Bệnh đầy hơi chướng bụng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng bị đầy hơi chướng bụng sau khi ăn. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, như vừa ăn vừa nói chuyện hay ăn những thực phẩm sinh ra nhiều khí… Vậy bạn nên làm gì khi bị như vậy? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích qua bài viết sau.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Đầy hơi chướng bụng là gì?
Đầy hơi chướng bụng là tình trạng khí (gas) bị tích tụ trong dạ dày và ruột làm cho bạn cảm thấy bị đầy bụng, tức bụng và trong một số trường hợp bụng bạn có thể căng lên.
Tình trạng thường xảy ra do bạn nuốt nhiều không khí trong khi ăn hoặc khí xuất hiện từ sự phân hủy của thực phẩm trong quá trình tiêu hóa. Bạn có thể gặp phải cảm giác này một hoặc nhiều lần trong ngày.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị đầy hơi chướng bụng là gì?
Hầu hết mọi người đều mô tả cảm giác không thoải mái và khó chịu ở bụng, có khi đó là cảm giác đau thắt hoặc căng chướng bụng. Đôi khi có thể kèm theo cảm giác đau nhiều, xì hơi, ợ nóng thường xuyên hoặc ợ hơi và sôi bụng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu đầy bụng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi bạn cần gặp bác sĩ?
Thông thường tình trạng đầy bụng, ợ hơi có thể tự hết. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng không có dấu hiệu cải thiện mặc dù bạn đã thay đổi thói quen ăn uống để làm giảm tình trạng này. Ngoài ra, bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn cảm thấy:
- Tức ngực;
- Sụt cân;
- Tiêu chảy;
- Thay đổi màu sắc phân hoặc tần suất đi ngoài;
- Sốt cao;
- Đau bụng.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Những dấu hiệu trên đôi khi có thể là do một loại bệnh đường tiêu hóa khác nghiêm trọng hơn. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân bị đầy hơi chướng bụng là gì?
Những bệnh có thể gây ra đầy hơi là trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS). Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân ít nghiêm trọng hơn như:
Ăn quá nhiều Ăn thức ăn béo hoặc uống đồ uống có gas Ăn quá nhanh và khẩu phần ăn lớn Nhai kẹo cao su Căng thẳng và lo lắng Hút thuốc Nói chuyện trong khi ăn
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường bị đầy hơi chướng bụng?
Đầy hơi chướng bụng rất phổ biến và thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Đầy hơi thường được cho là triệu chứng của một số bệnh như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc trào ngược dạ dày-thực quản (GERD). Đầy hơi chướng bụng không nghiêm trọng và có thể dễ dàng điều trị. Nếu tình trạng đầy hơi kéo dài và không giảm với những biện pháp thông thường, bạn cần phải đến khám bác sĩ.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị đầy hơi chướng bụng?
Có nhiều yếu tố làm tăng khả năng bị đầy hơi, ví dụ như:
- Chế độ ăn uống bao gồm các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu ;
- Cơ thể bạn không thể tiêu hóa lactose hoặc gluten. Lactose có trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa như phô mai và kem. Gluten là hỗn hợp các protein và có trong các sản phẩm làm từ lúa mì như mì ống và bánh mì Ít vận động làm cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại;
- Uống đồ uống có gas ;
- Mắc bệnh mãn tính như hội chứng ruột kích thích.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đầy hơi chướng bụng?
Bước đầu tiên trong việc chẩn đoán đầy hơi là khám lâm sàng và xem xét tiền sử y khoa. Bạn nên nói chi tiết với bác sĩ về những triệu chứng cũng như chế độ ăn uống của bạn. Bạn cũng nên cho bác sĩ biết về bất cứ loại thuốc hoặc thảo dược nào bạn đang dùng. Điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Phương pháp điều trị khi bị đầy hơi chướng bụng
Việc điều trị tình trạng này thường tập trung vào việc thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống của bạn. Những thay đổi này bao gồm:
Xác định các loại thực phẩm gây đầy hơi. Bạn nên ghi chép lại mình đã ăn những món gì và cảm giác sau khi ăn món đó ra sao. Điều này sẽ giúp bạn xác định các loại thực phẩm làm bạn cảm thấy đầy hơi. Bạn nên hạn chế chất béo. Chất béo có thể làm chậm quá trình tiêu hóa của bạn, làm cho dạ dày của bạn cảm thấy no nhanh hơn. Bạn nên tạm thời hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất xơ. Chất xơ thường tốt cho cơ thể. Nhưng có thể do cơ thể bạn quá nhạy cảm với chất xơ nên bạn phải tạm thời hạn chế ăn chất xơ để giảm triệu chứng. Đôi khi có thể mất 3 tuần để cơ thể của bạn điều chỉnh lại lượng chất xơ. Giảm uống sữa. Thay vì uống một ly sữa đầy mỗi lần uống, bạn có thể uống từng chút một. Bạn cũng có thể dùng các sản phẩm có thể giúp bạn tiêu hóa lactose trong sữa như các loại thực phẩm chứa lactase, một enzyme phân hủy lactose.
Khi thay đổi chế độ ăn uống và lối sống không làm giảm đầy hơi, bạn có thể đi khám bác sĩ và bắt đầu điều trị bằng thuốc. Một số loại thuốc là:
Simethicone. Đây là loại thuốc không kê đơn có tác dụng phá vỡ các bong bóng khí trong ruột. Than hoạt tính. Than hoạt tính có thể giúp hấp thu khí. Bổ sung lactase. Lactase là một enzyme có thể giúp bạn tiêu hóa thức ăn có chứa đường lactose.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế đầy hơi chướng bụng?
Bạn sẽ có thể kiểm soát đầy hơi nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Chia nhỏ bữa ăn và ăn thường xuyên hơn;
- Ăn chậm;
- Tránh các loại thực phẩm chiên và béo;
- Tránh uống bia và các loại đồ uống có gas ;
- Vận động và tập thể dục thường xuyên;
- Ngưng hút thuốc lá ;
- Tránh nhai kẹo cao su, uống bằng ống hút hoặc ngậm kẹo cứng (vì chúng sẽ làm bạn nuốt nhiều không khí).
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đầy hơi chướng bụng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Barrett thực quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Bernstein - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh co thắt tâm vị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh co thắt thực quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm H. pylori - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh hẹp môn vị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp thực quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ợ nóng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Dumping - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mallory weiss - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đau bụng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng khó nuốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bênh ung thư thực quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng khó tiêu - Nguy cơ, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm vi khuẩn Salmonella - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thương hàn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trào ngược im lặng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị