Bệnh đau ụ ngón chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau ụ ngón chân là tình trạng đau và viêm xương khớp ngón chân do chạy nhảy nhiều, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh lý này có nguye hiểm không? Biện pháp điều trị và chẩn đoán nò là hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh đau ụ ngón chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Đau ụ ngón chân là gì?

Đau ụ ngón chân là tình trạng đau và viêm xương khớp ngón chân do chạy nhảy nhiều. Ngoài ra, bạn cũng bị tình trạng này nếu có biến dạng bàn chân, mang giày quá chật hoặc quá rộng.

Mặc dù không nghiêm trọng, nhưng đau ụ ngón chân có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng đau ụ ngón chân là gì?

Các triệu chứng của đau ụ ngón chân gồm:

  • Đau nhói, nhức và nóng rát ở xương khớp ngón chân;
  • Cơn đau nghiêm trọng hơn khi bạn đứng, chạy, đi – đặc biệt trên bề mặt cứng – và sẽ thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi;
  • Đau nhói, tê và ngứa ngón chân;
  • Cảm giác như có sỏi trong giày khi mang.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Nếu cơn đau kéo dài trong vài ngày hoặc không biến mất khi bạn đổi giày hoặc thay đổi các hoạt động, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau ụ ngón chân là gì?

Một số nguyên nhân khiến bạn bị đau xương khớp ngón chân như:

  • Các hoạt động hoặc bài tập nặng. Những người chạy bộ quãng đường dài sẽ dễ bị đau ụ ngón chân do phần trước của bàn chân hấp thụ nhiều lực hơn khi chạy. Ngoài ra, những người thường hay vận động mạnh và mang giày không vừa chân cũng dễ bị tình trạng này.
  • Hình dáng bàn chân. Vòm bàn chân cao có thể gây thêm áp lực lên các xương khớp ngón chân.
  • Biến dạng bàn chân. Mang giày quá nhỏ hoặc giày cao gót có thể khiến chân bị lệch. Ngoài ra, tình trạng ngón chân hình búa và sưng đau ở gốc ngón chân cái cũng có thể khiến bạn bị đau ụ ngón chân.
  • Thừa cân. Chân, đặc biệt là bàn chân, phải chịu trọng lượng của cả cơ thể. Do đó, ở những người thừa cân, bàn chân phải chịu một trọng lượng lớn hơn và dẫn đến tổn thương các xương khớp ngón chân. Giảm cân sẽ giúp thuyên giảm tình trạng này.
  • Mang giày không phù hợp với chân. Giày cao gót sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn vào phía trước bàn chân và gây đau ụ ngón chân. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Ngoài ra, giày quá chật hoặc giày thể thao không có miếng đệm hỗ trợ cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Rạn xương. Tình trạng nứt các vết nhỏ ở xương ngón chân hoặc xương bàn chân sẽ khiến bạn đau đớn và làm trọng lượng dồn lên bàn chân thay đổi.
  • U dây thần kinh Morton. Đây là bệnh ảnh hưởng đến sự phì đại dây thần kinh của bàn chân và thường xảy ra ở khu vực giữa ngón chân thứ ba và thứ tư. Khi mắc bệnh, bạn sẽ bị đau nhức xương bàn chân.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị đau ụ ngón chân?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị tình trạng này như:

  • Tham gia các môn thể thao chạy nhảy nhiều ;
  • Mang giày cao gót, giày không vừa chân hoặc giày mũi nhọn ;
  • Thừa cân hoặc béo phì;
  • Các vấn đề ở chân, như ngón chân hình búa hoặc vết chai dưới chân;
  • Viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc gout

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau ụ ngón chân?

Do có rất nhiều vấn đề ở chân gây ra tình trạng như đau ụ ngón chân, nên để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ kiểm tra chân khi bạn đang đứng hoặc ngồi. Ngoài ra, họ cũng hỏi về thói quen sinh hoạt và mức độ vận động của bạn.

Bạn cũng cần chụp X-quang để giúp bác sĩ xác định hoặc loại bỏ các tình trạng khác, như rạn xương.

Những phương pháp nào giúp điều trị đau ụ ngón chân?

Việc điều trị chủ yếu tập trung vào việc làm giảm khó chịu và đau đớn cho người bệnh, chẳng hạn như:

Chườm đá lên khu vực đau nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 15-20 phút. Tuy nhiên, bạn không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên da mà hãy bọc đá bằng khăn sạch trước khi chườm nhé. Sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn, như ibuprofen, để giúp giảm đau và viêm trong xương khớp ngón chân. Giảm áp lực lên ngón chân bằng cách giảm cân hoặc nghỉ ngơi

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn dùng miếng đệm hỗ trợ xương ngón chân để giúp giảm áp lực lên khu vực này.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ đề nghị tiêm steroid để giảm đau và sưng.

Nếu không điều trị đau ụ ngón chân hoặc nếu bạn quay trở lại hoạt động quá sớm, các biến chứng có thể xảy ra.

Đau ụ ngón chân có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị, cơn đau có thể lan ra những nơi khác của bàn chân, cũng như những bộ phận khác trong cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ điều chỉnh dáng đi để họ cảm thấy bớt đau hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ góp phần gây ra tư thế xấu.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đau ụ ngón chân, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM