Bệnh áp-xe hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Áp-xe hậu môn do nhiễm trùng tuyến hậu môn gây ra và tạo thành một nhóm mủ gần hậu môn. Loại áp-xe hậu môn phổ biến nhất là áp-xe quanh hậu môn. Vậy triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý này là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh áp-xe hậu môn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Áp-xe hậu môn là bệnh gì?

Áp-xe hậu môn do nhiễm trùng tuyến hậu môn gây ra và tạo thành một nhóm mủ gần hậu môn. Loại áp-xe hậu môn phổ biến nhất là áp-xe quanh hậu môn. Các hình thức khác của áp-xe hậu môn nằm sâu hơn trong mô, do đó ít có thể nhìn thấy.

Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh áp-xe hậu môn là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của áp-xe hậu môn có lẽ là tình trạng đau nhói ở hậu môn, đặc biệt là khi ngồi xuống. Các dấu hiệu khác như kích thích hậu môn, chảy mủ và táo bón. Nếu áp-xe nằm sâu bên trong, bạn có thể bị sốt, ớn lạnh hoặc khó chịu. Đôi khi, bệnh chỉ có duy nhất dấu hiệu sốt.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân gây ra bệnh áp-xe hậu môn?

Nguyên nhân áp-xe hậu môn bao gồm nhiễm trùng lỗ rò hậu môn, tuyến hậu môn bị tắc và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp-xe hậu môn?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

Quan hệ tình dục đường hậu môn; Bệnh tiểu đường; Viêm ruột; Suy giảm hệ miễn dịch (kết quả của HIV/AIDS); Thuốc corticosteroid hoặc các thuốc hóa trị liệu cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh áp-xe hậu môn?

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ chỉ cần thông qua chụp đại tràng số hóa là đủ để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, một số người sẽ cần thêm các xét nghiệm để kiểm tra ung thư trực tràng, bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh khác.

Những phương pháp nào dùng để điểu trị bệnh áp-xe hậu môn?

Bạn cần phải điều trị áp-xe hậu môn khi mủ vỡ. Nhìn chung, bác sĩ sẽ gây tê bạn và phẫu thuật tháo mủ để điều trị áp-xe hậu môn. Trường hợp nặng, bạn có thể phải nhập viện. Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được kê toa thuốc giảm đau và kháng sinh. Lỗ rò có thể phát triển từ vài tuần đến vài năm sau đó, vì vậy bạn cần phải thực hiện phẫu thuật giải quyết đường rò sau này.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh áp-xe hậu môn?

Nếu được điều trị và chăm sóc thích hợp, những người bị áp-xe hậu môn sẽ hoàn toàn hồi phục trong một thời gian ngắn. Bạn có thể phòng ngừa áp-xe hậu môn bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi sẽ có nguy cơ cao do đi tiểu ra quần, thay tã thường xuyên. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn chặn cả lỗ rò và áp-xe hậu môn bằng cách vệ sinh hợp lý.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh áp-xe hậu môn sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM