Xét nghiệm H. pylori - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Xét nghiệm Helicobacter pylori được tiến hành nhằm tìm xem bạn có bị nhiễm trùng vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) ở dạ dày và tá tràng hay không. Vậy trong quá trình thực hiện xét nghiệm này cần lưu ý những gì? Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa như thế nào? Tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!

Xét nghiệm H. pylori - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm H.pylori

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Dạ dày và tá tràng

1. Tìm hiểu chung

Xét nghiệm H. pylori là gì?

Xét nghiệm Helicobacter pylori được tiến hành nhằm tìm xem bạn có bị nhiễm trùng vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) ở dạ dày và tá tràng hay không. Vi khuẩn H. pylori có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng nhưng không phải ai có vi khuẩn này cũng bị bênh. Có bốn xét nghiệm khác nhau được tiến hành để phát hiện H. pylori:

Xét nghim kháng th trong máu. Kiểm tra xem liệu cơ thể có kháng thể chống lại vi khuẩn H. pylori hay chưa. Nếu bạn có kháng thể với H. pylori trong máu, có nghĩa là bạn có thể đang bị nhiễm H. pylori hoặc đã bị nhiễm trước đó.

Xét nghim qua hơi th. Kiểm tra bạn có bị nhiễm vi khuẩn H. pylori trong dạ dày hay không. Xét nghiệm này có thể phát hiện bạn bị nhiễm trùng H. pylori và để kiểm tra việc điều trị tiêu diệt vi khuẩn H. pylori có hiệu quả hay không.

Xét nghim kháng nguyên trong phân: Kiểm tra xem có các chất kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại H. pylori (kháng nguyên của H. pylori) trong phân hay không. Xét nghiệm kháng nguyên trong phân có thể được thực hiện để giúp hỗ trợ chẩn đoán nhiễm H. pylori hay để tìm hiểu xem việc điều trị cho một bệnh nhân nhiễm trùng H. pylori có đạt hiệu quả không.

Sinh thiết d dày. Mẫu xét nghiệm nhỏ (sinh thiết) được lấy từ lớp niêm mạc của dạ dày và ruột non thông qua nội soi. Một số xét nghiệm khác nhau có thể được thực hiện trên mẫu sinh thiết thu thập được để thử xem có vi khuẩn H. pylori trong đó không.

Khi nào bạn cần tiến hành xét nghiệm H. pylori?

Xét nghiệm có thể được đề xuất nếu bạn đang bị đau dạ dày và có các dấu hiệu và triệu chứng của loét. Một số triệu chứng bao gồm:

Đau bụng nhiều lần; Giảm cân không rõ nguyên nhân; Khó tiêu; Cảm giác no hay đầy hơi; Buồn nôn; Ợ hơi.

Ngoài những triệu chứng trên, bạn nên lưu ý một số dấu hiệu và triệu chứng nặng, báo động bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức. Chúng bao gồm các cơn đau dạ dày dữ dội, đột ngột, đau dai dẳng, phân có máu hoặc có màu đen, nôn ra máu hoặc chất nôn mửa giống như bã cà phê.

Xét nghiệm H. pylori cũng thường được làm sau khi bạn đã uống đủ liều kháng sinh đã được chỉ định để xác nhận xem vi khuẩn H. pylori đã được loại bỏ hay chưa. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều được tiến hành xét nghiệm theo dõi sau điều trị.

2. Điều cần thận trọng

Bạn nên biết gì trước khi thực hiện xét nghiệm H. pylori?

Xét nghiệm tìm H. pylori qua hơi thở thường không được khuyến cáo đối với trẻ nhỏ. Ở trẻ em, xét nghiệm thông thường được tiến hành sẽ là xét nghiệm kháng nguyên trong phân.

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau dạ dày. Tình trạng loét dạ dày do H. pylori chỉ là một trong đó.

Nếu một người sử dụng các thuốc kháng axit một tuần trước khi xét nghiệm, xét nghiệm có sử dụng chất ure có thể cho ra kết quả âm tính giả. Thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton, và các chế phẩm bismuth có thể ảnh hưởng và làm sai lệch kết quả của tất cả các xét nghiệm ngoại trừ xét nghiệm kháng thể trong máu.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

3. Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm H. pylori?

Xét nghim kháng th trong máu

Bạn không cần phải làm bất cứ điều gì trước khi xét nghiệm kháng thể trong máu.

Xét nghim kháng nguyên trong phân

Có một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này. Hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc được bác sĩ kê đơn và không do bác sĩ kê đơn mà bạn đang dùng. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngừng dùng một số loại thuốc.

Không dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc có chứa bismuth (như Pepto-Bismol) trong 1 tháng trước khi xét nghiệm.

Không dùng thuốc ức chế bơm proton (như Nexium hay Prilosec) trong 2 tuần trước khi xét nghiệm.

Phương pháp sinh thiết d dày hoc đo nng độ urea trong hơi th

Không ăn hoặc uống ít nhất 6 giờ trước khi đo nồng độ ure trong hơi thở hoặc sinh thiết dạ dày.

Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm này. Hãy nói với bác sĩ về tất cả các toa thuốc và thuốc không có kê toa mà bạn đã dùng. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngừng dùng một số loại thuốc.

Không dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc có chứa bismuth (như Pepto-Bismol) trong 1 tháng trước khi xét nghiệm.

Không dùng thuốc ức chế bơm proton trong 2 tuần trước khi xét nghiệm.

Không dùng ức chế thụ thể H2, như Pepcid, Zantac, axit, hoặc Tagamet, trong 24 giờ trước khi xét nghiệm.

Trao đổi với bác sĩ nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về sự cần thiết, mức độ rủi ro, cách thức thực hiện, hoặc kết quả của xét nghiệm.

Quy trình thực hiện xét nghiệm H. pylori như thế nào?

Xét nghim kháng th trong máu

Chuyên viên lấy mẫu máu sẽ:

Quấn băng đàn hồi (garô) xung quanh cánh tay bạn để chặn dòng chảy của má Điều này giúp cho các tĩnh mạch dưới băng lớn hơn vì vậy có thể dễ dang châm kim vào tĩnh mạch; Làm sạch da bằng cồn; Châm kim vào tĩnh mạ Có thể phải châm nhiều lần; Kéo nòng để láy máu; Tháo băng từ cánh tay khi thu thập đủ máu; Đặt một miếng gạc hoặc bông trên vết kim châm sau khi rút kim ra; Đè lên vết kim châm và sau đó dán băng lạ

Xét nghim qua hơi th

Bạn sẽ thổi hơi thở của mình vào một quả bóng hay thổi vào một chai chứa chất lỏng. Các chuyên gia y tế sẽ:

Thu thập mẫu hơi thở của bạn trước khi tiến hành xét nghiệm; Cung cấp cho bạn một viên nang hoặc ít nước có gắn chất chỉ thị hoặc chất phóng xạ; Thu thập mẫu hơi thở của bạn tại các thời điểm khác nhau. Các mẫu hơi thở sẽ được xét nghiệm kiểm tra xem có chứa chất được hình thành do H. pylori tiếp xúc với các chất trong viên thuốc bạn đã uống hay khô Nếu có thì đó là bằng chứng của sự hiện diện vi khuẩn H. pylori trong cơ thể bạn.

Xét nghiệm qua hơi thở thường mất khoảng 30 phút.

Xét nghim kháng nguyên trong phân

Các mẫu phân có thể được thu thập ở nhà. Nếu bạn đang ở trong bệnh viện, chuyên gia y tế sẽ giúp bạn thu thập mẫu phân.

Để thu thập mẫu, bạn cần phải:

Cho phân vào một lọ đựng khô. Có thể lấy mẫu phân rắn hoặc lỏ Hãy cẩn thận không để nước tiểu hoặc giấy vệ sinh lẫn với các mẫu phân. Đậy nắp hộp đựng và dán nhãn lọ đựng phân với tên của bạn, tên của bác sĩ, và ngày mẫu được thu thậ Rửa tay thật kỹ sau khi thu thập mẫu để tránh lây lan vi khuẩ Chuyển mẫu càng sớm càng tốt đến phòng khám bác sĩ hoặc trực tiếp ở phòng xét nghiệ

Bác sĩ cũng có thể sử dụng tăm bông đưa vào trực tràng của bạn để thu thập mẫu phân trong khi khám bệnh.

Sinh thiết d dày

Nội soi dạ dày được tiến hành để thu thập mẫu mô từ dạ dày và tá tràng. Các bác sĩ có thể thu thập lên tới 10 mẫu mô.

Các mẫu mô được xét nghiệm nghiệm để xem liệu chúng có chứa H. pylori hay không.

Trong một số ít trường hợp, mẫu sinh thiết có thể được đặt trong hộp đựng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn H. pylori. Quá trình này được gọi là nuôi cấy trùng H. pylori. Nếu vi khuẩn phát triển trong mẫu cấy, xét nghiệm (thực hiện kháng sinh đồ – xét nghiệm kháng thuốc) có thể xác định kháng sinh có thể điều trị các nhiễm trùng.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm H. pylori ?

Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về bệnh lý và phương pháp điều trị thích hợp. Đôi khi, bác sĩ có thể yêu cầu các kiểm tra bổ sung. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận.

Tùy thuộc vào xét nghiệm bạn làm mà sẽ có những cách hồi phục khác nhau sau xét nghiệm.

Nếu bạn lấy máu, bạn nên dùng gòn đè vào chỗ lấy máu một thời gian để cầm máu không chảy nữa

Nếu bạn dùng xét nghiệm đo nồng độ ure trong hơi thở thì bạn không cần phải làm gì đặc biệt. Vì lượng chất phóng xạ đưa vào người bạn rất nhỏ, không đủ gây nguy hiểm

Nếu bạn lấy phân thì cũng không có gì phải lo ngại cả. Bạn chỉ cần nhớ phải rửa tay sau khi lấy phân là được

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp

4. Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm H. pylori qua hơi thở hay xét nghiệm kháng nguyên trong phân thường có trong một vài giờ.

Kết quả xét nghiệm kháng thể trong máu thường có trong vòng 24 giờ.

Kết quả xét nghiệm mẫu sinh thiết lấy bằng nội soi thường có trong vòng 48 giờ.

Kết quả xét nghiệm nuôi cấy H. pylori từ mẫu sinh thiết có thể mất đến 10 ngày.

Kết quả dương tính đối với H. pylori trong xét nghiệm kháng nguyên trong phân, xét nghiệm H. pylori qua hơi thở, hoặc xét nghiệm trên mẫu sinh thiết cho thấy tình trạng đau dạ dày của một người có khả năng là do vết loét dạ dày tá tràng do các vi khuẩn này gây nên. Điều trị kết hợp kháng sinh và các thuốc khác sẽ được chỉ định để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn cơn đau và viêm loét.

Kết qu xét nghim máu dương tính với kháng thể H. pylori có thể chỉ ra tình trạng nhiễm trùng tại thời điểm làm xét nghiệm hoặc trước đó. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn làm thêm một số xét nghiệmkhác như kiểm tra hơi thở để xác định xem cơ thể có đang bị nhiễm trùng hay không.

Kết qu xét nghim âm tính có nghĩa là bạn có thể không nhiễm H. pylori và các dấu hiệu và triệu chứng của bạn có thể là do những nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm, phải tiến hành xét nghiệm bổ sung, bao gồm sinh thiết  mô xâm lấn, để loại kết luận loại trừ khả năng bạn nhiễm trùng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến xét nghiệm H. pylori, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM