Hội chứng Felty - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng Felty là một biến chứng của viêm khớp dạng thấp lâu dài. Vậy triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý này là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng Felty - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng Felty là gì?

Hội chứng Felty là một biến chứng của viêm khớp dạng thấp lâu dài. Hội chứng Felty được xác định bởi sự hiện diện của ba yếu tố: viêm khớp dạng thấp, lá lách to và số lượng bạch cầu thấp bất thường.

Mức độ phổ biến của hội chứng Felty

Hội chứng Felty không phổ biến, nó ảnh hưởng đến ít hơn 1% số bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Bạn hãy tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Felty

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng Felty là:

  • Cảm giác khó chịu toàn thân;
  • Mệt mỏi Mất cảm giác ngon miệng;
  • Giảm cân không chủ ý;
  • Da tái nhợt ;
  • Khớp sưng tấy, cứng khớp, đau và biến dạng ;
  • Các nhiễm trùng tái phát;
  • Mắt nóng rát hoặc chảy dịch.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Felty?

Vẫn chưa biết nguyên nhân của hội chứng Felty. Một số bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp phát triển hội chứng Felty, nhưng hầu hết thì không. Các tế bào máu trắng được tạo ra trong tủy xương, điều này dường như liên quan đến chức năng hoạt động của tủy xương ở những bệnh nhân bị hội chứng Felty, sản sinh ra các tế bào bạch cầu mặc dù số lượng tế bào bạch cầu trong hệ tuần hoàn thấp (giảm bạch cầu). Các tế bào bạch cầu có thể được lưu trữ quá mức trong lá lách của bệnh nhân bị hội chứng Felty. Điều này đặc biệt đúng ở những bệnh nhân bị hội chứng Felty có kháng thể chống lại loại bạch cầu đặc biệt thường bị ảnh hưởng (tế bào gọi là bạch cầu hạt hoặc bạch cầu trung tính).

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Felty ?

Có nhiều yếu tố nguy cơ đối với hội chứng Felty, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.

5. Chuẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Felty?

Khám lâm sàng cho thấy:

  • Lá lách to;
  • Các khớp có dấu hiệu viêm khớp dạng thấp;
  • Gan và các hạch bạch huyết có thể sưng to.

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) cho thấy sự khác biệt với số lượng thấp tế bào bạch cầu được gọi là bạch cầu trung tính. Gần như tất cả những người mắc hội chứng Felty đều có xét nghiệm dương tính với yếu tố dạng thấp.

Siêu âm bụng có thể xác nhận lá lách sưng to.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Felty?

Nếu viêm khớp dạng thấp được kiểm soát, bạn có thể không cần điều trị hội chứng Felty. Nếu bạn cần giảm các triệu chứng, có nhiều cách để quản lý chúng như:

Thuốc làm chậm tiến triển của bệnh như methotrexate liều thấp thường được sử dụng để ngăn chặn Felty trở nên nặng hơn. Nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn và loét miệng. Bạn cũng sẽ cần làm các xét nghiệm thường xuyên để đảm bảo methotrexate không làm tổn thương gan. Các loại thuốc khác mà bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng bao gồm thuốc chống thấp khớp tùy theo bệnh (DMARD) được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp như glucocorticoid, hydroxychloroquine, auranofin và penicillamine. Các thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như các loại thuốc mới hơn như rituximab (Rituxan và MabThera) có thể ngưng một phần của hệ thống miễn dịch hoạt động không mong muốn. Chúng được sử dụng qua truyền tĩnh mạch nhưng có thể mất tới vài tuần mới có hiệu quả. Chăm sóc tại nhà, bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn cần hoạt động thể chất và nghỉ ngơi như thế nào. Miếng dán nhiệt có thể giúp giảm đau hoặc một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen cũng có thể hữu ích. Vàng: uống hoặc tiêm vào cơ bắp các hợp chất vàng từ lâu đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Chúng cũng có thể giúp cho những trường hợp mắc bệnh Felty nhẹ. Phẫu thuật: nếu Felty nặng và các cách điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cắt lá lách. Điều này có thể trả lại các tế bào hồng cầu và bạch cầu về mức bình thường và có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nhưng các bác sĩ không chắc là chúng kéo dài bao lâu.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý Hội chứng Felty?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về hội chứng Felty sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM