Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
Xét nghiệm CA 19-9 là một chất chỉ điểm khối u được sử dụng trong chẩn đoán, đánh giá phản ứng của bệnh nhân với điều trị và giám sát các bệnh nhân ung thư tuyến tụy hoặc gan-mật. Vậy trong quá trình thực hiện cần lưu ý những gì? Kết quả có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9 (kháng thể ung thư 19-9)
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
1. Tìm hiểu chung
Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9 là gì?
CA 19-9 là một chất chỉ điểm khối u được sử dụng trong chẩn đoán, đánh giá phản ứng của bệnh nhân với điều trị và giám sát các bệnh nhân ung thư tuyến tụy hoặc gan-mật. CA 19-9 là một kháng nguyên carbohydrate tồn tại trên bề mặt của các tế bào ung thư. Trong chẩn đoán ung thư tuyến tụy, sự hiện diện của tắc tuỵ hay tắc mật và mức CA 19-9 tăng cao sẽ giúp kết luận ung thư tuyến tuỵ thay vì u tuỵ lành tính. Tương tự như vậy, bệnh nhân có triệu chứng cổ trướng, vàng da và mức CA 19-9 tăng sẽ có nguy cơ mắc ung thư gan. Mức khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến tụy và 65% bệnh nhân bị ung thư gan-mật đã ở mức tăng cao.
Mức CA 19-9 được sử dụng trong theo dõi sau điều trị của những người đã có bệnh ung thư tuyến tụy hoặc gan. Trong số ít các bệnh nhân ung thư tuyến tụy hoặc mật có phản ứng tích cực với phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, tình trạng giảm nồng độ trong huyết thanh của CA 19-9 sẽ xác nhận phản ứng đối với trị liệu. Một sự gia tăng nhanh chóng mức CA 19-9 có thể liên quan đến tốc độ tăng trưởng khối u tái phát hoặc tiến triển. Nồng độ cao có thể tồn tại ở những bệnh nhân bị ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng hoặc gan và thậm chí trong 6% đến 7% bệnh nhân có khối u ác tính không thuộc đường tiêu hoá. Những bệnh nhân mắc viêm tụy, sỏi mật, xơ gan, bệnh viêm ruột hoặc xơ nang cũng có thể tăng rất nhẹ nồng độ CA 19-9.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9?
CA 19-9 có thể được thực hiện cùng với những xét nghiệm khác, chẳng hạn như kháng ngyên ung thư biểu mô mầm (CEA), bilirubin, và/hoặc các xét nghiệm chức năng gan, khi một người có triệu chứng có thể liên quan đến bệnh ung thư tụy. Những triệu chứng này bao gồm đau bụng, buồn nôn, sụt cân và vàng da.
Nếu CA 19-9 tăng khởi đầu trong ung thư tuyến tụy, thì xét nghiệm này có thể được thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình điều trị ung thư để theo dõi đáp ứng và xác định sự tái phát của bệnh.
Bác sĩ có thể cho bạn thực hiện xét nghiệm CA 19-9 nếu nghi ngờ bạn mắc ung thư gan mật và/hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật. Các nguyên nhân không phải ung thư của tắc nghẽn ống mật có thể làm nồng độ CA 19-9 tăng rất cao và giảm nhanh khi yếu tố gây tắc nghẽn được giải quyết. Trong những trường hợp này, việc kiểm tra lại nồng độ CA 19-9 sau khi giải quyết yếu tố gây tắc nghẽn ống dẫn mật từ 1 đến 2 tuần là một ý tưởng hay.
2. Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9?
Bởi vì độ nhạy và độ đặc hiệu thấp, CA 19-9 không đủ nhạy hay đặc hiệu để được sử dụng như một xét nghiệm tầm soát ung thư. Xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng như một chỉ dấu ung thư (marker ung thư).
Ung thư tuyến tụy giai đoạn sớm có rất ít triệu chứng. Khi một người có triệu chứng bệnh và nồng độ CA 19-9 tăng cao rõ ràng, ung thư tuyến tụy thường đã ở giai đoạn tiến triển.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9?
Bác sĩ sẽ giải thích các thủ tục cho bạn trước khi thực hiện xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA19-9.
Bạn không cần thiết phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
Quy trình thực hiện xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9 như thế nào?
Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:
Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông; Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn; Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết; Gắn một cái ống để máu chảy ra; Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu; Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm; Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm; Thu thập mẫu máu tĩnh mạch trong một ống nắp màu đỏ.
Máu có thể được gửi đến phòng thí nghiệm chẩn đoán trung ương để quyết định CA 19-9. Các kết quả có thể không có sẵn trong 7 đến 10 ngày.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9?
Dùng gạc hoặc gòn tẩm cồn ấn lên vùng tĩnh mạch được lấy máu trong khoảng 5 phút.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường:
<37 đơn vị/ml hay <37 kU/L (đơn vị SI).
Kết quả bất thường:
Mức tăng có thể do:
Ung thư tuyến tụy; Ung thư biểu mô gan mật; Viêm tụy; Viêm túi mật; Xơ gan; Ung thư dạ dày; Ung thư đại trực tràng; Sỏi mật; Xơ nang; Ung thư phổi; Bệnh viêm đường ruột; Bệnh thấp khớp.
Chẩn đoán từ xét nghiệm kháng thể cần kết hợp với các xét nghiệm khác cũng như khám lâm sàng. Bạn nên hỏi ý kiến chuyên viên xét nghiệm hoặc bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm và sau khi có kết quả để có chẩn đoán bệnh chính xác.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Với những thông tin trên đây về xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bàng quang hoạt động quá mức - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan to - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm C-peptide - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Cơn đau quặn mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan nhiễm mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Glucagon - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh hẹp đường mật bẩm sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Banti - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Budd-Chiari - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Gilbert - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm xơ chai đường mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy mãn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tuỵ cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi mật cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Mirizzi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Zollinger-Ellison - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm kháng thể kháng ty thể - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ gan không do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xơ gan cổ trướng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm viêm gan B - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh nang gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vỡ lá lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuyến tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuỵ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán lá gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm virus viêm gan A - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Triệu chứng tăng men gan - Nguy cơ, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân có màu xanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân nhạt màu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan tự miễn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Viêm gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do virus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do nhiễm độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan B - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan A - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nang giả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vàng da tắc mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tiết glucagon - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng polyp túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Protein albumin - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh trào ngược dịch mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u mạch máu gan - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị