Bệnh cứng khớp vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Cứng khớp vai là vai bị cứng, đau và bị giới hạn tầm vận động. Không gian bên trong khớp vai dần nhỏ hơn. Bạn có thể mất vài tháng đến nhiều năm để cải thiện bệnh cứng khớp vai của mình. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh cứng khớp vai, mời các bạn tham khảo!

Bệnh cứng khớp vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Cứng khớp vai là bệnh gì?

Cứng khớp vai là vai bị cứng, đau và bị giới hạn tầm vận động. Không gian bên trong khớp vai dần nhỏ hơn. Bạn có thể mất vài tháng đến nhiều năm để cải thiện bệnh cứng khớp vai của mình.

Cứng khớp vai phát triển theo các giai đoạn:

Trong giai đoạn đầu, bạn bắt đầu nhận thấy đau vai và thấy khó di chuyển cánh tay hơn bình thường. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 4 tháng.

Trong 4 tháng tiếp theo, vai vẫn rất đau. Bạn có thể di chuyển cánh tay nhưng chỉ một chút.

Trong giai đoạn cuối cùng, vai không còn bị cứng khớp, cơn đau từ từ biến mất, và cánh tay có thể di chuyển trở lại. Giai đoạn này cũng kéo dài khoảng 4 tháng trong hầu hết các trường hợp.

Những ai thường mắc phải cứng khớp vai?

Những người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt là phụ nữ dễ bị cứng khớp vai hơn. Bệnh có thể xảy ra ở những người đang trong giai đoạn hồi phục sau khi phẫu thuật, chẳng hạn như đột quỵ hoặc cắt bỏ tuyến vú. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của cứng khớp vai là gì?

Khi bị cứng khớp vai, bạn sẽ bị đau ở khắp vùng vai, xuất phát trong xương của khớp vai và lan ra Các khu vực lân cận khác, bao gồm cả xương bả vai và xương đòn. Cơn đau có thể lan xuống cơ cánh tay. Bạn bị đau liên tục, ngay cả lúc nghỉ ngơi và vào ban đêm.

Bên cạnh đau, khả năng vận động của bạn cũng trở nên rất hạn chế hơn, ví dụ như bạn thấy rất khó khăn để nâng cánh tay.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra cứng khớp vai là gì?

Nguyên nhân gây ra cứng khớp vai vẫn chưa được xác định rõ. Nguyên nhân có thể là do không di chuyển trong một thời gian dài, chẳng hạn như khi đeo băng và bó bột sau khi bị chấn thương, sau khi phẫu thuật hoặc bị gãy cánh tay. Cứng khớp vai cũng có nhiều khả năng xảy ra ở những người có bệnh tiểu đường.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc cứng khớp vai?

Các yếu tố nguy cơ sau làm bạn tăng nguy cơ bị cứng khớp vai bao gồm:

Độ tuổi: người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cứng khớp vai hơn bình thường. Nằm nghỉ quá lâu do chấn thương vai; giảm vận động khớp do chấn thương chóp xoay, gãy tay, đột quỵ, hậu phẫu. Mắc các bệnh lý khác như: tiểu đường, các vấn đề về tuyến giáp (như cường giáp và suy giáp), lao, Parkinson hoặc đột quỵ.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cứng khớp vai?

Khi cứng khớp vai xảy ra mà không do chấn thương hoặc phẫu thuật, điều trị bảo tồn với vật lý trị liệu là tốt nhất.

Các bác sĩ có thể kê toa điều trị khác nhau, bao gồm cả các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm đau. Đôi khi, bệnh nhân được kê thuốc giảm đau mạnh hơn nếu NSAIDs không hiệu quả.

Chìa khóa để phục hồi cứng khớp vai là duy trì vận động. Vật lý trị liệu, các bài tập thể dục ở nhà có thể được dùng để giảm đau và duy trì vận động cánh tay.

Các bác sĩ có thể tiêm steroid vào khớp. Bệnh nhân cứng khớp vai rất hiếm khi cần phải phẫu thuật hoặc nắn chỉnh vai.

Sau khi bình phục, cứng khớp vai sẽ không tái phát trong cùng bên vai đã từng bị. Tuy nhiên, đôi khi vai còn lại có thể bị cứng khớp.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán cứng khớp vai?

Các bác sĩ chẩn đoán cứng khớp vai bằng cách khám thực thể. Các bác sĩ có thể thực hiện chụp X-quang để loại trừ các bệnh khác có thể gây ra các triệu chứng như viêm khớp thoái hóa, khối u và trật khớp vai.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của cứng khớp vai?

Bạn có thể kiểm soát tốt bệnh cứng khớp vai nếu bạn lưu ý vài điều sau:

Cần phải dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ; Tập thể dục theo hướng dẫn; Theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu; Nên cố gắng di chuyển và sử dụng vai bình thường bởi vì cứng khớp vai thường do không di chuyển hoặc ít sử dụng vai trong thời gian dài.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về bệnh cứng khớp vai, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM