Hội chứng ống cổ tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng ống cổ tay do chèn ép dây thần kinh giữa gây ra, có thể cản trở đến cuộc sống thường ngày. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Hội chứng ống cổ tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng đường hầm cổ tay là gì?

Hội chứng đường cổ tay là một bệnh ảnh hưởng đến cổ tay và bàn tay. Dây thần kinh kiểm soát cảm giác và cử động cổ tay và bàn tay liên quan đến hội chứng đường hầm cổ tay là dây thần kinh giữa. Dây này nằm trong một đoạn của cổ tay được gọi là đường hầm cổ tay. Hội chứng này có thể gây ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và cổ tay hoặc một cơn đau nhói xuyên qua cổ tay và cánh tay.

Mức độ phổ biến của hội chứng đường hầm cổ tay

Hội chứng đường hầm cổ tay là tình trạng phổ biến ở những người làm một số ngành nghề như tốc ký, thủ quỹ, người bán thịt. Hội chứng này có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng đường hầm cổ tay là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của hội chứng đường hầm cổ tay là đau, ngứa ran, tê và sức nắm yếu (dễ bị rớt đồ) ở cổ tay, bàn tay và ngón tay. Các triệu chứng thường được cải thiện khi vung hoặc lắc tay. Một số người cảm thấy khó chịu ở cánh tay và vai trên. Các triệu chứng thường trầm trọng hơn vào ban đêm và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng đường hầm cổ tay?

Trong hội chứng đường hầm cổ tay, đường hầm ở cổ tay trở nên hẹp do cổ tay bị sưng. Đường hầm nhỏ lại, bóp chặt dây thần kinh giữa, gây đau và các triệu chứng khác.

Di chuyển bàn tay và cổ tay liên tục theo cùng một cách như đánh máy, viết và sử dụng chuột máy tính có thể gây ra hội chứng đường hầm cổ tay.

Phụ nữ mang thai thường bị hội chứng đường hầm cổ tay vì hormone thay đổi và giữ chất lỏng. Một số bệnh (ví dụ như rối loạn cơ và xương, tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) và bệnh tiểu đường) cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đường hầm cổ tay.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đường hầm cổ tay?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc hội chứng đường hầm cổ tay như:

Hội chứng này thường phổ biến hơn ở phụ nữ. Các tình trạng tổn thương dây thần kinh như tiểu đường làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh, kể cả tổn thương dây thần kinh giữa. Các tình trạng viêm như viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến gân ở cổ tay, gây áp lực lên dây thần kinh giữa. Thay đổi sự cân bằng dịch của cơ thể. Một số tình trạng như mãn kinh, béo phì, rối loạn tuyến giáp và suy thận có thể làm tăng cơ hội mắc hội chứng đường hầm cổ tay. Các yếu tố tại nơi làm việc như làm việc với các dụng cụ rung hoặc trên dây chuyền lắp ráp.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng đường hầm cổ tay?

Bác sĩ kiểm tra cổ tay và kích hoạt các triệu chứng bằng cách gõ lên dây thần kinh giữa, uốn cong nó và giữ nó trong vài giây. Xét nghiệm điện cơ (EMG) được thực hiện để kiểm tra dây thần kinh và cơ cổ tay.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng đường hầm cổ tay?

Việc điều trị bao gồm hai bước. Đầu tiên là thay đổi lối sống. Bạn hãy ngừng bất cứ hoạt động nào gây ra hội chứng đường hầm cổ tay. Sự thay đổi này có thể khó khăn nếu nó liên quan đến công việc, vì vậy hãy nói chuyện với sếp của bạn. Đôi khi, những thay đổi chỉ đơn giản như sử dụng một miếng đệm ở cổ tay khi đánh máy để cổ tay được trợ giúp ở vị trí tốt hơn. Chuyên gia trị liệu vật lý hoặc chuyên gia trị liệu nghề nghiệp có thể đề xuất các cách khác giúp bạn có thể làm việc.

Bước thứ hai là giảm áp lực khỏi dây thần kinh giữa. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc, nẹp cổ tay và phẫu thuật. Nẹp cổ tay vào ban đêm là tốt nhất, nhưng một số người có thể đeo nẹp trong ngày. Thuốc giúp giảm đau trong một thời gian ngắn bằng cách giảm viêm. Thuốc cũng có thể được tiêm vào cổ tay và có thể có tác dụng trong thời gian dài hơn.

Phẫu thuật tạo thêm khoảng trống cho dây thần kinh là cách tốt nhất để giảm áp lực lên dây thần kinh khi các cách điều trị khác không có hiệu quả. Phẫu thuật thường cải thiện nhanh hơn, nhưng bạn nên nghỉ ngơi cổ tay ít nhất 6 tuần để giúp lành bệnh và tránh các triệu chứng mới.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng đường hầm cổ tay?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hội chứng đường hầm cổ tay:

Thay đổi hoạt động gây ra hội chứng đường hầm cổ tay. Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trì hoãn điều trị. Nếu cơ bị yếu đi, cơ hội hồi phục hoàn toàn ít hơn. Hãy tháo nẹp trong thời gian ngắn nếu bạn đeo nó suốt ngày và tập thể dục cho cổ tay và bàn tay.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về hội chứng ống cổ tay, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:13/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM