Bệnh viêm gan cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm gan cấp là tình trạng viêm cấp tính của gan, thường do nhiễm virus gây nên. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về  triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh nhé!

Bệnh viêm gan cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh viêm gan cấp là gì?

Bệnh viêm gan cấp là tình trạng viêm cấp tính của gan. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus nhưng cũng có các nguyên nhân khác gây ra bao gồm viêm gan tự miễn và viêm gan xảy ra sau sử dụng thuốc, chất gây nghiện, độc chất và rượu. Viêm gan tự miễn là bệnh xảy ra khi cơ thể tạo kháng thể chống lại mô gan.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm gan cấp?

Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm gan cấp bao gồm:

Mệt mỏi; Buồn nôn; Chán ăn; Đau bụng (đau gan); Nước tiểu màu đen hoặc màu vàng sậm; Phân trắng giống phân cò.

Một số triệu chứng khác như sốt nhẹ thoáng qua, phát ban không đặc hiệu trong thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ đầu của bệnh thường không có ngứa nhưng bạn sẽ ngứa nhiều khi tình trạng vàng da kéo dài.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm gan cấp?

Có 2 nguyên nhân chính gây bệnh: viêm gan virus và không do virus.

Viêm gan không do virus

Nguyên nhân gây ra bệnh này bao gồm:

Rượu làm cho gan sưng phồng và viêm. Các nguyên nhân khác có thể là dùng thuốc quá liều hoặc tiếp xúc với chất độc; Bệnh tự miễn: hệ tự miễn bị lỗi xem gan như là vật lạ gây hại nên bắt đầu tấn công làm tổn hại chức năng gan.

Viêm gan do virus

Tùy thuộc vào loại virus, mức độ và thời gian kéo dài bệnh sẽ khác nhau:

Viêm gan A: bạn thường bị nhiễm bệnh này khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm virus. Bệnh có ít nguy cơ mắc nhất vì hầu hết người bệnh viêm gan A đều phục hồi; Viêm gan B: có nhiều đường lí do bạn bị nhiễm bệnh này, có thể do quan hệ tình dục với người mắc bệnh hoặc dùng chung kim tiêm. Virus này còn có thể lây truyền từ mẹ sang con lúc sinh ra hoặc ngay sau đó. Nhiều người lớn bị viêm gan B thường khỏe mạnh, chỉ 1% là có biểu hiện bệnh và có thể lây nghiễm cho người khác ngay cả khi triệu chứng của họ biến mất; Viêm gan C: bạn có thể bị nhiễm loại này nếu tiếp xúc với máu bị lây nhiễm hoặc kim tiêm hoặc xăm mình; Viêm gan D: bệnh này xảy ra chỉ khi bạn đã nhiễm viêm gan B và sẽ làm cho tình trạng bệnh viem gan B trầm trọng hơn; Viêm gan E: bệnh lan truyền chủ yếu ở châu Á, Mexico, Ấn Độ và châu Phi. Vài trường hợp là do người bệnh trở về từ các quốc gia đang diễn ra bệnh.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh viêm gan cấp?

Bệnh viêm gan cấp khá thường gặp và ảnh hưởng ở nam nhiều hơn ở nữ, xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan cấp?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm gan cấp như là:

Tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể (ví dụ như dùng thuốc truyền tĩnh mạch, quan hệ tình dục không an toàn, xăm mình, đeo khoen, truyền máu, tính chất công việc). Hiện nay, lây truyền bệnh qua đường máu thường rất hiếm; Vệ sinh kém và điều kiện vệ sinh không đầy đủ; Bệnh gan. Những người mắc bệnh gan (ví dụ như là viêm gan tự miễn, bệnh ứ sắt, bệnh Wilson, thiếu alpha-1 anitrypsin) sẽ có nguy cơ xuất hiện triệu chứng bệnh viêm gan; Uống rượu, hút thuốc, nhiễm HIV và viêm gan mỡ cũng góp phần gay ra bệnh viem gan.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm gan cấp?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành mọt số xét nghiệm sau:

Khám lâm sàng: trong quá trình khám, bác sĩ sẽ ấn nhẹ lên bụng để xem bạn có đau hay nhạy cảm không. Bác sĩ sẽ khám xem gan có to không, khám da và mắt xem có vàng không; Sinh thiết gan: đây là thủ thuật xâm lấn trng đó bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô gan. Phương pháp này được thực hiện bằng việc chọc kim xuyên qua da và không cần phải chuẩn bị như phẫu thuật. Xét nghiệm giúp bác sĩ xác định xem có nhiễm trùng, viêm hoặc tổn thương hay không; Chức năng gan: bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để xác định gan còn hoạt động tốt không. Xét nghiệm kiểm tra xem gan lọc chất thải, protein và enzyme ra sao. Men gan tăng cao giúp phát hiện gan đã bị tổn thương; Siêu âm: bác sĩ dùng sóng siêu âm để thấy được hình ảnh các cơ quan trong ổ bụng. Siêu âm giúp xem có dịch, gan to hay tổn thương trong ổ bụng hay không; Các xét nghiệm máu: giúp phát hiện kháng thể virus viêm gan. Kháng nguyên trong máu sẽ cho biết hoặc xác định loại virus nào gây viêm gan; Xét nghiệm tìm kháng thể virus: phương pháp này giúp xác định loại virus gây bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm gan cấp?

Bác sĩ điều trị bệnh bằng việc dựa vào loại virus nào gây ra:

Viêm gan A: bệnh này thường không cần điều trị. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi tại giường nếu như cảm thấy khó chịu; Viêm gan B: điều trị loại này sẽ tốn kém vì phải theo dõi trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bác sĩ cũng cần phải theo dõi thường xuyên các xét nghiệm để xác định bệnh có tiến triển không; Viêm gan C: thuốc kháng virus được dùng để điều trị viêm gan C cấp. Bạn cũng cần phải được theo dõi thường xuyên các xét nghiệm để xác định bệnh có tiến triển không; Viêm gan D: bệnh được điều trị bằng thuốc alpha interferon; Viêm gan E: không có phương pháp để điều trị viêm gan E. Bởi vì nhiễm trùng thường cấp tính, thông thường bệnh tự giới hạn. Bạn sẽ được khuyên nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, ăn đủ chất và tránh dùng rượu.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm gan cấp?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Vệ sinh sạch là cách chủ yếu để tránh bệnh viêm gan. Nếu đi du lịch đến các quốc gia đang phát triển, bạn nên tránh:

Uống nước ở địa phương đó; Nước đá; Hải sản; Rau củ chưa chế biến.

Viêm gan lây nhiễm qua đường máu có thể phòng ngừa bằng cách:

Không dùng chung kim tiêm; Không dùng chung dao cạo; Không dùng bàn chải đánh răng của người khác; Không chạm vào vết máu.

Tiêm vắc-xin cũng là cách để phòng ngừa bệnh viêm gan. Vắc-xin có thể phòng ngừa được viêm gan A và B. Các chuyên gia đang nguyên cứu vắc-xin cho viêm gan C, D và E.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm gan cấp, khi thấy những triệu chứng và dấu hiệu như trên, eLib.VN khuyến khích các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời!

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM