Bệnh nhiễm trùng ruột do C-Difficile - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm khuẩn Clostridium difficile (còn gọi là C-Difficile hay C.diff) gây ra nhiều bệnh đường ruột với mức độ nghiêm trọng từ tiêu chảy nhẹ đến viêm ruột gây tử vong. Nhiễm trùng ruột thường xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh và là một trong các bệnh về ruột phổ biến nhất. Dưới đây là bài viết chi tiết về bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh nhiễm trùng ruột do C-Difficile - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Nhiễm khuẩn Clostridium difficile (còn gọi là C-Difficile hay C.diff) gây ra nhiều bệnh đường ruột với mức độ nghiêm trọng từ tiêu chảy nhẹ đến viêm ruột gây tử vong. Nhiễm trùng ruột thường xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh và là một trong các bệnh về ruột phổ biến nhất.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Các triệu chứng của nhiễm trùng ruột do C-Difficile bao gồm:

  • Tiêu chảy lỏng khoảng 10-15 lần một ngày;
  • Chuột rút và đau ở vùng bụng ngày càng nặng;
  • Những triệu chứng khác có thể là sốt, máu hoặc mủ trong phân, buồn nôn, mất nước, chán ăn hoặc sụt cân.

Nhiễm khuẩn nặng gây viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc, tức là đại tràng bị xuất huyết kèm mủ.

Bạn có thể bị nhiễm khuẩn nhưng không xuất hiện bệnh. Tuy nhiên bạn vẫn có thể lây nhiễm khuẩn gây bệnh cho người khác.

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu bạn bị tiêu chảy nhiều hơn 3 lần một ngày và các triệu chứng kéo dài hơn hai ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng trên kèm theo sốt, đau bụng dữ dội hoặc có máu trong phân.

3. Nguyên nhân

Bệnh nhiễm trùng ruột do C-Difficile thường xảy ra sau khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh như clindamycin, penicillin, fluoroquinolones và ephalosporin. Vi khuẩn được lây cho bạn nếu bạn tiếp xúc với phân, các bề mặt bẩn, ví dụ như: giường, đồ nội thất, vải vóc, và chỗ ngồi toilet, hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, sau đó chạm vào miệng mà không rửa tay.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ruột do C-Difficile bao gồm:

  • Người đang dùng thuốc kháng sinh;
  • Người có những bệnh khác;
  • Người cao tuổi.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

5. Điều trị

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng ruột do C-Difficile?

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng sử dụng thuốc kháng sinh gây ra nhiễm trùng. Bạn có thể cần dùng  thuốc kháng sinh mới như metronidazole hoặc vancomycin. Các kháng sinh này giữ C.Diff không phát triển, đồng thời giúp cho các vi khuẩn có lợi phát triển trong ruột.

Tình trạng sốt thường chấm dứt trong 2 hoặc 3 ngày. Bạn sẽ hết tiêu chảy sau 3-4 ngày. Nếu bị mất nước do tiêu chảy, bạn sẽ được truyền dịch hoặc uống dung dịch Oresol.

Các phương pháp điều trị khác bao gồm dùng men vi sinh (probiotics) hoặc phẫu thuật loại bỏ phần đại tràng bị viêm nếu bạn bị nhiễm trùng nặng. Men vi sinh là vi khuẩn có lợi và là chất men có thể giúp phục hồi sự cân bằng lành mạnh của các vi sinh vật ở trong ruột.

Bệnh rất dễ tái phát và mỗi lần sẽ nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần lưu ý sinh hoạt hằng ngày và ăn uống đảm bảo vệ sinh.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng ruột do C-Difficile?

Bác sĩ chẩn đoán cho bạn thông qua bệnh sử và khám lâm sàng các triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm máu và phân để tìm ra vi khuẩn. Đôi khi bác sĩ kiểm tra tình trạng của đại tràng bằng cách nội soi đại tràng và chụp cắt lớp (CT).

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Bạn có thể kiểm soát tình trạng nhiễm trùng ruột do C-Difficile của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

  • Rửa tay với xà phòng và nước sạch;
  • Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và phải dùng cho đến khi hết bệnh;
  • Uống nhiều nước và nước trái cây pha loãng để đảm bảo dinh dưỡng;
  • Ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột nếu bạn bị tiêu chảy.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Nhiễm trùng ruột do C-Difficile, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM