Bệnh rách cơ quay khớp vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Rách cơ quay khớp vai, hay rách chóp xoay khớp vai, là vết rách một phần hoặc toàn bộ một hoặc nhiều hơn dây chằng của cơ quay khớp vai. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh rách cơ quay khớp vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Rách cơ quay khớp vai, hay rách chóp xoay khớp vai, là vết rách một phần hoặc toàn bộ một hoặc nhiều hơn dây chằng của cơ quay khớp vai.

Đai vai bao gồm 3 xương (xương bả vai, xương đòn và xương cánh tay) và 3 khớp (khớp cánh tay, khớp cùng vai đòn và khớp ức đòn). Vai có phạm vi di chuyển lớn hơn tất cả các khớp khác nhưng cũng thường bị chấn thương hơn.

Cơ delta lớn và khỏe cung cấp nhiều lực cho các cử động của vai nhất. Bên dưới cơ này là bốn cơ quay khớp vai. Chúng hỗ trợ chuyển động của vai và giữ cho vai vững chãi. Những cơ này được giữ bám chặt vào xương nhờ vào dây chằng. Cơ quay khớp vai được làm từ cơ và dây chằng để giữ phần cánh tay trên ở khớp vai.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Nếu bạn bị rách cơ quay khớp vai, triệu chứng chủ yếu là đau vai, đặc biệt là khi giơ tay cao sang một bên. Bạn có thể đau nhiều hơn khi với tay cao hơn đầu như chải tóc. Bạn có thể cảm thấy cánh tay và vai trở nên yếu đi. Các triệu chứng khác bao gồm đau vai nhiều hơn khi nằm xuống. Đẩy vật ra xa khỏi người có thể đau nhưng kéo lại thì không. Vết rách trên gân cơ quay khớp vai khiến vai yếu hơn nhiều và bạn khó có thể làm bất kỳ hoạt động gì khi phải đưa tay cao trên đầu.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi bạn gặp phải các triệu chứng như trên nên tìm gặp bác sĩ để có sự tư vấn và điều trị tốt nhất, đặc biệt nếu bạn bị chấn thương vùng vai. Nếu bạn có cơn đau kéo dài hơn vài tuần, bạn cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị tốt nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây rách chóp xoay khớp vai là do chấn thương bạn có thể gặp phải. Dây chằng tiếp xúc với nhánh xương ở vai. Vết rách thường xảy ra trong các hoạt động hoặc công việc mà tay phải giơ cao quá đầu hoặc nâng lên và hạ xuống như chơi bóng chày, bơi, sơn nhà và nghề mộc.

4. Nguy cơ mắc phải

Đau cơ quay khớp vai khá phổ biến, tuy nhiên bệnh thường xảy ra nhiều ở những người trên 40 tuổi hoặc người sử dụng hoạt động cánh tay quá nhiều và lặp đi lặp lại. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị rách cơ quay khớp vai (rách chóp xoay khớp vai):

  • Độ tuổi: càng lớn tuổi, bạn càng dễ có nguy cơ bị viêm gân cơ quay khớp vai, đặc biệt là độ tuổi trên 40.
  • Một số hoạt động thể thao: thường xảy ra ở các vận động viên thường xuyên chuyển động cánh tay để thi đấu, chẳng hạn như người giao bóng chày, người bắn cung và người chơi tennis.
  • Công việc trong lĩnh vực xây dựng: điển hình như thợ mộc hay thợ sơn nhà, công việc của họ đòi hỏi phải di chuyển cánh tay lặp lại, thường là quá đầu, dần theo thời gian sẽ dẫn đến viêm gân cơ quay khớp vai.
  • Tiền sử bệnh lý của gia đình: bệnh cũng liên quan đến yếu tố di truyền.

5. Điều trị

Những phương pháp nào dùng để điều trị rách cơ quay khớp vai (rách chóp xoay khớp vai)?

Rách cơ quay khớp vai một phần thường có thể được điều trị bằng các phương pháp không cần phẫu thuật. Bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid để giảm sưng và giảm đau.

Luyện tập, đặc biệt là vật lý trị liệu, có thể giúp cơ quay khớp vai khỏe hơn và làm giảm đau. Chườm đá lên vai sau khi luyện tập giúp bạn giảm đau và sưng.

Khi vật lý trị liệu không hiệu quả hoặc cơ quay khớp vai bị rách hoàn toàn, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thực hiện các phẫu thuật giảm áp lực. Dây chằng bị rách có thể được cố định bằng tiểu phẫu mở hoặc tiểu phẫu nội soi khớp. Phẫu thuật bao gồm loại bỏ mặt dưới của mỏm cùng vai, điều trị các phần bị viêm khác và phục hồi cơ quay khớp vai bị rách của bạn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rách cơ quay khớp vai (rách chóp xoay khớp vai)?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh lý và khám tổng quát để chẩn đoán liệu bạn có mắc đau cơ quay khớp vai không, đặc biệt bác sĩ sẽ kiểm tra vai và lưng của bạn. Vai và cánh tay sẽ được di chuyển theo một số cách nhất định để thăm khám và kiểm tra. Chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ giúp ích giúp chẩn đoán chính xác nếu bạn bị rách cơ quay khớp vai.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt sau để hạn chế diễn tiến rách cơ quay khớp vai:

  • Dùng thuốc theo chỉ định.
  • Luyện tập như được hướng dẫn.
  • Cố gắng làm việc bằng tay không bị ảnh hưởng.
  • Gọi bác sĩ nếu cơn đau khiến bạn mất ngủ và không thể kiểm soát bằng thuốc không kê toa.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Rách cơ quay khớp vai, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM