Hội chứng ruột ngắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng ruột ngắn là vấn đề xảy ra khi một phần của ruột non bị mất hoặc bị cắt mất trong khi phẫu thuật. Kết quả dẫn đến các chất dinh dưỡng không được hấp thu vào cơ thể theo đúng cách. Vậy triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý này là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng ruột ngắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng ruột ngắn là gì?

Hội chứng ruột ngắn là vấn đề xảy ra khi một phần của ruột non bị mất hoặc bị cắt mất trong khi phẫu thuật. Kết quả dẫn đến các chất dinh dưỡng không được hấp thu vào cơ thể đúng cách.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột ngắn là gì?

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột ngắn là:

  • Tiêu chảy;
  • Mệt mỏi;
  • Phân nhạt màu, phân bóng mỡ ;
  • Sưng (phù) đặc biệt là ở hai chân ;
  • Mùi phân rất thối ;
  • Cân nặng giảm;
  • Mất nước.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng ruột ngắn?

Ruột non hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm được đưa vào cơ thể. Khi một nửa hoặc nhiều hơn đoạn ruột non bị mất, cơ thể không hấp thụ đủ lượng thức ăn để duy trì sức khỏe và trọng lượng của cơ thể.

Một số trẻ sơ sinh được sinh ra đã bị thiếu một phần lớn ruột non.

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hội chứng ruột ngắn là do các đoạn ruột non bị cắt bỏ trong khi phẫu thuật. Đây là loại phẫu thuật có thể cần thiết do:

  • Bị bắn hoặc chấn thương làm hư ruột ;
  • Người bị bệnh Crohn nghiêm trọng ;
  • Đối với trẻ sinh non, do sinh ra quá sớm, một phần ruột của trẻ bị hoại tử.

4. Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng ruột ngắn?

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng và nhiều phần ruột non bị cắt, bác sĩ có thể nghi ngờ hội chứng ruột ngắn. Để chắc chắn, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu;
  • Kiểm tra phân X-quang ngực và bụng ;
  • Chụp ống tiêu hóa trên, còn gọi là chụp X-quang có cản quang bari. Bạn sẽ được uống một chất lỏng đặc biệt, chất lỏng này sẽ bao quanh niêm mạc cổ họng, dạ dày, ruột non và làm cho chúng hiện rõ trên hình ảnh chụp X-quang. Chụp CT là một loại chụp X-quang mạnh giúp nhìn rõ các hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể ;
  • Siêu âm là sử dụng sóng âm thanh để tạo nên các hình ảnh nội tạng ;
  • Kiểm tra mật độ xương;
  • Sinh thiết gan là cách bác sĩ cắt một mảnh mô nhỏ để thử nghiệm. Hầu hết thời gian, bác sĩ cắt một vết nhỏ trên bụng và sử dụng một cây kim rỗng để hút các tế bào làm mẫu thử. CT hoặc siêu âm được sử dụng để định vị nơi đâm kim. Thời gian sinh thiết mất khoảng 5 phút, nhưng bạn có thể cần một vài giờ để hồi phục.

Cùng với việc kiểm tra, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn như:

Bạn cảm thấy như thế nào? Khi nào các triệu chứng của bạn bắt đầu? Bạn có bất cứ tình trạng bệnh lý nào khác không? Mức năng lượng của bạn như thế nào? Bạn có bị tiêu chảy không? Bạn có gặp vấn đề sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó không? Điều gì làm cho các triệu chứng của bạn tốt hơn? Điều gì làm cho nó tồi tệ hơn?

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng ruột ngắn?

Điều trị nhằm mục đích giảm các triệu chứng và đảm bảo cơ thể nhận được đủ chất dinh dưỡng.

Một chế độ ăn có hàm lượng calo cao cung cấp:

  • Các vitamin và khoáng chất chính yếu như sắt, axit folic và vitamin B12;
  • Ăn đầy đủ các nhóm thức ăn bột, đạm và chất béo.

Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiêm một số vitamin và khoáng chất hoặc các yếu tố tăng trưởng đặc biệt.

Các thuốc làm chậm sự chuyển động bình thường của ruột có thể được dùng thử. Điều này cho phép thức ăn ở lại trong ruột lâu hơn.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị cấy ghép ruột non.

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng ruột ngắn?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hội chứng ruột ngắn:

Hiểu về chế độ ăn. Không có một chế độ ăn uống cụ thể cho những người bị hội chứng ruột ngắn, nhưng nói chung, bạn nên chắc chắn ăn đủ đạm nạc (thịt, các sản phẩm sữa, trứng, đậu phụ) và tinh bột có ít chất xơ (gạo trắng, mì ống, bánh mì trắng). Tránh đồ ngọt và ăn ít chất béo. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn tìm ra những thực phẩm tốt nhất. Hoạt động thể lực. Tập thể dục là tốt cho cơ thể và tâm trí. Bác sĩ có thể cho bạn biết thời lượng và những loại hoạt động nào phù hợp với bạn. Yêu cầu giúp đỡ. Gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh có thể giúp bạn các công việc lặt vặt, đưa bạn đi gặp bác sĩ hoặc cho phép bạn trút những căng thẳng của việc điều trị. Bạn cũng có thể nói chuyện với một nhà tâm lý. Tìm hiểu từ những người khác. Các nhóm hỗ trợ có thể là một cách tuyệt vời để có được lời khuyên và sự hiểu biết từ những người khác sống chung với hội chứng ruột ngắn. Tìm một nhóm trong khu vực của bạn hoặc khám phá các diễn đàn thảo luận trực tuyến.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về hội chứng ruột ngắn sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM