Xét nghiệm D-Xylose - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
Xét nghiệm D-Xylose đo nồng độ D-xylose, loại đường trong máu hay trong mẫu thử nước tiểu. Xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bệnh ngăn cản việc ruột hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn. Vậy trong quá trình xét nghiệm cần lưu ý những gì? Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm D-Xylose
Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Máu hoặc nước tiểu
1. Tìm hiểu chung
Xét nghiệm D-Xylose là gì?
Xét nghiệm D-Xylose đo nồng độ D-xylose, loại đường trong máu hay trong mẫu thử nước tiểu. Xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bệnh ngăn cản việc ruột hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn.
D-xylose thường được hấp thụ qua đường ruột. Khi phát sinh những vấn đề về việc hấp thụ, D-xylose không được hấp thụ qua đường ruột, và nồng độ D-xylose trong máu và nước tiểu là rất thấp.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm D-Xylose?
Nếu ruột không hấp thụ đủ D-xylose, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm để xác định nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng kém hấp thu. Hiện tượng này gây ra do ruột không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hằng ngày. Chứng kém hấp thu gây ra những hiện tượng như sụt cân, tiêu chảy mãn tính, và xuống sức trầm trọng.
Ở trẻ em, xét nghiệm này được thực hiện để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân, nhất là khi trẻ có vẻ được ăn uống đầy đủ mà vẫn không tăng cân.
2. Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi xét nghiệm D-Xylose?
Nếu bạn có hàm lượng vi khuẩn bất thường trong ruột cao, bạn nên uống thuốc kháng sinh trong 1 hay 2 ngày trước khi xét nghiệm.
Xét nghiệm dễ làm cho bạn bị mất nước. Bạn nên uống nhiều nước để bù cho lượng nước bị mất sau khi xét nghiệm. Báo với bác sĩ nếu bạn gặp vấn đề về tiêu chảy sau khi uống hợp chất D-Xylose.
Hàm lượng D-xylose trong máu được cân nhắc là đáng tin hơn nồng độ nước tiểu ở trẻ dưới 12 tuổi.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm D-Xylose?
Bạn không nên ăn nhiều thức ăn chứa pentose trong vòng 24 tiếng trước khi xét nghiệm. Vì pentose là một loại đường giống như D-xylose. Thức ăn giàu pentose bao gồm bánh ngọt, thạch, mứt, và trái cây.
Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên ngừng uống thuốc như indomethacin và aspirin trước khi xét nghiệm để tránh ảnh hưởng đến kết quả.
Bạn không nên ăn hay uống thứ gì ngoại trừ nước từ 8 – 12 tiếng trước khi lấy máu. Trẻ em nên tránh ăn hay uống bất cứ thứ gì ngoại trừ nước từ 4 tiếng trước khi lấy máu.
Xét nghiệm này có thể mất nhiều thời gian để thực hiện. Mang theo một cuốn sách để đọc trong thời gian chờ đợi và thực hiện xét nghiệm có thể là một ý tưởng hay cho bạn.
Quy trình thực hiện xét nghiệm D-Xylose như thế nào?
Hàm lượng D-xylose trong nước tiểu và máu được đo trước và sau khi bạn uống hợp chất D-xylose. Để bắt đầu xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy mẫu thử của đợt nước tiểu đầu trong ngày và mẫu máu.
Sau đó, bạn sẽ uống hợp chất D-xylose. Với người lớn, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu 2 tiếng sau khi uống hợp chất. Với trẻ em, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu 1 tiếng sau khi uống hợp chất. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu 5 tiếng sau khi uống hợp chất.
Bạn nên thu thập mẫu thử nước tiểu bạn thải ra trong 5 tiếng sau khi uống hợp chất đường này. Đôi khi, nước tiểu sẽ được thu thập trong 24 tiếng sau khi uống hợp chất.
Đối với xét nghiệm máu
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông; Sát trùng chỗ lấy máu bằng cồn; Đưa kim vào tĩnh mạch. Có thể đâm kim nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết; Kéo nòng xi lanh để lấy máu; Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu; Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa lấy máu; Dán băng cá nhân lên chỗ vừa lấy máu.
Đối với xét nghiệm nước tiểu
Bạn nên lấy mẫu thử nước tiểu vào buổi sáng. Khi bạn thức dậy lần đầu, xả hết nước ra khỏi bàng quang và không lấy mẫu nước tiểu này. Ghi lại số lần bạn tiểu để đánh dấu giai đoạn bắt đầu 5 tiếng thu thập mẫu thử.
Trong vòng 5 tiếng tiếp theo, thu thập mẫu thử nước tiểu. Bác sĩ sẽ cung cấp một hộp đựng có thể chứa tới 4 lít. Hộp này chứa một lượng nhỏ chất bảo quản ở trong. Không nên chạm vào bên trong hộp bằng tay.
Để hộp đựng mẫu thử ở tủ lạnh trong vòng 5 tiếng.
Xả nước khỏi bàng quang lần cuối và trước khi kết thúc giai đoạn 5 tiếng thu thập mẫu thử. Bỏ mẫu thử vào trong hộp và ghi lại thời điểm. Không bỏ giấy vệ sinh, lông, phân, máu kinh nguyệt hay những vật lạ vào mẫu thử nước tiểu.
Bạn sẽ không được ăn bất cứ gì cho tới khi hoàn thành xét nghiệm.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm D-Xylose?
Nếu bác sĩ phát hiện bạn gặp phải chứng kém hấp thu, bác sĩ sẽ khuyên thực hiện xét nghiệm để kiểm tra đường ruột non của bạn.
Nếu bạn bị ký sinh trùng vào đường ruột, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm bổ sung để xác định loại ký sinh trùng đó là gì và cách để chữa trị.
Nếu bác sĩ phát hiện bạn mắc phải hội chứng ruột ngắn, bác sĩ sẽ khuyên thay đổi chế độ ăn uống hay kê toa khác.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Nồng độ D-xylose trong máu đạt mức cao nhất 2 tiếng sau khi uống hợp chất D-xylose. Cơ thể sẽ thải ra hầu hết D-xylose qua đường nước tiểu trong vòng 5 giờ. Nếu đường ruột không hấp thụ đủ D-xylose, lượng D-xylose trong máu và nước tiểu sẽ rất thấp.
Có nhiều bệnh lý làm thay đổi nồng độ D-xylose. Bác sĩ sẽ thảo luận những kết quả bất thường với những triệu chứng và tình trạng sức khoẻ trong quá khứ của bạn.
Kết quả bình thường
Các giá trí bình thường được liệt kê ở đây – gọi là phạm vi tham chiếu – sẽ là một bảng hướng dẫn. Những phạm vi này sẽ thay đổi từ phòng xét nghiệm này sang phòng xét nghiệm khác và phụ thuộc vào độ cao so với mực nước biển. Bản báo cáo xét nghiệm sẽ chứa phạm vi mà phòng xét nghiệm sử dụng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đánh giá kết quả dựa trên sức khoẻ của bạn và những yếu tố khác. Có nghĩa là một giá trị nằm ngoài những giá trị bình thường được liệt kê vẫn là bình thường đối với bạn.
Hàm lượng D-xylose trong máu:
Trẻ sơ sinh (liều lượng 5 gram: lớn hơn 15 milligrams trên decilit (mg/dl) hay lớn hơn 1.0 millimole trên lit (mmol/l).
Trẻ em (liều lượng 5 gram): lớn hơn 20 mg/dl hay lớn hơn 1.3 mmol/l.
Người lớn (liều lượng 5 gram): lớn hơn 20 mg/dl trong 2 tiếng hơn hoặc lớn hơn 1.3 mmol/l.
Người lớn (liều lượng 25 gram): lớn hơn 25 mg/dl trong 2 tiếng hơn hoặc lớn hơn 1.6 mmol/l.
Hàm lượng D-xylose trong nước tiểu (mẫu thử trong 5 tiếng):
Trẻ em: 16%–33% liều lượng D-xylose trong mẫu thử.
Người lớn: Tìm thấy hơn 16% liều lượng D-xylose hay lớn hơn 4 gram (g) trong mẫu thử.
Người lớn hơn 65 tuổi: Tìm thấy hơn 14% liều lượng D-xylose hay lớn hơn 3.5 gram (g) trong mẫu thử.
Giá trị thấp
Giá trị thấp gây ra do:
Bệnh liên quan tới khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của đường ruột (chứng kém hấp thu) như bệnh celiac, bệnh Crohn, hay bệnh Whipple; Viêm nhiễm đường ruột; Triệu chứng ruột non; Nhiễm trùng do ký sinh trùng, như nhiễm Giardia hay giun móc; Nhiễm trùng dẫn tới nôn mửa (như ngộ độc hay bệnh cúm).
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Trên đây là một số thông tin về xét nghiệm D-Xylose, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Celiac - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Crohn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng chảy máu trực tràng - Nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị
- doc Chứng không dung nạp đường lactose - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Dị vật trong trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đa polyp gia đình - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ruột ngắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp-xe hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe quanh hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đi cầu nhiều lần - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Gardner - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng ruột kích thích - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi thừa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Ogilvie - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Peutz–Jeghers - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng quai ruột mù - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm ruột thừa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm niêm mạc trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lồng ruột ở người lớn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh kiết lỵ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh liệt ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lao ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vỡ ruột thừa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm amip entamoeba histolytica đường ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm Giardia - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tá tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư ruột non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư ruột già - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột qua thức ăn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư đại trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều
- doc Bệnh ung thư đại tràng do di truyền dạng nhẹ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỵ trực trùng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tá tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm ruột thừa cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm ruột hoại tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm ruột do bức xạ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mất kiểm soát đường ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm đại tràng vi thể - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm đại tràng giả mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm đại tràng do nhiễm trùng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm đại tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiêu chảy du lịch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiêu chảy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng đường ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn Campylobacter - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng Escherichia coli - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng ruột do C-Difficile - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thiếu máu cục bộ đường ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng polyp đại trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Polyp trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sa trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sprue nhiệt đới là - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thủng thực quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh túi thừa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh túi thừa Meckel - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị