Bệnh đau vai gáy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Những người ít vận động, ngồi nhiều và ngồi sai tư thế hoặc thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng có nhiều khả năng bị đau nhức vai gáy. Tình trạng sức khỏe này tương đối phổ biến, có thể xuất hiện rồi nhanh chóng biến mất sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh lý này, mời các bạn tham khảo!

Bệnh đau vai gáy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Đau vai gáy là bệnh gì, thường đi kèm với triệu chứng nào?

Thuật ngữ đau nhức vai gáy hay đau cổ vai gáy đề cập đến tình trạng các nhóm cơ ở khu vực này bị căng cứng, từ đó dẫn đến hàng loạt cơn đau khó chịu. Tình trạng sức khỏe này thường xuất hiện đột ngột vào buổi sáng sớm, sau khi thức dậy.

Vì đau nhức vai gáy có thể là lời cảnh báo cho hàng loạt bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp và tim mạch nên sẽ không xuất hiện đơn lẻ. Thay vào đó, triệu chứng đau vai gáy thường xảy ra cùng với các biểu hiện bất thường như:

Gặp khó khăn trong việc cử động cổ và đầu Cường độ đau nhức đặc biệt trở nặng mỗi khi bạn cố gắng xoay cổ, chạm vào chỗ đau, hắt hơi, ho, đứng hoặc ngồi lâu Khu vực cổ gáy và vùng lưng trên có thể bị tê Đau đầu chóng mặt, hoa mắt, ù tai (chủ yếu xảy ra trong trường hợp đau nửa đầu vai gáy) Đau vai gáy tê tay

Đôi khi, triệu chứng đau vai gáy cũng có khả năng xuất hiện chung với các dấu hiệu bất thường khác không được đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại hay thắc mắc nào liên quan đến tình trạng đau mỏi vai gáy, hãy thảo luận thêm với bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Do đó, mô tả chi tiết những vấn đề bạn đang gặp phải sẽ giúp các chuyên gia tư vấn những gì tốt nhất cho trường hợp của bạn.

2. Nguyên nhân đau vai gáy đến từ đâu?

Theo các chuyên gia, triệu chứng đau vai gáy có thể là hệ lụy của một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên, không ít trường hợp nguyên nhân đau vai gáy bắt nguồn từ hàng loạt bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng. 

Nhìn chung, một người bị đau nhức vai gáy có thể là do:

Thói quen sinh hoạt không tốt

Nhiệm vụ của tế bào hồng cầu là vận chuyển oxy cùng dưỡng chất đến mọi mô cơ, bộ phận trong cơ thể. Nếu các nhóm cơ ở khu vực vai gáy không được cung cấp đủ lượng hồng cầu thiết yếu, chúng sẽ dễ bị thương tổn, dẫn đến tình trạng căng cứng và đau nhức tại đây. Sai tư thế ngủ là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây nên vấn đề này, bao gồm:

  • Kê cao gối ngủ;
  • Tựa đầu lên thành ghế để ngủ;
  • Tư thế ngủ nghiêng sang một bên và co quắp lại.

Ngoài ra, thói quen để quạt thổi trực tiếp vào người và tắm đêm cũng sẽ gây rối loạn chức năng hệ thần kinh điều khiển việc cung cấp hồng cầu cho các mô cơ này, từ đó góp phần dẫn đến tình trạng đau nhức vai gáy. 

Mặt khác, chứng đau mỏi vai gáy còn có thể phát sinh bởi việc thường xuyên khuân vác vật nặng trên vai.

Bệnh cơ xương khớp – cột sống

Đôi khi, nguyên nhân đau vai gáy có khả năng đến từ tình trạng áp lực đè nặng lên các rễ thần kinh trong khu vực này, chủ yếu là do những bệnh cơ xương khớp – cột sống, chẳng hạn như:

  • Thoái hóa cột sống cổ ;
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ;
  • Gai xương phát triển;
  • Viêm cột sống dính khớp;
  • Hội chứng cổ vai cánh tay.

Một số vấn đề sức khỏe khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên, đau nhức vai gáy còn có thể là dấu hiệu sớm của vài vấn đề sức khỏe như sau:

  • Các bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực ổn định, bóc tách động mạch cảnh, đột quỵ…
  • Chấn thương mô mềm ở vùng cổ vai gáy;
  • Rách cơ, gân hoặc dây chằng ở cổ do cử động đột ngột, chủ yếu là hệ quả từ va chạm mạnh;
  • Rách cơ chóp xoay vai.

Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?

Đau cổ vai gáy kéo dài có nguy cơ cao gây rối loạn giấc ngủ và suy nhược cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày. Không những vậy, người bị đau vai gáy còn có thể phải đối mặt với một số biến chứng nghiêm trọng như

  • Rối loạn tiền đình;
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật;
  • Thiểu năng tuần hoàn não.

3. Các thủ thuật dùng trong chẩn đoán đau nhức vai gáy

Trước hết, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về những vấn đề xoay quanh triệu chứng đau vai gáy, ví dụ như cơn đau bắt đầu xuất hiện khi nào, có kèm theo biểu hiện bất thường nào không…

Sau đó, các chuyên gia bắt đầu tìm kiếm nguyên nhân đau vai gáy bằng cách kiểm tra sức khỏe tổng quát, bao gồm:

  • Kiểm tra phạm chi chuyển động của cổ, vai và cánh tay;
  • Áp dụng một số thủ thuật xét nghiệm y khoa như: Xét nghiệm máu Xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, chụp CT và chụp MRI) ;
  • Điện cơ đồ (EMG) ;
  • Chọc dò tủy sống.

4. Bỏ túi một số cách chữa đau vai gáy hiệu quả

Tùy vào nguyên nhân gây nên, mỗi người sẽ có phương pháp điều trị đau vai gáy khác nhau, chẳng hạn như: 

  • Đau mỏi vai gáy do các bệnh tim mạch: cần được cấp cứu ngay lập tức nhằm hạn chế rủi ro dẫn đến biến chứng gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh ;
  • Đau vai gáy do bệnh cơ xương khớp – cột sống: sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với một số phương pháp trị liệu thay thế như xoa bóp, trị liệu thần kinh cột sống… Nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng, bạn cũng có thể cần đến phẫu thuật.
  • Đau nhức vai gáy do sai tư thế: chú ý điều chỉnh lại tư thế khi nằm, ngồi…, đồng thời kết hợp với một số biện pháp khắc phục tại nhà

Cách chữa đau vai gáy tại nhà

Những cách chữa đau vai gáy tại nhà thường chỉ áp dụng cho trường hợp nhẹ. Chúng có thể gồm: 

  • Hạn chế các môn thể thao, bài tập hoặc hoạt động thường ngày liên quan đến khu vực vai gáy đang bị đau;
  • Kết hợp chườm lạnh và chườm ấm;
  • Băng bó và xoa bóp vùng vai đau nhức  ;
  • Uống thuốc giảm đau hoặc dùng kem bôi giảm đau tại chỗ.

Người bị đau mỏi vai gáy uống thuốc gì?

Để xoa dịu triệu chứng khó chịu, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc chữa đau vai gáy cổ như sau:

  • Paracetamol;
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) ;
  • Thuốc giãn cơ;
  • Thuốc giảm đau thần kinh ;
  • Thuốc giảm đau opioid (có thể gây nghiện, thường chỉ dùng trong trường hợp nghiêm trọng);
  • Chất bổ sung vitamin B.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đôi khi thuốc giảm đau có thể kéo theo tác dụng phụ làm tổn hại đến sức khỏe của một số bộ phận trong cơ thể như gan, thận, dạ dày… Do đó, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc là điều thiết yếu khi áp dụng cách trị đau vai gáy này. 

Bài tập chữa đau vai gáy

Người bị đau mỏi vai gáy thường được khuyến khích chú trọng nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động. Mặc dù vậy, rèn luyện thể chất với cường độ và bài tập thích hợp có thể giúp bạn mau chóng đẩy lui cơn đau. 

Các bài tập chữa đau vai gáy thường gồm những động tác co – duỗi có tác dụng tăng cường sức khỏe cũng như độ dẻo dai cho các mô cơ ở khu vực này. Ngoài ra, không ít người còn chia sẻ kinh nghiệm về những bài tập yoga cho người đau vai gáy được đánh giá cao về hiệu quả, ví dụ như: 

  • Tư thế sợi chỉ xâu qua kim;
  • Tư thế con mèo – con bò ;
  • Tư thế nhân sư;
  • Tư thế chiến binh II;
  • Tư thế mặt bò.

Nếu cường độ đau trở nên nghiêm trọng trong lúc tập luyện, bạn cần ngưng ngay lập tức và tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra. 

5. Phòng ngừa đau cổ vai gáy

Bạn có thể ngăn chặn một số rủi ro dẫn đến bệnh đau vai gáy cổ bằng cách cải thiện lối sống hàng ngày. Những thay đổi nhỏ này có thể gồm: 

  • Thực hành tư thế tốt ;
  • Tạo thói quen tập luyện các bài tập co duỗi cơ với cường độ vừa phải Không ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng hãy đứng lên và đi lại xung quanh;
  • Đừng lạm dụng smartphone. Nếu sử dụng nhiều, hãy đảm bảo màn hình điện thoại được đặt ngang tầm mắt bạn để tránh tình trạng cúi đầu quá lâu gây đau nhức. 

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đau vai gáy, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM