Bệnh táo bón - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thỉnh thoảng, bạn có thể bị bón do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn ít chất xơ, uống không đủ nước… Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải tình trạng này trong thời gian dài, trở thành bệnh mạn tính. Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như các triệu chứng, nguyên nhân của tình trạng này để có cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả, mời bạn đọc tiếp bài viết sau.

Bệnh táo bón - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Bệnh táo bón (bón) là gì?

Táo bón (hay bón) được định nghĩa là tình trạng đi cầu ít hơn hoặc bằng 3 lần trong một tuần. Khi đi cầu, phân có thể khô và cứng hơn bình thường, đôi khi gây đau trong lúc đi. Hầu hết trường hợp, táo bón chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và không gây ra vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng.

Thế nhưng, khi tình trạng này kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể trở thành một bệnh lý mạn tính. Người bị táo bón mạn tính sẽ cảm thấy khó chịu và có chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Căn bệnh này cũng có thể gây ra căng thẳng quá mức, ức chế nhu động ruột hoạt động bình thường.

Trong một vài trường hợp, táo bón có khả năng là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh đại trực tràng, polyp đại trực tràng, ung thư…

2. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh táo bón là gì?

Đi cầu ít hơn 3 lần/tuần Phân cứng, khô hoặc rời rạc thành từng cục Gặp khó khăn khi đi đại tiện Có cảm giác chưa tống hết phân ra ngoài Cần có biện pháp hỗ trợ để đi cầu được như dùng tay ấn vào bụng

Các triệu chứng khác có thể gặp phải ở một số trường hợp là:

Đau hoặc cảm giác quặn bụng Cảm thấy đầy hơi Chảy máu trực tràng trong hoặc sau khi đi đại tiện Buồn nôn Mất cảm giác ngon miệng

Nếu bạn nhận thấy có những vấn đề liên quan đến đại tiện mà không giải thích được hoặc kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trường hợp bị táo bón kèm theo những triệu chứng sau, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám ngay:

Chảy máu trực tràng Máu xuất hiện trong phân Đau bụng liên tục Nôn mửa Sốt Đau thắt lưng Sụt cân

3. Nguyên nhân gây táo bón (bón) là gì?

Táo bón thường xảy ra khi khối phân di chuyển bên trong ruột quá chậm và bị hấp thu quá nhiều nước ở ruột già, từ đó khối phân có thể trở nên khô và cứng. Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng và chủ yếu là do chế độ ăn uống và thói quen đi vệ sinh không khoa học.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra chứng táo bón là:

Sử dụng một số thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ này Lười vận động, không tập luyện thể dục Không bổ sung đủ nước cho cơ thể Chế độ ăn thiếu chất xơ Hội chứng ruột kích thích Nhịn đi cầu khi cảm thấy mắc Thay đổi thói quen hoặc lối sống, chẳng hạn đi du lịch Mang thai, người cao tuổi Các vấn đề chức năng ở đường ruột Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Ngoài ra, bệnh táo bón mạn tính có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như:

Nứt hậu môn Ung thư đại tràng, ung thư ở vùng bụng Tắc nghẽn ruột hay hẹp đại tràng Sa trực tràng Có vấn đề liên quan đến thần kinh xung quanh đại trực tràng, như đa xơ cứng, tổn thương tủy sống… Cơ sàn chậu bị yếu Các bệnh lý ảnh hưởng đến hormone gồm đái tháo đường, cường giáp, suy giáp…

4. Những ai sẽ có nguy cơ cao bị táo bón?

Bạn sẽ có nhiều khả năng bị táo bón nếu:

Là phụ nữ, đặc biệt là khi đang mang thai hoặc sau sinh Là người cao tuổi Ăn chế độ ăn ít hoặc không có chất xơ Dùng một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng gây ra tác dụng phụ Có một số vấn đề sức khỏe, như rối loạn tiêu hóa

5. Việc chẩn đoán táo bón được tiến hành như thế nào?

Ngoài thăm khám sức khỏe chung và khám trực tràng bằng tay, bác sĩ thường yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán và tìm kiếm nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này.

Xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện một vấn đề sức khỏe khác gây ra táo bón, như suy giáp hay tăng canxi máu. Chụp X-quang. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát hình ảnh đường ruột có đang bị tắc nghẽn và liệu khối phân có nằm trong toàn bộ đại tràng hay không. Soi đại tràng xích-ma (sigmoidoscopy). Bác sĩ sẽ dùng một ống mềm, mảnh, nhẹ đưa vào trong hậu môn để kiểm tra trực tràng và phần dưới của đại tràng. Nội soi đại tràng. Kỹ thuật này giúp bác sĩ kiểm tra được toàn bộ đại tràng nhờ vào một ống mảnh, linh hoạt có gắn một máy quay nhỏ ở đầu luồn vào cơ thể qua hậu môn. Đánh giá chức năng cơ thắt hậu môn (đo áp lực hậu môn trực tràng). Phương pháp này giúp đánh giá khả năng phối hợp của các cơ trong nhu động ruột.

6. Các cách điều trị táo bón hiệu quả

Việc điều trị tình trạng này thường bắt đầu bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để giúp tăng tốc độ di chuyển của khối phân qua ruột và ra ngoài. Nếu các biện pháp này không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Bác sĩ thường khuyến khích người bệnh cố gắng thay đổi để giảm nguy cơ bị táo bón, như:

Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn. Tiêu thụ thêm nhiều chất xơ sẽ giúp làm tăng khối lượng khối phân và tốc độ di chuyển của nó qua đường ruột. Bạn có thể bắt đầu thay đổi từ từ bằng cách ăn thêm trái cây tươi và rau xanh mỗi ngày. Hãy lựa chọn các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt.

Nhìn chung, lượng chất xơ cần tiêu thụ mỗi ngày là khoảng 14 gram cho mỗi 1.000 calo. Lưu ý, không tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn lên đột ngột vì có thể gây đầy bụng, đầy hơi. Bạn chỉ cần bắt đầu thay đổi dần dần và tăng lượng chất xơ theo mục tiêu từng tuần.

Tập thể dục đều đặn mỗi tuần. Hoạt động thể chất cũng giúp làm tăng khả năng hoạt động của các cơ trong đường tiêu hóa. Bạn nên cố gắng luyện tập thể vừa phải mỗi ngày. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc luyện tập nếu bạn chưa từng tập thể dục trước đây. Đừng cố gắng nhịn đi đại tiện. Bạn nên tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày. Đồng thời, bạn nên cố gắng thư giãn và giữ tinh thần thoải mái trong lúc đi, không để các yếu tố khác tác động đến.

Thuốc nhuận tràng

Nhiều loại thuốc có tác dụng nhuận tràng có thể giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn, bao gồm:

Các sản phẩm bổ sung chất xơ. Chúng giúp bổ sung một lượng lớn chất xơ vào khối phân để trở nên mềm và dễ di chuyển trong đường ruột hơn. Các chất thường được sử dụng là psyllium, canxi polycarbophil, methylcellulose. Thuốc tăng co bóp cơ trơn. Các thuốc này gồm có bisacodyl, sennosides có tác dụng làm cho đường ruột co bóp mạnh hơn. Thuốc làm tăng khả năng thẩm thấu. Các thuốc này giúp khối phân di chuyển dễ dàng qua đại tràng bằng cách tăng tiết dịch từ ruột và kích thích nhu động ruột. Nhóm này bao gồm các hoạt chất như magie hydroxit đường uống, magie citrate, lactulose, polyethylene glycol. Chất làm mềm phân. Các hoạt chất như natri docusate, canxi docusate có thể giúp khối phân mềm hơn nhờ hút thêm nước từ đường ruột. Thuốc thụt và thuốc đạn đặt hậu môn. Các thuốc này có tác dụng làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Thuốc đạn chứa glycerin hay bicosadyl cũng hỗ trợ đi đại tiện dễ hơn nhờ cung cấp chất bôi trơn và tăng co bóp cơ trơn.

Các thuốc khác

Nếu sử dụng các thuốc thông thường không kê đơn không giúp bạn hết bị táo bón, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc khác, nhất là khi có hội chứng ruột kích thích.

Các thuốc kê đơn có thể được sử dụng trong điều trị tình trạng này gồm lubiprostone, linaclotide, plecanatide, prucalopride, naloxegol, methylnaltrexone…

Tập luyện cơ sàn chậu

Thực hiện liệu pháp phản hồi sinh học với một chuyên gia trị liệu có thể mang lại tác dụng. Bạn sẽ được học cách thư giãn và siết chặt các cơ vùng chậu đúng thời điểm để quá trình đại tiện dễ dàng hơn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn điều trị táo bón trong trường hợp các phương khác không có hiệu quả hoặc tình trạng này kéo dài do tắc nghẽn, sa trực tràng.

Bác sĩ có thể sẽ cắt bỏ một phần đại tràng hoặc toàn bộ đại tràng (hiếm khi thực hiện).

Bệnh táo bón có thể gây ra biến chứng gì không?

Nếu bạn bị táo bón mạn tính, một số biến chứng có khả năng xảy ra là:

Bệnh trĩ. Việc khó khăn trong khi đi đại tiện thời gian dài có thể gây sưng các tĩnh mạch bên trong và xung quanh hậu môn, gây ra bệnh trĩ. Nứt hậu môn. Khối phân lớn và cứng do táo bón có khả năng gây ra những vết rách da nhỏ ở hậu môn. Ứ phân bên trong đại tràng. Táo bón mạn tính có thể khiến cho một phần khối phân bị kẹt cứng lại bên trong đường ruột, không thể tống ra ngoài. Sa trực tràng. Việc dùng sức để cố gắng đi đại tiện có thể khiến một đoạn nhỏ trực tràng bị giãn ra và nhô ra ngoài hậu môn.

7. Cách phòng ngừa tình trạng táo bón

Các cách sau đây sẽ giúp bạn phòng ngừa được khả năng gặp phải táo bón:

Tăng thêm lượng thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống, bao gồm đậu, rau, trái cây – củ (chuối, đu đủ, bơ, ngô, khoai lang…), ngũ cốc nguyên hạt Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có lượng chất xơ thấp như thực phẩm đóng hộp, sản phẩm từ sữa và thịt Uống nhiều nước, tránh để cơ thể bị mất nước Sống năng động, cố gắng tập luyện thể dục thường xuyên Không cố gắng nhịn đi đại tiện khi có cảm giác muốn đi Cố gắng hình thành thói quen đi đại tiện, chẳng hạn như vào buổi sáng hay sau khi ăn xong Tập cho trẻ em có thói quen ăn nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh táo bón, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM