Phân mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đại tiện phân mỡ là tình trạng đi ngoài ra phân có chứa nhiều chất béo, có thể nhìn thấy váng mỡ nổi lên trong bồn cầu. Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Phân mỡ là gì?
Thành phần chủ yếu trong phân là nước và các chất khác như chất xơ, vi khuẩn, chất nhầy, đạm, muối, tế bào chết và chất béo.
Nếu khối lượng mỡ trong phân vượt quá mức bình thường (7g/ngày) thì được gọi là phân mỡ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng hoặc không tạo ra enzyme hay dịch mật cần thiết để tiêu hóa thức ăn hiệu quả.
2. Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng thường đi kèm với phân mỡ
Nếu gặp phải tình trạng này, bạn sẽ nhận thấy khối phân có kích thước lớn, nhạt màu và có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, phân thường nổi trên mặt nước vì có hàm lượng khí cao và có một lớp màng mỡ bao phủ bên ngoài. Bạn cũng có thể nhìn thấy váng mỡ nổi trên mặt nước trong bồn cầu.
Đại tiện phân mỡ chỉ là một trong số nhiều triệu chứng phổ biến của hội chứng kém hấp thu. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Sụt cân;
- Đau quặn bụng;
- Đầy hơi;
- Khó tiêu;
- Tiêu chảy.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây đại tiện phân mỡ là gì?
Sự xuất hiện của quá nhiều chất béo trong phân cho thấy hệ tiêu hóa không hoạt động tốt để phá vỡ thức ăn hoàn toàn.
Cơ thể có thể không hấp thụ được hết các dưỡng chất có trong thực phẩm, bao gồm cả chất béo. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây kém hấp thụ là u xơ nang (cystic fibrosis) – một bệnh di truyền gây ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi và tuyến niêm mạc tiết dịch nhầy, cũng như nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
Một nguyên nhân khác gây kém hấp thu và có thể dẫn đến đại tiện phân mỡ là viêm tụy mạn tính. Tụy là một cơ quan nằm gần dạ dày, có chức năng tiết ra các men tiêu hóa chất béo, protein và carbohydrate trong ruột non.
Kém hấp thu còn có thể xảy ra do một vài nguyên nhân như sau:
Không dung nạp đường lactose: cơ thể không có khả năng tiêu hóa một loại đường có trong các sản phẩm sữa vì thiếu enzyme lactase. Bệnh Celiac: cơ thể nhạy cảm với gluten, một loại protein có trong lúa mì và một số loại ngũ cốc khác. Hẹp đường mật: tắc nghẽn ống dẫn mật từ gan đến túi mật. Mật là một dịch tiêu hóa có nhiều vai trò trong cơ thể. Bệnh Whipple: tình trạng nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa gây ảnh hưởng đến khả năng phân hủy chất béo và carbohydrate. Bệnh Crohn: gây ra viêm ở đường tiêu hóa.
4. Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán phân mỡ?
Sau khi đi đại tiện, nếu bạn thấy phân nổi lên trên mặt nước và xuất hiện váng mỡ, màu nhạt, có mùi hôi bất thường, hãy đến gặp bác sĩ sớm. Điều này đặc biệt đáng quan tâm nếu bạn có các triệu chứng kém hấp thu khác, như sụt cân hay đau bụng do co thắt.
Bên cạnh quan sát các triệu chứng và xem tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ thường yêu cầu thực hiện hai thử nghiệm dùng để chẩn đoán phân mỡ, gồm định tính chất béo và định lượng chất béo trong phân.
Thử nghiệm định tính
Thử nghiệm này giúp đo lường lượng giọt chất béo có trong một mẫu phân. Mức độ bình thường là có ít hơn 50 giọt chất béo trung tính và ít hơn 100 giọt axit béo. Tất cả được kỹ thuật viên quan sát và ghi nhận dưới kính hiển vi.
Thử nghiệm định lượng
Đối với thử nghiệm định lượng, bạn cần lấy mẫu phân trong khoảng từ 2–4 ngày. Tất cả các mẫu sẽ được đem đi xác định tổng lượng chất béo có trong phân mỗi ngày.
Kết quả bình thường sẽ cho thấy lượng chất béo có trong phân là 2–7g/ngày ở người trưởng thành, trong đó tỷ lệ chất béo chiếm ít hơn 20% khối lượng mẫu phân rắn.
Đối với trẻ sơ sinh, lượng chất béo có trong phân nên ít hơn 1g/ngày. Đối với trẻ bú bình, lượng chất béo nên chiếm từ 30–50% khối lượng phân. Đối với trẻ bú mẹ, tỷ lệ chất béo trong phân bình thường nằm trong khoảng 10–40%.
Xét nghiệm D-xylose
Một xét nghiệm có thể được thực hiện khi nghi ngờ bạn bị kém hấp thu là kiểm tra sự hấp thu D-xylose (một loại đường). Xét nghiệm này sẽ đo nồng độ của D-xylose có trong máu hoặc nước tiểu.
Các xét nghiệm khác
Bác sĩ đôi khi yêu cầu bạn tiến hành thêm một vài xét nghiệm khác để giúp chẩn đoán chính xác hơn. Ví dụ, khi bạn có một vài triệu chứng sau khi ăn thực phẩm làm từ lúa mì, xét nghiệm để kiểm tra bệnh Celiac sẽ được thực hiện.
Những phương pháp điều trị đại tiện phân mỡ
Để điều trị tình trạng này, các nguyên nhân cơ bản hoặc bệnh lý gây ra triệu chứng phân mỡ phải được giải quyết. Kém hấp thu có thể xảy ra do nhiều lý do nên việc chẩn đoán đúng nguyên nhân đóng vai trò then chốt trong điều trị.
Đối với nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống, việc điều trị thường là tránh tiêu thụ các thực phẩm gây ra triệu chứng bệnh. Nếu không dung nạp đường sữa, bạn cần tránh ăn hay uống sữa và các sản phẩm từ sữa hoặc tiêu thụ một lượng rất nhỏ (tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của tình trạng này). Người bệnh Celiac cần tránh tiêu thụ các sản phẩm từ lúa mì và các thực phẩm chứa gluten.
Với nguyên nhân khác, chẳng hạn như u xơ nang hay viêm tụy mạn tính, điều trị chủ yếu là dùng thuốc và thay đổi lối sống.
Các loại thuốc phổ biến trong điều trị và phòng ngừa đại tiện phân mỡ:
Truyền dịch tĩnh mạch để bù nước và điện giải Thuốc điều trị tiêu chảy Liệu pháp thay thế men tụy (PERT) Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
5. Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa phân mỡ?
Các biện pháp tại nhà giúp khắc phục và phòng ngừa đại tiện phân mỡ gồm:
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể Giảm lượng chất xơ tiêu thụ Giảm lượng chất béo tiêu thụ Bỏ hoặc hạn chế hút thuốc Tránh/hạn chế tiêu thụ rượu, bia Hạn chế tiêu thụ kali oxalate Bổ sung vitamin tan trong dầu bằng các thực phẩm chức năng, như vitamin A, D, E và K Tăng tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin B12, axit folic, sắt, magie và canxi Dùng thuốc điều trị tiêu chảy không kê đơn, gồm loperamid, bismuth subsalicylate Sử dụng các thuốc kháng axit, trị đầy hơi, khó tiêu
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng phân mỡ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bàng quang hoạt động quá mức - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan to - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm C-peptide - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Cơn đau quặn mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan nhiễm mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Glucagon - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh hẹp đường mật bẩm sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Banti - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Budd-Chiari - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Gilbert - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm xơ chai đường mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy mãn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tuỵ cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi mật cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Mirizzi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Zollinger-Ellison - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm kháng thể kháng ty thể - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ gan không do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xơ gan cổ trướng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm viêm gan B - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh nang gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vỡ lá lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuyến tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuỵ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán lá gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm virus viêm gan A - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Triệu chứng tăng men gan - Nguy cơ, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân có màu xanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân nhạt màu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan tự miễn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Viêm gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do virus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do nhiễm độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan B - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan A - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nang giả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vàng da tắc mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tiết glucagon - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng polyp túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Protein albumin - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh trào ngược dịch mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u mạch máu gan - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị