Chụp CT cột sống cổ - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Cột sống cổ là phần cao nhất của cột sống, nó bao gồm 7 đốt sống đầu tiên. Vậy chụp CT cột sống cổ để làm gì? Trong quá trình xét nghiệm cần lưu ý điều gì? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Chụp CT cột sống cổ - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Tên kỹ thuật y tế: Chụp cắt lớp điện toán (CT) cột sống cổ

Bộ phận cơ thể/mẫu thử: cột sống

1. Tìm hiểu chung

Chụp CT cột sống cổ là gì?

Chụp CT cột sống cổ còn gọi là chụp CT cổ. Chụp cắt lớp điện toán (CT) cột sống cổ là thủ thuật y tế kết hợp giữa phương pháp chụp X-quang với máy vi tính để chụp lại một cách chi tiết hình ảnh cột sống cổ của bạn. Cột sống cổ là phần cao nhất của cột sống, nó bao gồm 7 đốt sống đầu tiên.

Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp CT cột sống cổ nếu bạn vừa bị tai nạn hay bị đau ở cổ. Chụp CT cột sống cổ rất có ích trong việc đánh giá xem những tổn thương do tai nạn hay những bệnh lý ở vùng cổ.

Khi nào bạn nên thực hiện chụp CT cột sống cổ?

Chụp cắt lớp điện toán thường có kết quả rất nhanh, nên nó thường được dùng trong cấp cứu. Chụp CT cột sống cổ giúp phát hiện:

Dị tật bẩm sinh cột sống cổ ở trẻ. Những tổn thương ở cột sống khi bệnh nhân không thể thực hiện được MRI. Chấn thương phần cột sống trên. Khối u xương và ung thư. Gãy xương. Thoát vị đĩa đệm và chèn ép cột sống cổ.

2. Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện chụp CT cột sống cổ?

Đôi khi kết quả chụp CT sẽ phát hiện ra những bất thường hoặc tổn thương mà những phương pháp khác như X-quang, MRI, hay siêu âm không thể nhìn thấy được. Bởi vì mỗi phương pháp tạo hình ảnh này nhìn được những thành phần khác nhau trong cơ thể.

Trẻ em khi cần thực hiện chụp CT cần được hướng dẫn kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Nếu trẻ còn quá nhỏ hay sợ, bác sĩ sẽ cho trẻ uống thuốc (thuốc an thần) để giúp trẻ thư giãn.

Nếu bác sĩ hẹn trẻ chụp CT, bạn nên bàn với bác sĩ về những yêu cầu của xét nghiệm chụp và nguy cơ bức xạ ảnh hưởng tới trẻ.

Đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm hay chèn ép cột sống, MRI có thể cung cấp nhiều thông tin hơn chụp CT. Để thu được nhiều thông tin hơn khi chụp CT cột sống cổ, bác sĩ sẽ thực hiện kèm theo chụp ống sống có cản quang. MRI cột sống có thể thay thế cho phương pháp chụp CT kết hợp này.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

3. Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện chụp CT cột sống cổ?

Nếu chụp CT có sử dụng chất màu (chất cản quang), bạn nên chuẩn bị một vài thứ trước đó. Bạn nên báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc cản quang hay bị tiểu đường. Trong những trường hợp hiếm, người bệnh có thể bị dị ứng với chất cản quang và bị những phản ứng nguy hiểm nếu đang uống thuốc chữa tiểu đường.

Bạn không nên ăn hay uống từ 4-6 tiếng trước khi chụp nếu chụp sử dụng chất cản quang.

Chụp CT được khuyên không thực hiện khi bạn mang thai trừ khi bệnh của bạn quá cấp thiết và không thể không chụp được. Nếu bạn mang thai, bạn cần gợi ý và lời khuyên từ bác sĩ.

Bạn nên cởi bỏ những vật kim loại như trang sức, khuyên tai, kính hay đồ trợ thính hay những thiết bị nha khoa khác để tránh ảnh hưởng tới quá trình chụp.

Một vài loại máy chụp có giới hạn cân nặng nên hãy báo với bác sĩ nếu bạn nặng hơn 140kg.

Quy trình thực hiện chụp CT cột sống cổ là gì?

Bạn sẽ nằm trên một bàn chụp, bàn này gắn liền với máy chụp CT.

Sau khi khởi động, bàn chụp sẽ đưa bạn di chuyển vào trong máy chụp, sau đó các đầu dò sẽ phát tia X-quang xung quanh bạn (máy chụp hiện đại sẽ thực hiện chụp liên tục).

Máy tính sẽ tạo ra những hình ảnh dạng như từng lát cắt của cơ thể bạn. Những hình ảnh này được lưu giữ, quan sát trên máy tính và in ra phim. Máy tính cũng có thể tạo ra hình ảnh cột sống 3 chiều của bạn dựa trên những lát cắt này.

Bạn cần ngồi yên khi chụp. Chuyển động có thể làm mờ ảnh chụp. Bạn nên nín thở trong vòng ít phút khi chụp.

Quá trình chụp kéo dài từ 10 – 15 phút.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện chụp CT cột sống cổ?

Sau khi chụp, bạn có thể sinh hoạt lại như bình thường ngay lập tức. Nếu sử dụng chất cản quang trong quá trình chụp, bạn nên uống thật nhiểu nước để thải chất cản quang ra khỏi cơ thể.

Kết quả chụp CT sẽ có trong 48 tiếng. Bác sĩ sẽ xem qua kết quả và xác định bước kế tiếp. Tuỳ thuộc vào kết quả, bác sĩ có thể yêu cầu chụp thêm, xét nghiệm máu hay những phương pháp chẩn đoán khác để tìm ra chẩn đoán chính xác.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

4. Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường

Kết quả bình thường khi cột sống cổ không có tổn thương.

Kết quả bất thường

Kết quả bất thường là do:

Dị tật bẩm sinh cột sống cổ; Vấn đề về xương; Gãy xương; Viêm khớp; Thoát vị đĩa đệm.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Với những thông tin trên đây về chụp CT cột sống, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM