Bệnh gãy xương bàn tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Gãy xương cổ tay hay gãy xương bàn tay là gãy hoặc nứt một hoặc nhiều xương của cổ tay hoặc bàn tay. Loại chấn thương này xảy ra khi bạn cố gắng giữ thân người khi bị ngã trên nền đất cứng với bàn tay duỗi thẳng. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh này, mời các bạn tham khảo!

Bệnh gãy xương bàn tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Gãy xương bàn tay là gì?

Gãy xương cổ tay hay gãy xương bàn tay là gãy hoặc nứt một hoặc nhiều xương của cổ tay hoặc bàn tay. Loại chấn thương  này xảy ra khi một người cố gắng giữ cơ thể khi bị ngã trên nền đất cứng bằng cách duỗi thẳng tay.

Điều quan trọng là bạn cần điều trị cổ tay hoặc bàn tay bị gãy càng sớm càng tốt. Nếu không, xương có thể không lành lại đúng cách, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của bạn như viết hoặc cài nút áo. Điều trị sớm cũng sẽ giúp giảm thiểu đau nhức và cứng khớp.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng gãy xương bàn tay là gì?

Hầu hết các thương tích của bàn tay là khá rõ ràng. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sưng ;
  • Bầm tím;
  • Đau ;
  • Không phối hợp được các ngón tay;
  • Bàn tay yếu đi ;
  • Không thể nắm bắt ;
  • Giảm phạm vi chuyển động của các ngón tay.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bàn tay là trung tâm của mọi hoạt động do đó bạn nên đảm bảo không có tổn thương vĩnh viễn nào cho tay.

Bởi vì bàn tay rất quan trọng, bác sĩ sẽ khám bất kỳ chấn thương nào ở bàn tay, cho dù nhỏ nhất. Vì vậy, bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ chấn thương nào ở tay.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây gãy xương bàn tay?

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy bàn tay bao gồm chấn thương nơi làm việc, sử dụng không đúng các công cụ, chấn thương do té ngã và chấn thương thể thao. Phần lớn các chấn thương đều có thể phòng tránh được.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ gãy xương bàn tay?

Các yếu tố nguy cơ bị gãy xương bàn tay do tham gia vào một số môn thể thao nhất định – như trượt băng hoặc trượt ván hay do loãng xương.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán gãy xương bàn tay?

Hầu hết các chấn thương ở bàn tay cần được chụp phim X-quang. Bệnh án các chấn thương ở tay sẽ giúp bác sĩ xác định khả năng bạn bị gãy xương nào. Ví dụ như nếu bàn tay bị thương do đấm, thì khả năng gãy xương nhiều nhất ở xương bàn tay thứ năm.

Bác sĩ sẽ chạm vào các ngón tay, bàn tay và cổ tay để xác định điểm đau chói nhất và đánh giá xem có bất kỳ tổn thương nào xảy ra với các mạch máu, dây thần kinh hay gân ở bàn tay hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị gãy xương bàn tay?

Thủ thuật thường sử dụng để điều trị gãy xương bàn tay là:

Chụp X-quang. Bàn tay có thể bị tê liệt một phần khi bác sĩ tiêm vào các dây thần kinh ở cổ tay hoặc ở gốc ngón tay. Vết thương sẽ được rửa sạch và thăm khám kỹ càng. Các vết cắt thường được khâu lại cẩn thận (bằng các mũi khâu hoặc các thiết bị khác). Dùng thuốc kháng sinh để giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng. Phần bị thương sẽ được cố định bằng nẹp để giữ nó ở một vị trí cố định. Thuốc giảm đau sử dụng trong vài ngày sau khi bị thương.

Bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia về tay (bác sĩ chỉnh hình hoặc phẫu thuật chỉnh hình).

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý gãy xương bàn tay?

Nói chung, bất kỳ chấn thương bàn tay nào – ngoại trừ các thương tích rất nhỏ – nên được bác sĩ khám. Tuy nhiên, sơ cứu đơn giản ban đầu có thể giúp ngăn ngừa thương tổn thêm.

Cầm máu bằng cách đặt một miếng vải sạch hoặc miếng gạc lên vết thương. Ngay khi chấn thương đã xảy ra, bạn hãy thoa đá lên vùng bị thương để giảm đau và giảm sưng. Gỡ bỏ bất kỳ đồ trang sức trên tay ngay lập tức. Bàn tay có thể sưng lên đáng kể và đồ trang sức sẽ gần như không thể tháo ra sau khi tay sưng. Đi cấp cứu ngay lập tức. Nếu bàn tay bị biến dạng rõ, bạn hãy chờ nhân viên y tế đến hoặc cố định vết thương bằng nẹp và đưa đến cấp cứu. Uống acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) theo hướng dẫn trên nhãn để giảm đau.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Với những thông tin trên đây về bệnh gãy xương bàn tay, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:24/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM