thế, trong công việc; bạn cần có sự hỗ trợ của các phòng ban khác và các bộ phận chức năng của phòng Nhân sự để hoàn thành công việc.
  • Bạn là một thành viên của nhóm, thành công hay thất bại của nhóm cũng chính là thành công hay thất bại của bạn. Vì thế, bạn cần hoà đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với nhóm của bạn để công việc được tiến hành thuận lợi.

Kỹ năng lắng nghe:

  • Để trau dồi các kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng của mình; người làm nghề nhân sự cần biết “lắng nghe”! Đi sâu đi sát với nhân viên và kịp thời điều chỉnh những quan hệ lao động một cách nhanh kịp thời trong mọi tình huống, biến cố. Thỉnh thoảng, một giám đốc nhân sự giỏi còn phải biến mình thành một thuyết khách; nhà ngoại giao giỏi, giúp động viên, hợp lực toàn công ty để cùng “lái con thuyền doanh nghiệp” đi lên.

Kỹ năng xử lý tình huống:

  • Trong quá trình làm việc, bạn sẽ giải quyết rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp. Bạn phải giải quyết bài toán khó này để không làm mất lòng hai bên. Người làm HR cần có một “cái đầu tỉnh và một trái tim nóng”.

Kỹ năng đọc vị tâm lý:

  • Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp bạn rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên; nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì bạn dễ dàng trong việc tiếp cận; chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty tránh tình trạng “nhảy việc”.
  • Trong bất cứ công ty nào thì bộ phận nhân sự cũng luôn luôn phải là người dung hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người phụ trách nhân sự phải có các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là công ty phải tuân thủ theo các yêu cầu về luật pháp. Ngoài ra, người làm nhân sự cũng phải luôn quan tâm đến hoàn cảnh của cá nhân.

Khả năng chịu áp lực cao:

  • Ở bất cứ vị trí quản lý nào, bạn đều phải chịu áp lực trong công việc. Nếu bạn không luyện kỹ năng kể trên, áp lực mà bạn phải chịu sẽ còn tăng hơn rất nhiều.

6. Làm sao để nhân viên cấp dưới "tâm phục khẩu phục"?

Là một người lãnh đạo, để nhân viên có thể nể phục và nghe theo ý mình không phải là điều dễ dàng. Làm thế nào để thu phục những nhân viên cấp dưới, khiến họ làm việc không chỉ vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thích và sự gắn bó với đồng nghiệp là câu hỏi khiến nhiều nhà lãnh đạo đau đầu.

  • Là một tấm gương tốt: Làm sếp không có nghĩa là bạn tự cho mình quyền đi muộn, có những đặc quyền vô lý hay chỉ việc ngồi một chỗ “chỉ tay năm ngón”. Bạn và các nhân viên khác chỉ khác nhau về cấp bậc, bạn vẫn phải làm việc như những người khác, thậm chí là gánh vác những công việc khó khăn, nặng nhọc hơn. Hãy trở thành một tấm gương tốt cho nhân viên cấp dưới về kỷ luật, phong cách và tác phong làm việc. Có như vậy, nhân viên mới tôn trọng và tin tưởng bạn.
  • Lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên: Kỹ năng biết lắng nghe ý kiến của nhân viên cấp dưới là một nghệ thuật không hề đơn giản và không phải là người lãnh đạo nào cũng có thể thực hiện được. Người lãnh đạo thành công là những người biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ không chỉ thu được những thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là hình thức động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làm việc tốt hơn. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới.
  • Phân chia công việc phù hợp: Người lãnh đạo nghĩa là bạn phải có kỹ năng quản lý và giao việc cho nhân viên. Một vị sếp dù có tài giỏi thế nào cũng không thể làm hết phần việc của một tập thể. Vì vậy, hãy đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân, từ đó tận dụng thế mạnh của từng nhân viên để giao việc phù hợp. Để làm được điều này, bạn phải thật sự là một lãnh đạo luôn sâu sát với nhân viên của mình, biết được năng lực, sở trường của họ. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không lo sợ họ không làm được hoặc quá sức của họ. Như thế bạn sẽ khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng và có thêm động lực làm việc.
  • Hòa đồng với nhân viên: Trở thành sếp không đồng nghĩa với việc bạn tách mình ra khỏi tập thể. Mặc dù mức độ cởi mở của người lãnh đạo còn tùy thuộc vào tính cách, phong cách của từng người nhưng một nhà lãnh đạo giỏi thường biết đến như một người gần gũi, hòa đồng. Hãy cùng nhân viên tham gia các buổi đào tạo nhóm, vui chơi ngoại khóa để tăng thêm sự hiểu biết và tình cảm giữa mọi người. Tuy nhiên, hãy nhớ đối xử công bằng, tránh để thiên vị bất cứ ai.
  • Công nhận thành tích của cấp dưới: Trong một cuộc khảo sát cho thấy điều khiến nhân viên có động lực làm việc và gắn bó lâu dài với công ty nhất là khi họ thấy mình được công nhận và trân trọng. Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào từ lãnh đạo, đặc biệt là trước tất cả mọi người trong công ty cũng đều khiến cho các nhân viên cảm thấy công sức của mình được trân trọng, cởi mở hơn trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống. Đồng thời đó cũng là động lực thúc đẩy những nhân viên khác cố gắng và phát huy khả năng nhiều hơn. Đây là biện pháp phổ biến được rất nhiều lãnh đạo tin dùng bởi tính hiệu quả của nó.
  • Thừa nhận sai lầm của mình: Rất nhiều nhà lãnh đạo gặp khó khăn khi phải thừa nhận sai lầm hay thất bại của mình với nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên, người lãnh đạo không phải và không bao giờ là người hoàn hảo. Sự thừa nhận điểm yếu của người lãnh đạo được đánh giá như một hành động dũng cảm, thậm chí có tác dụng khích lệ nhân viên. Từ đó, nhân viên có thể có những ý kiến đóng góp để bạn không mắc phải những sai lầm tương tự. Hơn nữa, thái độ “biết người biết ta” sẽ giúp bạn nhận được sự tôn trọng từ nhân viên cấp dưới.
  • Công bằng, ngay thẳng: Công bằng không có nghĩa là tất cả mọi người đều được đối xử như nhau, nó có nghĩa là các chế độ khen thưởng, xử phạt đều phải rõ ràng và công tâm. Muốn lãnh đạo được nhiều nhân viên bạn cần đặt đức tính này lên hàng đầu. Bởi vì để được các nhân viên tin tưởng và nghe theo bạn luôn phải nói sự thật và xử sự với mọi người công bằng, ngay thẳng. Bạn hãy nhớ luôn tôn trọng mọi nhân viên từ vị trí thấp đến cao và đối xử với họ thật công bằng. Đối với những cá nhân xuất sắc, có đóng góp thành tích cho công ty, hãy tuyên dương trước toàn bộ nhân viên và có hình thức khen thưởng xứng đáng. Ngược lại, với những nhân yếu kém, bạn cũng phải có hình thức kỷ luật thấu đáo.
  • Có kỹ năng ra quyết định: Tố chất thường thấy ở một lãnh đạo giỏi là dám nghĩ, dám làm và có kỹ năng ra quyết định. Đây cũng là khâu mấu chốt trong cách quản lý và lãnh đạo. Thực tế, để ý tưởng triển khai vào thực tiễn mang lại kết quả tốt, để có một quyết định đúng đắn, đòi hỏi người lãnh đạo phải có một cảm quan tốt, đánh giá và dự báo được tình hình, cân nhắc được lợi hại của các quyết định và hiểu sâu sắc việc mình làm. Do đó, để có được kỹ năng này, người lãnh đạo phải có kiến thức sâu rộng, lý luận sắc bén và những kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống và công việc.
  • Không ngừng học hỏi: Mỗi một ngày qua là một thay đổi, dù có học bao nhiêu cũng không đủ. Học - học nữa - học mãi và học ở mọi nơi là điều bạn cần phải luôn tâm niệm nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Thông qua việc không ngừng học hỏi, bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để theo kịp những thay đổi của thời đại, của sức ép cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Hơn nữa, việc này còn tạo động lực thúc đẩy mỗi nhân viên của bạn trong việc học và tự học của bản thân họ.

Để trở thành một nhà lãnh đạo được nhân viên nể phục không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn luyện. Hãy chứng tỏ cho mọi người thấy rằng bạn không chỉ là một vị sếp có đủ năng lực mà bạn còn là một nhà lãnh đạo thu phục được lòng người. Chúc bạn thành công.

Ngày:30/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM