Bệnh thoát vị đùi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thoát vị đùi là túi phình gồm ruột hoặc mô mỡ bị đẩy qua vùng cơ yếu ở đùi. Bệnh xảy ra ở gần đùi, thường là bên phải. Thoát vị đùi đôi khi gây ra một chỗ sưng u lên ở phần trên bên trong đùi hoặc bẹn. Các chỗ sưng u này thường có thể biến mất khi bạn nằm xuống. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh thoát vị đùi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Thoát vị đùi là túi phình gồm ruột hoặc mô mỡ bị đẩy qua vùng cơ yếu ở đùi. Bệnh xảy ra ở gần đùi, thường là bên phải. Thoát vị đùi đôi khi gây ra một chỗ sưng u lên ở phần trên bên trong đùi hoặc bẹn. Các chỗ sưng u này thường có thể biến mất khi bạn nằm xuống.

2. Triệu chứng thường gặp

Thoát vị đùi thường không gây ra triệu chứng rõ ràng nào. Triệu chứng chính là xuất hiện một khối phình to ở háng. Khối phình này sẽ to hơn khi đứng và nhỏ hơn khi nằm xuống và có thể gây đau mặt trong đùi.

Nếu chỗ phình ngày càng to hơn và bắt đầu gây đau nhiều hơn có thể sẽ diễn tiến thành thoát vị kẹt và nặng hơn là thoát vị nghẹt. Thoát vị bị kẹt gây ra bởi sưng, sự lưu thông máu sẽ bị tắc nghẽn hoặc ngưng trệ. Với thoát bị nghẹt, các mô mỡ bị mắc kẹt trong túi thoát vị. Các triệu chứng khác của thoát vị nghẹt hay thoát vị kẹt bao gồm buồn nôn, nôn, đau, tim đập nhanh hay táo bón trầm trọng.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ khi bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng kể trên. Trong trường hợp bạn đang điều trị thoát vị, bạn nên gọi bác sĩ ngay nếu bạn thấy buồn nôn, ói mửa, đau bụng, sốt cao hơn 37,80C hoặc thoát vị của bạn trở nên đỏ, tím, đen tối hay bị đổi màu, vết mổ điều trị thoát vị bị sưng, đỏ hoặc chảy dịch.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Không có nguyên nhân rõ ràng gây ra thoát vị đùi. Một số chứng thoát vị là bẩm sinh, tuy nhiên chỉ đến giai đoạn trưởng thành, bệnh mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Các nguyên nhân có thể dẫn đến thoát vị đùi có thể là do: thừa cân, mang thai, ho nhiều, táo bón, gắng sức khi đi cầu, và nâng vật nặng.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải thoát vị đùi?

Thoát vị đùi rất hiếm gặp trong các loại thoát vị. Trung bình cứ 20 chứng thoát vị thì chỉ có khoảng 1 là thoát vị đùi và phần còn lại là thoát vị bẹn. Bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Thoát vị hiếm gặp ở trẻ em.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đùi?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đùi, bao gồm:

Giới tính: nam giới thường có nhiều khả năng bị thoát vị đùi hơn nữ giới. Ngoài ra, đại đa số các trẻ sơ sinh và trẻ em mắc thoát vị đùi là những bé trai; Tiền sử gia đình: nguy cơ thoát vị đùi tăng nếu bạn có một người thân bị tình trạng như vậy; Một số bệnh lý: những người bị xơ nang, những bệnh nghiêm trọng về phổi có nhiều khả năng bị thoát vị đùi; Ho mãn tính: chẳng hạn như khi hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị đùi; Táo bón mãn tính: gắng sức khi đi cầu là một nguyên nhân phổ biến của thoát vị đùi; Cân nặng quá mức: làm tăng thêm áp lực lên bụng của người bệnh; Mang thai: điều này có thể làm suy yếu cả các cơ bụng và tăng áp lực trong ổ bụng; Sinh non; Một số ngành nghề: có một số công việc đòi hỏi phải đứng trong thời gian dài hoặc công việc lao động chân tay nặng làm tăng nguy cơ bị thoát vị đùi.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoát vị đùi?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách khám thực thể. Nếu bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu và máu, điện tâm đồ (ECG) (sự ghi lại hoạt động điện của tim) và chụp X-quang ngực.

Những phương pháp nào dùng để điều trị thoát vị đùi?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ cố đẩy khối thoát vị trở về đúng vị trí để ngăn chặn thoát vị kẹt hay thoát vị nghẹt xảy ra.

Thoát vị đùi có thể được điều trị bằng phẫu thuật ngoại trú. Phẫu thuật này được sử dụng phụ thuộc vào kích thước khối thoát vị và thể trạng của người bệnh. Bác sĩ phẫu thuật có thể mổ thông qua một đường rạch nhỏ ở da (nội soi). Bác sĩ phẫu thuật sẽ sửa lại khối thoát vị bằng cách sử dụng một cái đèn soi được đưa xuyên qua vết rạch nhỏ trên da. Một miếng vật liệu dạng lưới có thể được đặt trên chỗ thoát vị nhằm củng cố chỗ yếu này, để tránh thoát vị tái phát.

Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và có thể đề nghị sử dụng thuốc nhuận tràng nhẹ để tránh phải rặn khi đi cầu. Sau phẫu thuật, nên tránh những động tác xoắn người, xoay chuyển đột ngột và lái xe để ngăn chặn bung chỉ vết thương.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Thoát vị đùi có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng theo những thói quen sinh hoạt sau:

Tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ về việc uống thuốc giảm đau, chế độ làm việc và quan hệ tình dục trở lại sau phẫu thuật; Ăn theo chế độ nhiều chất xơ và uống 8 ly nước mỗi ngày để ngăn chặn táo bón và phải rặn khi đi cầu; Bạn có thể giảm nguy cơ thoát vị bằng cách giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, ăn theo chế độ thức ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và đảm bảo an toàn khi nâng các vật nặng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh thoát vị đùi, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM