Phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
Phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt là loại phẫu thuật xử lý gân Achilles bị tổn thương, cần thực hiện khi gân bị rách. Một số trường hợp, có thể điều trị cách khác. Để hiểu rõ hơn về thủ thuật này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu về phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt
Phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt là loại phẫu thuật xử lý gân Achilles bị tổn thương. Gân Achilles là một sợi dây xơ rất chắc ở chân dưới, kết nối cơ của bắp chân với gót chân. Đây là gân lớn nhất trong cơ thể, giúp bạn đi bộ, chạy và nhảy.
Mục đích của việc nối gân gân Achilles là kết nối lại cơ bắp chân với xương gót chân để phục hồi sức đẩy.
Khi nào bạn cần thực hiện phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt?
Phẫu thuật nối gân Achilles cần thiết khi gân bị rách. Phẫu thuật được chỉ định cho nhiều trường hợp gân Achilles bị đứt. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể tư vấn trước một số cách điều trị khác. Các phương pháp này có thể bao gồm thuốc giảm đau hoặc bó bột tạm thời để ngăn bàn chân chuyển động. Bác sĩ có thể không tư vấn phẫu thuật nếu bạn có một số bệnh nhất định, bao gồm tiểu đường và bệnh dây thần kinh ở chân.
Bạn cũng có thể cần phẫu thuật nối gân Achilles nếu bạn có bệnh về gân. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác để điều trị bệnh về gân, bao gồm để bàn chân nghỉ ngơi, sử dụng chườm đá lạnh và thuốc giảm đau, sử dụng nẹp hoặc các thiết bị khác để ngăn bàn chân di chuyển. Vật lý trị liệu cũng có thể hữu ích. Nếu bạn vẫn còn triệu chứng sau vài tháng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
Tùy thuộc vào từng tình trạng, lợi ích mà phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt mang lại sẽ khác nhau. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của các lựa chọn phương pháp điều trị.
2. Thận trọng khi làm phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt
Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt?
Điều trị không phẫu thuật cũng có thể là một lựa chọn khi bạn bị đứt gân. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho mình.
Bạn không nên thực hiện phẫu thuật này nếu bị nhiễm trùng hoặc da xung quanh gân Achilles không khỏe hay nếu bạn không đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật. Các yếu tố khác cần lưu ý khi quyết định phẫu thuật bao gồm tiểu đường, hút thuốc lá, lối sống ít vận động, sử dụng thuốc steroid và không có khả năng tuân thủ các hướng dẫn sau phẫu thuật.
Các biến chứng của phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt
Những rủi ro của phẫu thuật gân Achilles bao gồm:
Nhiễm trùng da tại chỗ rạch. Các biến chứng bình thường của phẫu thuật hoặc gây mê như chảy máu và tác dụng phụ của thuốc. Tổn thương dây thần kinh. Nguy cơ đứt gân Achilles lặp lại. Tuy nhiên, nguy cơ này thường ít hơn so với không điều trị bằng phẫu thuật. Gân được chữa lành không mạnh như trước khi bị thương. Giảm phạm vi chuyển động.
Nhiễm trùng có thể xảy ra với bất kỳ phẫu thuật nào, nhưng thường phổ biến với phẫu thuật mở hơn. Các biến chứng khác thường tương tự với phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật ít xâm lấn. Hầu hết các vấn đề này sẽ biến mất theo thời gian. Những biến chứng này bao gồm đau, chậm lành vết thương, tổn thương dây thần kinh và các vấn đề về sẹo.
Tác dụng phụ thường gặp sau phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt bao gồm:
- Đau;
- Sưng;
- Cảm giác tê liệt.
Bạn nên đi cấp cứu nếu bị sốt cao. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
3. Quy trình phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt
Chuẩn bị cho phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt
Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật. Cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang uống bao gồm các loại thuốc không kê toa như aspirin. Bạn có thể cần ngưng dùng một số loại thuốc trước khi phẫu thuật như thuốc làm loãng máu. Nếu hút thuốc, bạn cần ngừng hút trước khi phẫu thuật. Hút thuốc có thể làm vết thương chậm lành. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cần trợ giúp để ngừng hút thuốc.
Trước khi phẫu thuật, bạn có thể cần làm các xét nghiệm hình ảnh, bao gồm siêu âm, chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Bạn không ăn hoặc uống sau nửa đêm trước khi phẫu thuật. Cho bác sĩ biết về bất kỳ thay đổi gần đây nào về sức khỏe như sốt.
Bạn có thể cần lên kế hoạch với một số thay đổi ở nhà để giúp phục hồi. Nhờ người thân hoặc bạn bè đưa bạn về nhà từ bệnh viện sau phẫu thuật.
Quá trình phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt
Phẫu thuật nối gân đứt cấp tính thường mất khoảng 30 phút đến 1 giờ. Phẫu thuật đứt gân mãn tính có thể lâu hơn, tùy thuộc vào các bước nối gân cần thiết.
Trong khi phẫu thuật:
Bạn có thể được gây tê tủy sống để không cảm nhận bất cứ điều gì từ thắt lưng trở xuống. Bạn cũng có thể được cho uống thuốc an thần để ngủ trong thời gian phẫu thuật. Một bác sĩ sẽ theo dõi các dấu hiệu quan trọng như nhịp tim và huyết áp của bạn trong khi phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật thực hiện một vết rạch qua da và cơ bắp chân. Nếu bạn thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch vết nhỏ hơn. Sau đó, họ có thể sử dụng một máy ảnh nhỏ có gắn đèn để hỗ trợ phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật rạch vỏ bọc bao quanh gân, loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của gân hoặc nối phần gân bị rách. Bác sĩ phẫu thuật có thể lấy một gân khác ở bàn chân để nối vào một phần hoặc toàn bộ gân Achilles. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện bất kỳ sửa chữa nào khác nếu cần thiết. Bác sĩ đóng các lớp da và cơ xung quanh bắp chân bằng chỉ khâu.
Điều gì xảy ra sau phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt?
Bác sĩ sẽ theo dõi bạn trong vài giờ sau khi phẫu thuật. Khi thức dậy, bạn có thể thấy mắt cá chân được nẹp lại. Điều này giữ cho chân không bị di chuyển. Phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt thường là một thủ thuật ngoại trú, có nghĩa là bạn có thể về nhà trong ngày.
Bạn sẽ bị đau sau khi phẫu thuật, đặc biệt là trong vài ngày đầu tiên. Thuốc giảm đau sẽ giúp giảm đau. Bạn cũng nên giữ cho chân nâng cao thường xuyên để giúp giảm sưng và đau. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị sốt cao hoặc đau hơn ở mắt cá chân hay bắp chân. Sau khi phẫu thuật, bạn có thể cần sử dụng nạng. Điều này giúp chân không phải chịu trọng lượng của cơ thể.
Khoảng 10 ngày sau khi phẫu thuật, bạn cần gặp bác sĩ để cắt bỏ các mũi khâu. Bác sĩ có thể thay thế nẹp bằng bột vào lúc này. Bạn hãy làm theo tất cả các hướng dẫn để giữ bột khô.
Bác sĩ sẽ cho biết thời điểm bạn có thể đi lại bình thường và cho bạn biết cách tăng cường cơ bắp chân và gót chân khi hồi phục. Vật lý trị liệu có thể cần thiết để giúp bạn nhanh phục hồi.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
4. Phục hồi sau phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt
Bạn nên làm gì sau khi phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt?
Bạn nên đảm bảo tuân thủ tất cả các hướng dẫn của bác sĩ về thuốc, chăm sóc vết thương và các bài luyện tập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bong gân ngón tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các bệnh cơ nhân trung tâm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các rối loạn cơ xoay vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh căng cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh căng cơ thắt lưng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấn thương cơ gân kheo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấn thương cơ gân kheo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng co cứng, co giật toàn thân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng đau đa cơ do thấp khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng thả bàn chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng chuột rút - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng chuột rút do nhiệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng chuột rút khi ngủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh co thắt Dupuytren - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh co thắt Dupuytren - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn dây chằng cổ tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đứt gân gót chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đứt gân gót chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đứt gân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau lưng trên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng chèn ép khoang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm định lượng creatinin máu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh đau thắt lưng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau nhức cơ bắp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đau khuỷu tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng viêm bao gân hoạt dịch De Quervain - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Volkmann - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau đùi dị cảm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn vận ngôn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau cứng cổ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau cơ xương khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau cơ xơ hóa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau cơ quay khớp vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm kháng thể kháng thụ thể acetylcholine - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh vẹo cổ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn dưỡng cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nấc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm đa cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ngón chân hình búa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ngón tay cò súng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn máy cơ mặt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhược cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rách cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rách cơ quay khớp vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rách cơ tam đầu cánh tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rách gân cơ nhị đầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn trương lực cơ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh run vô căn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tê đầu ngón tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh teo cơ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh teo cơ tủy sống - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tetany - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoát vị đùi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoát vị hoành - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoát vị kẽ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị