Bệnh viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay là một dạng viêm gân, đặc trưng bởi tình trạng viêm và kích thích gân do chấn thương hoặc vận động quá sức. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay là gì?

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay là một dạng viêm gân đặc trưng bởi tình trạng viêm và kích thích gân.

Thông thường, việc vận động quá sức hoặc chấn thương sẽ gây ra những vết rách nhỏ ở gân nối khuỷu tay và cẳng tay. Những vết rách này sẽ dẫn đến sưng gân và đau.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay là gì?

Thông thường, người bệnh sẽ khó nhận thấy các triệu chứng viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay vì chúng xuất hiện chậm, đặc biệt nếu nguyên nhân là do vận động quá sức.

Một số người có thể có các triệu chứng phát triển đột ngột, chẳng hạn như trong trường hợp chấn thương.

Các triệu chứng liên quan tới tình trạng viêm gân này có thể nặng hoặc nhẹ, chẳng hạn như:

  • Đau khi gập cổ tay vào trong;
  • Cơn đau lan từ khuỷu tay đến cổ tay và ngón tay út;
  • Không thể cầm nắm đồ vật;
  • Đau khi lắc tay;
  • Khó di chuyển khuỷu tay;
  • Cảm giác ngứa lan từ khuỷu tay đến ngón áp út và ngón út;
  • Khuỷu tay cứng;
  • Cổ tay yếu.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu việc nghỉ ngơi, chườm lạnh hoặc dùng thuốc giảm đau không kê đơn không giúp giảm đau khuỷu tay. Gọi cấp cứu nếu:

Khuỷu tay nóng và viêm, đồng thời bạn bị sốt Bạn không thể co khuỷu tay Khuỷu tay trông biến dạng Bạn nghi ngờ bị gãy xương tay

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay?

Nguyên nhân gây viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay là do tổn thương các cơ và gân hỗ trợ cổ tay và ngón tay. Các tổn thương này thường do các hoạt động quá mức và lặp đi lặp lại gây áp lực lên gân.

Khi bạn khởi động không đúng cách hoặc thực hiện các động tác không chính xác cũng có thể gây ra tình trạng viêm gân này.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay?

Tình trạng viêm lồi cầu ngoài thường ảnh hưởng đến vận động viên vì cường độ tập luyện ở những người này rất cao.

Những môn thể thao có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay như:

  • Goft;
  • Quần vợt;
  • Cử tạ;
  • Bóng chày;
  • Chèo thuyền.

Ngoài ra, một số nghề nghiệp cũng làm bạn có nguy cơ bị tình trạng này, chẳng hạn như:

  • Thợ giết mổ gia súc;
  • Thợ sửa ống nước;
  • Công nhân xây dựng;
  • Người sử dụng máy tính trong thời gian dài;
  • Đầu bếp;
  •  Họa sĩ.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ khám thực thể và hỏi bạn về các hoạt động ở nhà hay nơi làm việc. Trong một số trường hợp, bạn cũng cần chụp X-quang cánh tay.

Những phương pháp nào giúp điều trị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay?

Bước đầu tiên trong quá trình điều trị là tránh các hoạt động gây ra cơn đau. Ngoài ra, các phương pháp khác giúp điều trị viêm lồi cầu ngoài xương gồm:

Thuốc

Để giảm đau, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, naproxen hoặc paracetamol.

Các liệu pháp thay thế

Một số liệu pháp thay thế cũng giúp điều trị tình trạng này như:

  • Nghỉ ngơi. Bạn nên ngưng chơi thể thao và các hoạt động lặp đi lặp lại cho đến khi hết đau. Nếu quay trở lại hoạt động quá sớm, bạn có thể làm tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn.
  • Chườm lạnh. Chườm túi nước đá vào khuỷu tay trong 15 – 20 phút mỗi lần, 3 – 4 lần hàng ngày để giảm sưng. Để bảo vệ làn da, bạn nên bọc các túi nước đá trong một chiếc khăn mỏng.
  • Sử dụng nẹp. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên đeo nẹp cho cánh tay bị ảnh hưởng, điều này có thể làm giảm căng cơ và gân.
  • Kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho các khu vực bị ảnh hưởng. Bác sĩ có thể đề nghị bạn tập các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho các cơ ở tay. Hiệu quả của các bài tập kéo giãn đối với sức mạnh của gân đã được chứng minh. Các liệu pháp trị liệu và nghề nghiệp khác cũng có thể có hiệu quả

Khi cơn đau không còn nữa, bạn hãy bắt đầu các hoạt động lặp đi lặp lại một cách từ từ. Nếu chơi thể thao, bạn có thể nhờ người có kinh nghiệm để hướng dẫn các động tác một cách chính xác.

Phẫu thuật

Bác sĩ rất hiếm khi đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh không đáp ứng với điều trị bảo tồn trong 6-12 tháng, bạn có thể cần làm phẫu thuật.

Hầu hết mọi người sẽ khỏe hơn khi chườm lạnh, nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, cơn đau có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm – ngay cả khi bạn chịu khó và làm theo hướng dẫn về việc tập luyện cho cánh tay.

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng viêm gân này không dẫn đến các biến chứng vì người bệnh thường ngưng các hoạt động khi cơn đau xuất hiện.

Những người bất chấp hoạt động dù có cơn đau sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn. Đối với những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

6. Phòng ngừa

Làm thế nào để phòng ngừa viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay?

Tăng cường sức mạnh cho cơ cẳng tay bằng cách tập cử tạ với trọng lượng vừa phải hoặc bóp banh nhỏ. Làm nóng người và kéo giãn cơ trước khi khởi động. Bạn có thể đi bộ hoặc chạy bộ trong vài phút để làm nóng cơ bắp. Sau đó, hãy thực hiện các động tác kéo giãn nhẹ nhàng trước khi vận động hoặc tập luyện nặng. Điều chỉnh tư thế đúng. Dù chơi môn thể thao nào, bạn cũng nên nhờ một người có kinh nghiệm để hướng dẫn các tư thế chính xác, tránh gây ra chấn thương trong quá trình vận động. Nâng đồ vật đúng cách. Khi nâng bất cứ vật nào, bạn cũng nên giữ cho cổ tay cứng và ổn định để giảm lực xuống khuỷu tay. Nghỉ ngơi. Cố gắng không dùng khuỷu tay quá sức. Ngay khi thấy dấu hiệu đau tại nơi này, bạn hãy nghỉ ngơi.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM