Giáo trình Nguồn nhân lực

Giáo trình Nguồn nhân lực, được biên soạn trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy đã tích lũy được của PGS. TS Nguyễn Tiệp. Giáo trình đi sâu vào các vấn đề lý luận và thực tiễn của nguồn nhân lực thuộc bình diện vĩ mô, được phân tích theo hệ thống các yếu tố cấu thành, đặc điểm và các nhân tố tác động đến số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực, đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực.

Giáo trình Nguồn nhân lực

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nguồn nhân lực con người với tiềm năng tri thức là lợi thế cạnh tranh của các công ty, ngành và nền kinh tế. Do đó, việc nhận rõ các nội dung, tính chất, đặc điểm, sự phát triển, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

Trong nền kinh tế hiện đại, nguồn nhân lực được nhìn nhận ở phạm vi rộng lớn hơn, nó bao gồm các nội dung như: giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phân bố, sử dụng và quản lý. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng đòi hỏi phải nâng cao thể lực, trí lực, tâm lực, thẩm mỹ... của nguồn nhân lực, làm cho nguồn nhân lực ngày càng có các năng lực và phẩm chất lao động mới cao hơn, có hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh cao hơn làm nền tảng, động lực cho các tầm cao của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Để đáp ứng yêu cầu gịảng dạy và học tập của sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội, giáo trình "Nguồn nhân lực" được PGS.TS. Nguyễn Tiệp biên soạn trên, cơ sở kinh nghiệm giảng dạy đã tích luỹ được, sự cố gắng tìm tòi nghiên cứu và ý kiến của nhiều nhà khoa học. Giáo trình đi sâu vào các vấn đề lý luận và thực tiễn của nguồn nhân lực thuộc hình diện vĩ mô, được phân tích theo hệ thống các yếu tố cấu thành, đặc điểm và các nhân tố tác động đến số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực, đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực... Giáo trình còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, quản lý trong lĩnh vực lao động - xã hội và gồm các chương sau đây:

Chương I. Một số vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực

Chương II. Những đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân lực Việt Nam

Chương III. Đào tạo nguồn nhân lực

Chương IV. Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Chương V. Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong nền kinh tế thị trường

Chương VI. Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực.

Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM