Bệnh gãy mắt cá chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Gãy mắt cá chân xảy ra khi một hoặc nhiều xương tạo nên khớp mắt cá của bạn bị gãy hoặc vỡ. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của gãy mắt cá chân là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh gãy mắt cá chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Gãy mắt cá chân là gì?

Gãy mắt cá chân xảy ra khi một hoặc nhiều xương tạo nên khớp mắt cá của bạn bị gãy hoặc vỡ.

Gãy mắt cá chân có thể là gãy đơn giản một xương, mà có thể không ảnh hưởng đến việc đi bộ của bạn. Nhưng trong một số trường hợp nặng, chấn thương này có thể làm mắt cá chân của bạn lệch khỏi vị trí ban đầu và làm cho chân bạn bất động trong vài tháng.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị gãy mắt cá chân?

Các dấu hiệu và triệu chứng của gãy mắt cá chân bao gồm:

Đau ở mắt cá chân và đôi khi bạn không thể đi bộ; Sưng và bầm tím quanh khớp hoặc chảy chất lỏng bên trong khớp, có thể trong máu. Bầm tím này có thể lan xuống phía bàn chân hoặc các ngón chân của bạn; Biến dạng xương xung quanh mắt cá chân; Da bên trên vùng xương gãy bị kéo căng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ của bạn nếu:

Bạn không thể chịu đựng sự đau đớn; Thuốc giảm đau không hiệu quả; Mắt cá chân của bạn không thể cử động; Bạn thấy sự biến dạng của xương mắt cá chân; Xương đâm xuyên qua da; Chân của bạn đổi sang màu xanh.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây gãy mắt cá chân?

Mắt cá chân bị gãy có thể được gây ra bởi:

Xoắn hoặc vặn mắt cá chân; Mắt cá chân bị cán; Sẩy chân hoặc té; Bị tác động từ tai nạn giao thông ; Bị uốn cong hoặc kéo giãn; Tác động lựng mạnh lên khớp chẳng hạn như nhảy từ một độ cao.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường dễ bị gãy mắt cá chân?

Gãy mắt cá chân khá phổ biến vì nó có thể xảy ra với mọi người và ở mọi lứa tuổi. Trong suốt 30-40 năm qua, các bác sĩ đã ghi nhận một sự gia tăng về số lượng người bị gãy mắt cá chân. Nếu người lớn tuổi bị gãy mắt cá chân, họ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng liên quan đến vấn đề về xương trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây gãy mắt cá chân. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị gãy mắt cá chân?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gãy mắt cá chân, đặc biệt nếu bạn là một vận động viên thường xuyên tham gia các hoạt động gắng sức, hoặc có tiền sử gãy xương. Môi trường nơi bạn làm việc cũng góp phần vào nguy cơ gãy mắt cá chân.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chuẩn đoán gãy mắt cá chân?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tình huống gãy xương và tiền sử bệnh của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận mắt cá chân, bàn chân, và cẳng chân bằng một trong những phương pháp sau đây:

X-quang là kỹ thuật chẩn đoán phổ biến nhất mà có thể hiển thị các xương bị gãy. X-quang có thể được thực hiện ở cẳng chân, mắt cá chân, và bàn chân để đảm bảo rằng không có bộ phận nào khác bị thương; Chụp hình với thế chịu lực: tùy thuộc vào loại gãy xương mắt cá chân, bác sĩ có thể gây áp lực lên mắt cá chân và chụp X-quang. Xét nghiệm này được tiến hành để xem gãy xương mắt cá chân có nhất định phải phẫu thuật hay không; Chụp cắt lớp vi tính (CT): có thể hiển thị một hình ảnh cắt ngang của mắt cá chân, giúp các bác sĩ đánh giá tình trạng của xương. Nó đặc biệt hữu ích khi các vết nứt kéo dài vào khớp mắt cá chân. Chụp cộng hưởng từ (MRI): các xét nghiệm này cung cấp chi tiết hơn về tình trạng của xương và mô mềm. Đối với một số trường hợp gãy xương mắt cá chân, chụp MRI có thể được thực hiện để đánh giá các dây chằng mắt cá chân. 

Những phương pháp nào dùng để điều trị gãy mắt cá chân?

Sơ cứu

Kỹ thuật sơ cứu là rất quan trọng để giúp ổn định xương cho đến khi bạn có thể đến bệnh viện. Sơ cứu đúng cách có thể làm giảm các biến chứng có thể xảy ra. Sơ cứu bao gồm các bước sau đây:

Chườm đá vùng chấn thương, đặc biệt là khu vực sưng; Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước; Che các vết thương bằng băng.

Nếu mắt cá chân của bạn bị gãy và bị trật khớp, bác sĩ có thể quyết định nắn chúng trở lại vào đúng chỗ. Để giữ cho xương ở đúng vị trí trong khi bạn được đưa đến bệnh viện, mắt cá chân của bạn sẽ được bảo vệ bằng một thanh nẹp.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ quyết định xem bạn cần phải phẫu thuật hay bạn chỉ cần bó bột để mắt cá chân của bạn lành tự nhiện.

Điều trị y tế

Bó bột: Gãy mắt cá chân cần phải được đặt trong một khuôn thạch cao hoặc nẹp trong khoảng sáu tuần. Trong thời gian này, bạn không được đặt bất kỳ vật nào lên mắt cá chân bị gãy. Sau vài tuần sau, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về những việc mà bạn có thể làm để giúp mắt cá chân của bạn hồi phục. Họ cũng có thể thay thế khuôn thạch cao ban đầu bằng một khuôn nhẹ hơn hay một “đôi giày”đặc biệt để bạn hồi phục; Phẫu thuật: nếu gãy xương nặng, bạn sẽ cần phải phẫu thuật để xếp lại các xương vào đúng vị trí. Các loại ốc vít, dây và đĩa có thể được sử dụng để nối các xương lại với nhau, sau đó vết thương được đóng lại bằng các mũi khâu. Các thanh kim loại thường sẽ không được lấy ra sau đó, trừ khi nó gây ra vấn đề gì khác.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế nguy cơ gãy mắt cá chân?

Các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn kiểm soát nguy cơ xương bị thương:

Cẩn trọng trong các hoạt động của bạn; Mang giày dép thích hợp khi tham gia thể thao cũng có thể làm giảm nguy cơ gãy mắt cá chân;

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Với những thông tin trên đây về bệnh gãy mắt cá chân, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:24/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM