Bệnh đau vùng chậu mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau vùng chậu mạn tính là đau ở vùng dưới rốn và giữa hông, có thể kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn. Cơn đau khác nhau tùy theo mỗi người. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị hiệu quả? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh đau vùng chậu mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Đau vùng chậu mạn tính là bệnh gì?

Đau vùng chậu mạn tính là đau ở vùng dưới rốn và giữa hông, có thể kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn. Cơn đau khác nhau tùy theo mỗi người. Ở một số phụ nữ, cơn đau chỉ ở mức trung bình và thỉnh thoảng hay tái phát lại. Trong một số trường hợp, cơn đau lại ở mức độ nghiêm trọng hơn và gây ra một số vấn đề về giấc ngủ, làm việc.

Đau vùng chậu mạn tính có thể có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể khó chẩn đoán nếu nó là triệu chứng của một bệnh khác.

Nếu cơn đau vùng chậu mạn tính là tình trạng sức khỏe, bạn chỉ cần xử lý nguyên nhân gây ra tình trạng này là có thể làm hết đau ở vùng chậu.

Thật không may, trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định chính xác nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng đau vùng chậu mạn tính. Do đó, mục tiêu của điều trị là làm giảm đau và giảm các triệu chứng khác, cải thiện chất lượng cuộc sống.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau vùng chậu mạn tính là gì?

Các triệu chứng thường gặp của đau vùng chậu mạn tính là:

Khí hư có màu sắc, kết cấu bất thường hoặc mùi khó chịu; Đau bụng hoặc đau vùng chậu ở một khu vực cụ thể hoặc rộng hơn; Đau khi quan hệ tình dục; Chu kì kinh không thường xuyên hoặc bị mất; Chuột rút kì kinh nguyệt nghiêm trọng hơn so với bình thường; Đi tiểu thường xuyên; Đau khi đi tiểu; Đau khi trứng rụng; Đau khi bạn ấn vào một số khu vực xương chậu; Đau lưng; Mệt mỏi; Sốt; Buồn nôn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh đau vùng chậu mạn tính?

Đau vùng chậu mạn tính là một bệnh phức tạp có nhiều nguyên nhân. Đôi khi, nguyên nhân xuất phát từ một tình trạng rối loạn. Cơn đau cũng có thể do một số tình trạng sức khỏe, ví dụ như phụ nữ có thể có cả hai bệnh lạc nội mạc tử cung và viêm bàng quang kẽ trong đau vùng chậu mạn tính.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh đau vùng chậu mạn tính bao gồm:

Lạc nội mạc tử cung. Đây là một tình trạng khi mô từ lớp lót tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung. Những tế bào mô phản ứng với chu kỳ kinh nguyệt, giống như lớp lót tử cung: dày lên, bị phá vỡ và chảy máu mỗi tháng khi mức độ hormone lên hoặc xuống. Bởi vì tình trạng này xảy ra ở bên ngoài tử cung, các mô và máu không thể đào thải ra ngoài cơ thể thông qua âm đạo. Thay vào đó, chúng được giữ trong bụng, gây ra u nang và các mô sẹo; Căng cứng cơ bắp ở khung chậu. Co thắt hoặc căng cứng trong các cơ sàn chậu có thể làm tái phát cơn đau ở vùng chậu; Bệnh viêm vùng chậu mạn tính. Viêm nhiễm lâu dài có thể gây ra nhiễm trùng và thường lây truyền qua đường tình dục. Bệnh có thể gây ra sẹo, có liên quan đến cơ quan vùng chậu; Buồng trứng còn sót lại. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng (đó là một mảnh nhỏ của buồng trứng) có thể vô tình bị bỏ lại bên trong và hình thành các u nang gây đau đớn; U xơ tử cung. Những tình trạng không phải là ung thư của tử cung này có thể gây áp lực hay tạo cảm giác đè nặng ở bụng dưới. U xơ hiếm khi gây đau buốt, trừ khi u xơ bắt đầu thiếu đi nguồn cung cấp máu và thoái hóa dần; Hội chứng kích thích ruột. Các triệu chứng liên quan đến hội chứng kích thích ruột bao gồm đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy có thể là nguyên nhân gây đau vùng chậu; Hội chứng viêm bàng quang kẽ. Tình trạng này có liên quan đến việc tái phát cơn đau ở bàng quang và nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Bạn có thể bị đau vùng chậu như khi bị đầy bàng quang, tình trạng này có thể được cải thiện tạm thời sau khi bạn làm rỗng bàng quang; Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu. Một số bác sĩ cho rằng tình trạng mở rộng, giãn tĩnh mạch xung quanh tử cung và buồng trứng có thể gây ra cơn đau vùng chậu. Tuy nhiên, các bác sĩ khác ít nhiều chắc chắn rằng hội chứng tắc nghẽn vùng chậu là một nguyên nhân gây ra đau vùng chậu mạn tính vì hầu hết phụ nữ có các tĩnh mạch phình to ở phần xương chậu không có các cơn đau liên quan; Yếu tố tâm lý. Trầm cảm, căng thẳng mạn tính, tiền sử lạm dụng tình dục hoặc thể chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau vùng chậu mạn tính. Cảm xúc buồn bã làm cho cơn đau nghiêm trọng hơn và chính những cơn đau mạn tính góp phần vào cảm xúc buồn bã. Hai yếu tố này thường trở thành một vòng luẩn quẩn.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh đau vùng chậu mạn tính?

Đau vùng chậu là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh đau vùng chậu mạn tính?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh đau vùng chậu mạn tính, chẳng hạn như:

Tiền sử bệnh viêm vùng chậu; Tiền sử bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục. Khoảng một nửa số phụ nữ có cơn đau ở vùng chậu được báo cáo từng bị lạm dụng về thể chất hoặc tình dục; Tiền sử xạ trị hoặc phẫu thuật ở bụng hoặc khung xương chậu, điều này bao gồm một số phẫu thuật điều trị tình trạng đi tiểu không tự chủ; Tiền sử bệnh trầm cảm. Cơn đau và trầm cảm dường như có sự liên quan; Rượu hoặc lạm dụng ma túy; Bất thường trong cấu trúc của bộ phận sinh dục; Mang thai và sinh nở gây căng thẳng trên lưng và xương chậu, chẳng hạn như việc em bé sinh ra có khối lượng lớn, chuyển dạ khó khăn, sử dụng kẹp hoặc dụng cụ hút khi sinh.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh đau vùng chậu mạn tính?

Một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh đau vùng chậu mạn tính bao gồm:

Kiểm tra vùng chậu. Phương pháp này có thể cho bác sĩ thấy những dấu hiệu nhiễm trùng, tăng trưởng bất thường hoặc cơ sàn chậu căng thẳng; Các xét nghiệm. Trong khám phụ khoa, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để kiểm tra các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như Chlamydia hoặc bệnh lậu. Bác sĩ cũng có thể đề nghị thử máu để kiểm tra số lượng tế bào máu và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem bạn có mắc bệnh bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hay không; Siêu âm. Phương pháp xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh chính xác của cấu trúc bên trong cơ thể. Chẩn đoán này giúp phát hiện các u nang trong buồng trứng, tử cung hoặc ống dẫn trứng; Thủ thuật kiểm tra bằng hình ảnh khác. Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể xác định các cấu trúc hoặc tăng trưởng bất thường nào đó; Phẫu thuật nội soi. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở bụng và cho một ống mỏng có gắn máy ảnh nhỏ vào bên trong vết rạch. Nội soi giúp bác sĩ quan sát các cơ quan vùng chậu và kiểm tra xem có các mô bất thường hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Thủ thuật này đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện lạc nội mạc tử cung và bệnh viêm vùng chậu mạn tính.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đau vùng chậu mạn tính?

Các phương pháp dùng để điều trị bệnh viêm vùng chậu mạn tính bao gồm:

Thuốc; Phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như: vật lý trị liệu, kích thích tủy sống, tiêm tại điểm gây kích thích, tâm lý trị liệu; Phẫu thuật; Phục hồi chức năng; Châm cứu.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau vùng chậu mạn tính?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Quan hệ tình dục an toàn; Làm xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Tránh thụt rửa âm đạo; Vệ sinh kỹ càng sau khi sử dụng nhà vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đau vùng chậu mạn tính, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM