Bệnh trật khớp ngón tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bất kì một chấn thương nào, như tai nạn giao thông, có thể khiến hai xương ngón tay lệch khỏi vị trí ban đầu và gây ra trật khớp ngón tay. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Bệnh trật khớp ngón tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Ngón tay có 3 khớp, riêng ngón cái có 2 khớp. Các khớp này giúp các ngón tay có thể co duỗi dễ dàng.

Bất kì một chấn thương nào, như tai nạn giao thông hoặc chấn thương thể thao, có thể khiến hai xương ngón tay lệch khỏi vị trí ban đầu và gây ra trật khớp ngón tay. Lúc này, xương sẽ không cùng nằm thẳng hàng với các khớp nữa.

Thông thường, khớp giữa ngón tay thường dễ bị trật nhất.

2. Triệu chứng

Khi bị trật khớp, ngón tay sẽ sưng, cong và rất đau.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ có:

Tê hoặc ngứa ngón tay Bầm tím hoặc màu sắc da thay đổi Khó di chuyển ngón tay bị chấn thương

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu nghi ngờ ngón tay bị trật khớp. Đôi khi, các triệu chứng bong gân hoặc gãy xương có thể tương tự trật khớp. Do đó, việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả.

3. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây trật khớp ngón tay, chẳng hạn như:

Chấn thương thể thao

Trong một nghiên cứu về các chấn thương chi trên ở những cầu thủ bóng đá, khoảng 17% cầu thủ bị trật khớp giữa của ngón tay. Điều này là do khi cầu thủ dùng tay để bắt hoặc chặn bóng, lực quả bóng quá mạnh sẽ đẩy xương ngón tay ra khỏi vị trí ban đầu.

Té ngã

Trật khớp cũng có thể xảy ra khi bạn vươn tay ra khi té ngã mạnh, khiến xương lệch khỏi khớp.

Chấn thương

Một lực đập mạnh vào ngón tay, chẳng hạn như ngón tay kẹt cửa, cũng có thể khiến xương lệch ra khỏi khớp.

Di truyền

Dây chằng là các mô kết nối xương tại khớp và hỗ trợ cấu trúc này. Tuy nhiên, một số người sinh ra đã có dây chằng yếu nên họ dễ bị trật khớp hơn dù là các chấn thương nhẹ.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán trật khớp ngón tay?

Bác sĩ sẽ kiểm tra ngón tay bị thương và hỏi bạn nguyên nhân bạn chấn thương. Bạn cũng cần làm xét nghiệm hình ảnh để xác định trật khớp và mức độ thương tổn:

X-quang sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ tình trạng trật khớp và kiểm tra xem có tình trạng gãy xương không. Chụp MRI giúp bác sĩ xác định các mô xung quanh khớp có bị tổn thương không.

Những phương pháp nào giúp điều trị trật khớp ngón tay?

Sau khi bị trật khớp, bạn không nên tự nắn lại ngón tay. Điều này có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn và làm chấn thương các cấu trúc bên trong như:

Mạch máu;

Gân;

Dây thần kinh;

Dây chằng.

Do đó, khi bị chấn thương, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị thích hợp:

Nắn khớp

Nắn khớp sẽ giúp xương ngón tay vào lại đúng vị trí ban đầu. Trước khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cục bộ cho khu vực tay bị tổn thương.

Sau khi nắn khớp, bạn có thể cần chụp X-quang để kiểm tra xương, khớp đã vào đúng vị trí chưa.

Đeo nẹp

Sau khi xương đã được nắn chỉnh lại, bạn sẽ cần phải đeo nẹp để bảo vệ và cố định ngón tay bị thương cho đến khi nó lành. Điều này sẽ giúp người bệnh hạn chế di chuyển ngón tay và tránh tình trạng trật khớp tái phát.

Bạn có thể cần đeo nẹp trong vài tuần, nhưng không nên đeo quá lâu vì sẽ khiến khớp cứng vĩnh viễn và giảm khả năng vận động của ngón tay.

Phẫu thuật

Nếu tình trạng trật khớp ngón tay liên quan đến rách dây chằng hoặc gãy xương, bạn sẽ phải phẫu thuật.

Giống như các phương pháp khác, phẫu thuật cũng chỉ giúp nắn chỉnh xương, ổn định và phục hồi khả năng vận động của ngón tay mà không làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh.

5. Phục hồi

Thời gian phục hồi sau khi điều trị trật khớp ngón tay

Sau khi ngón tay đã hồi phục và bỏ nẹp, bạn cần tập vật lý trị liệu để giúp giảm cứng khớp và tăng khả năng vận động của ngón tay.

Bạn có thể quay trở lại hoạt động bình thường trong một vài tuần sau chấn thương. Tuy nhiên, phải mất đến 6 tháng để ngón tay có thể phục hồi hoàn toàn.

Trong một số trường hợp, như trật khớp đi kèm với gãy xương hoặc điều trị không kịp thời, bạn có thể bị đau và cứng ngón tay trong thời gian dài, thậm chí là vĩnh viễn.

Nếu được điều trị kịp thời, ngón tay sẽ phục hồi mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, bạn vẫn có nguy cơ bị trật khớp một lần nữa trong tương lai. Do đó, việc phòng ngừa là hết sức quan trọng, bằng cách:

Luôn mang đồ bảo hộ khi chơi thể thao hoặc tham gia giao thông Tập các bài tập cho bàn tay để cải thiện tính linh động của ngón tay Hạn chế đi lại ở nơi bạn dễ té ngã, như cầu thang hoặc đường gồ ghề

Hãy nhớ rằng nếu bạn nghi ngờ bản thân bị trật khớp ngón tay, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh trật khớp ngón tay, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:09/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM