Bệnh rối loạn chức năng sàn chậu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Rối loạn chức năng sàn chậu mô tả tình trạng các cơ sàn chậu không còn khả năng co và giãn hợp lý để tạo ra nhu động ruột như bình thường. Những người bị rối loạn này thường có quá trình co thắt các cơ này mạnh hơn so với lúc giãn ra. Do đó, nhu động ruột gặp nhiều khó khăn và gây ra tình trạng són tiểu (tiểu không kiểm soát) hay són phân (đại tiện không tự chủ). Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Rối loạn chức năng sàn chậu mô tả tình trạng các cơ sàn chậu không còn khả năng co và giãn hợp lý để tạo ra nhu động ruột như bình thường.
Sàn chậu là một nhóm các cơ nằm dưới cùng vùng xương chậu. Các cơ này hỗ trợ cho các cơ quan trong khung chậu, một số cơ còn tạo thành vòng đai quanh trực tràng và âm đạo.
Các cơ quan trong sàn chậu bao gồm bàng quang, tử cung (nữ giới), tuyến tiền liệt (nam giới) và trực tràng. Nhờ vào các hoạt động co, giãn nhịp nhàng của các cơ sàn chậu, chuyển động từ ruột xuống bàng quang mới thuận lợi.
Những người bị rối loạn này thường có quá trình co thắt các cơ này mạnh hơn so với lúc giãn ra. Do đó, nhu động ruột gặp nhiều khó khăn và gây ra tình trạng són tiểu (tiểu không kiểm soát) hay són phân (đại tiện không tự chủ).
2. Triệu chứng
Các triệu chứng rối loạn chức năng sàn chậu có thể bao gồm:
- Có cảm giác muốn đi vệ sinh nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn;
- Có cảm giác như chưa đi vệ sinh xong;
- Táo bón hoặc đau quặn do co thắt cơ trong khi đi vệ sinh;
- Tiểu tiện hoặc đại tiện không tự chủ;
- Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên, có thể đi tiểu ngắt quãng;
- Đau khi tiểu tiện;
- Đau thắt lưng mà không tìm được nguyên nhân khác;
- Đau liên tục ở vùng chậu, bộ phận sinh dục hoặc trực tràng cả khi có hay không có nhu động ruột ;
- Đau khi quan hệ tình dục.
Một số trường hợp, người bệnh đi khám về tình trạng bàng quang tăng hoạt và bác sĩ nhận thấy nguyên nhân chính là do rối loạn chức năng sàn chậu.
Nếu bạn gặp phải tình trạng đau ruột, khó tiểu hay đại tiện, đau vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Một khối u bất thường ở dưới vùng chậu cũng là lý do mà bạn nên đến gặp bác sĩ, cho dù chúng có thể không phải là vấn đề gì nghiêm trọng.
3. Nguyên nhân
Hầu hết trường hợp, nguyên nhân gây bệnh không được tìm thấy. Chấn thương vùng chậu (trong một tai nạn) và các biến chứng sau khi sinh tự nhiên có thể góp phần gây ra rối loạn chức năng các cơ này.
Một số trường hợp bị rối loạn do những hành động lặp đi lặp lại gây căng thẳng đến các cơ sàn chậu khiến chúng không còn phối hợp hoạt động chính xác.
Các nguyên nhân khác có khả năng làm suy yếu các cơ sàn chậu hoặc làm rách các mô liên kết gồm:
- Béo phì;
- Phẫu thuật vùng chậu;
- Tổn thương thần kinh.
4. Chẩn đoán và điều trị
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán rối loạn chức năng sàn chậu?
Bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng và hỏi chi tiết về tiền sử bệnh, sau đó thực hiện các bài kiểm tra sức khỏe để kiểm tra vị trí co thắt cơ.
Để kiểm tra mức độ điều khiển cơ sàn chậu và tình trạng co thắt của các cơ này, bác sĩ có thể dùng một thiết bị được gọi là perineometer đưa vào trong trực tràng hay âm đạo.
Một phương pháp ít xâm lấn hơn là dán các điện cực ở đáy chậu, khu vực ở giữa bìu và hậu môn (nam) hay giữa âm đạo và hậu môn (nữ) để ghi nhận quá trình co, giãn các cơ sàn chậu.
Những phương pháp điều trị rối loạn chức năng sàn chậu
Rối loạn này thường được điều trị thành công mà không cần phẫu thuật. Các phương pháp điều trị gồm:
Phản hồi sinh học (biofeedback): Đây là phương thức điều trị phổ biến nhất cho rối loạn này, nhờ vào hướng dẫn từ một nhà trị liệu. Phương thức này không xâm lấn, không gây đau và giúp hơn 75% người bệnh cải thiện tình trạng của họ.
Thuốc: Một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giãn cơ liều thấp để giúp điều trị rối loạn chức năng sàn chậu.
Kỹ thuật thư giãn: Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện một vài kỹ thuật thư giãn như thiền, tắm nước nóng, tập yoga hay tập luyện thích hợp.
Phẫu thuật: Nếu rối loạn này là kết quả của tình trạng sa trực tràng, phẫu thuật có thể là lựa chọn tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Rối loạn chức năng sàn chậu, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh dính thành bụng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thực quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng kém hấp thu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau bụng trên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm phân - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh không dung nạp thực phẩm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân có máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nôn mửa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phẫu thuật phục hồi thoát vị bẹn ở nữ giới - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh rò hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sa tạng vùng chậu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh táo bón - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị