Bệnh gãy xương mác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Xương mác giúp ổn định và hỗ trợ cẳng chân, mắt cá và các cơ chân. Gãy xương mác xảy ra khi có áp lực lớn tác động vào xương nhiều hơn sức tải của nó. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh này, mời các bạn tham khảo!

Bệnh gãy xương mác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Xương mác và xương chày là hai xương cấu tạo nên cẳng chân. Nếu xương chày to hơn và chịu phần lớn trọng lực cơ thể thì xương mác là xương nhỏ hơn và có vai trò chia sẻ bớt gánh nặng của xương chày, cũng như góp phần tạo nên cử động linh hoạt của khớp cổ chân. Vì là xương nhỏ hơn nên khi chấn thương xảy ra, xương bị gãy thường là xương mác.

1. Tìm hiểu chung

Gãy xương mác là bệnh gì?

Xương mác giúp ổn định và hỗ trợ cẳng chân, mắt cá và các cơ chân. Xương mác chạy song song với xương chày, gắn vào khớp mắt cá chân và khớp gối.

Xương mác chỉ chiếm 17% trọng lượng cơ thể. Gãy xương mác xảy ra khi có áp lực lớn tác động vào xương nhiều hơn sức tải của nó.

Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu bạn nghĩ mình có thể bị gãy xương, đặc biệt nếu gãy xương hở da và nhìn thấy xương lòi ra.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương mác?

Ngoài đau và sưng tấy, các dấu hiệu khác của gãy xương mác bao gồm:

Dị dạng ở phần dưới chân; Đau và bầm tím; Đau nặng hơn khi có áp lực tác động lên chân; Ngứa ran hoặc tê, thường xảy ra nếu có tổn thương thần kinh.

Đau các khớp khác và xương có liên quan, chẳng hạn như xương chày cũng sẽ có các triệu chứng bất thường.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra gãy xương mác?

Những lý do phổ biến nhất gây gãy xương mác là:

Va chạm mạnh: thường xảy ra do tai nạn xe máy hoặc ô tô và có thể dẫn đến gãy xương rất nghiêm trọng. Té ngã, đặc biệt là ở độ cao rất lớn và bề mặt cứng: vận động viên và người cao tuổi thường bị chấn thương với lý do này nhất. Các vận động xoắn, chẳng hạn như xoay vòng: các môn thể thao như trượt ván, trượt tuyết là nguyên nhân phổ biến gây ra gãy xương mác.

Một số bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến gãy xương mác, bao gồm các bệnh xương như viêm xương khớp.

4. Nguy cơ mắc phải

Gãy xương mác phổ biến như thế nào?

Gãy xương mác là tình trạng khá thường gặp, có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc gãy xương mác?

Nghiên cứu cho thấy yếu tố nguy cơ lớn nhất gây gãy xương mác là khối lượng xương thấp. Khối lượng xương thấp làm giảm khả năng chịu lực hoặc chấn thương ở xương mác.

Các yếu tố làm giảm khối lượng , làm tăng nguy cơ bị gãy xương, bao gồm:

Hút thuốc lá; Phụ nữ mãn kinh; Cao tuổi;

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ gãy xương bao gồm:

Chơi thể thao có va chạm, chẳng hạn như bóng đá và bóng bầu dục; Chơi các môn thể thao thường xuyên thay đổi hướng, chẳng hạn như trượt ván.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán gãy xương mác?

Những người bị chấn thương chân hay nghi ngờ mình bị gãy xương mác nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán. Các bước chẩn đoán gồm:

Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng và tìm kiếm bất kỳ dị dạng đáng chú ý nào; X-quang: giúp bác sĩ xem vết nứt và đánh giá xương đã bị lệch khỏi vị trí hay chưa Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này cung cấp hình ảnh chi tiết của xương và các mô mềm.

Xạ hình xương, chụp cắt lớp vi tính (CT) và các xét nghiệm khác có thể được yêu cầu để chẩn đoán chính xác hơn và đánh giá mức độ nghiêm trọng của gãy xương mác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị gãy xương mác?

Phương pháp điều trị gãy xương mác có thể khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của gãy xương.

Gãy xương hở (gãy xương phức tạp)

Trong gãy xương hở hoặc là xương xuyên qua da, bạn có thể nhìn thấy xương hoặc một vết thương sâu lộ xương qua da.

Gãy xương hở thường là do chấn thương rất mạnh, chẳng hạn như té ngã hay va chạm xe.

Các bác sĩ sẽ điều trị gãy xương hở ngay lập tức và tìm các chấn thương khác. Kháng sinh sẽ được dùng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cũng được tiêm một mũi uốn ván nếu cần.

Vết thương sẽ được làm sạch kỹ lưỡng, kiểm tra, cố định xương. Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật và cố định xương gãy bên trong với tấm kim loại và ốc vít. Nếu xương không kết hợp được, bạn sẽ được ghép xương để thúc đẩy quá trình lành bệnh.

Gãy xương kín (gãy đơn giản)

Trong gãy xương kín, xương bị gãy nhưng da vẫn còn nguyên vẹn

Mục tiêu điều trị gãy xương kín là đưa xương trở lại vị trí, kiểm soát cơn đau, chờ thời gian xương gãy tự lành, ngăn ngừa các biến chứng và phục hồi chức năng bình thường. Việc điều trị bắt đầu với nâng chân cao. Bạn cũng có thể sử dụng nước đá để làm giảm đau và  sưng.

Nếu không phẫu thuật, bạn cần sử dụng nạng để di chuyển hoặc mang nẹp đeo, bó bột hoặc bốt đi bộ khi đang lành bệnh. Một khi xương đã lành, bệnh nhân có thể kéo căng và tăng cường các khớp bị yếu với sự trợ giúp của nhà trị liệu vật lý.

Có hai loại phẫu thuật chính nếu bệnh nhân cần:

  • Nắn xương kín bao gồm sắp xếp xương trở lại vị trí ban đầu mà không cần phải rạch da ở chỗ gãy;
  • Nắn xương hở và sắp xếp cố định xương bị gãy về vị trí ban đầu bằng cách sử dụng tấm kim loại, đinh vít và thanh nẹp.

Mắt cá chân sẽ được bó bột hoặc mang bốt đi bộ cho đến khi lành bệnh hoàn toàn.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của gãy xương mác?

Thời gian phục hồi xương phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Mức độ nghiêm trọng của thương tích và các thương tích khác ;
  • Tuổi tác;
  • Mức độ tuân theo chỉ định của bác sĩ. Phẫu thuật;
  • Thời gian tiến hành vật lý trị liệu ;
  • Các tình trạng khác.

Trong thời gian phục hồi, bác sĩ sẽ lên kế hoạch theo dõi X-quang để đảm bảo xương được chữa lành đúng cách.

Các mẹo tại nhà:

  • Nằm nghỉ và nâng chân bó bột lên cao ;
  • Sử dụng nạng để tránh làm tổn thương chỗ gãy ;
  • Có chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D, canxi và kẽm để phục hồi xương. Cung cấp đủ lượng calo và protein cho cơ thể ;
  • Uống thuốc giảm đau và chống viêm nếu cần thiết để giảm đau và sưng tấy.

Với những chấn thương không quá nặng, xương mác thường bị gãy kín và được điều trị bảo tồn bằng cách bó bột cẳng chân. Gãy xương mác không gây biến dạng chân nhiều do còn xương chày to hơn làm nhiệm vụ chống chịu lực. Để xương có thể lành tốt, bạn nên tuân thủ lời khuyên của bác sĩ. Tránh vận động nặng hay bỏ bột trước thời gian quy định, bổ sung nhiều canxi và vitamin D để xương lành tốt, vận động thể lực trong giới hạn cho phép cũng là cách thúc đẩy quá trình lành xương nhanh và làm xương chắc khỏe hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Với những thông tin trên đây về bệnh gãy xương mác, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:24/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM