Bệnh thoát vị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thoát vị là những túi phình của nội tạng hoặc mô (như quai ruột) bị trồi ra và dịch chuyển ra khỏi vị trí của chúng. Chúng bị đẩy xuyên qua những chỗ hở hoặc chỗ yếu của cơ, do đó xuất hiện những túi phình lên. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh thoát vị  - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Thoát vị là những túi phình của nội tạng hoặc mô (như quai ruột) bị trồi ra và dịch chuyển ra khỏi vị trí của chúng. Chúng bị đẩy xuyên qua những chỗ hở hoặc chỗ yếu của cơ, do đó xuất hiện những túi phình lên.

Nếu những chỗ thoát vị chỉ phồng lên khi có áp lực hoặc căng, chúng được gọi là thoát vị có khả năng hồi phục và không gây hại. Các mô bị mắc kẹt trong một lỗ hở hoặc túi mà không thể kéo ngược trở lại được gọi là thoát vị kẹt. Đây là trường hợp thoát vị nguy hiểm nhất. Ở những trường hợp này, mô bị kẹt thiếu sự cung cấp máu và do đó các mô này sẽ chết.

2. Triệu chứng thường gặp

Tùy theo loại thoát vị mà có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau.  Đối với thoát vị bẹn và rốn, các triệu chứng là những khối phồng không đau, có thể tự khỏi. Chúng được nhìn thấy rõ nhất khi khóc, rặn, ho hoặc đứng. Thoát vị bẹn ở trẻ em trai có thể làm bìu (túi giữ tinh hoàn) to ra. Ở trẻ em gái, môi (mô xung quanh âm đạo) có thể phồng to.

Bên cạnh đó, thoát vị nội có thể không có triệu chứng hoặc có thể gây buồn nôn và ợ nóng.

Thoát vị kẹt có thể tạo nên khối chắc, căng đau, nôn, táo bón và dễ kích thích. Thoát vị nghẹt sẽ dẫn đến sốt và vùng thoát vị bị sưng, đỏ, viêm và rất đau.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Thoát vị có thể bị ngay từ khi mới sinh hoặc xảy ra một cách đột ngột. Thoát vị được gây ra bởi sự kết hợp của yếu cơ và các áp lực xảy ra tại chỗ thoát vị. Thoát vị bẹn gián tiếp, có từ khi sinh, xảy ra do những sai sót trong quá trình phát triển. Thoát vị bẹn trực tiếp hình thành sau khi sinh. Thoát vị rốn xảy ra khi dây rốn không đóng hoàn toàn. Ở những dạng thoát vị khác, các màng, thành cơ hoặc các cấu trúc khác không hình thành đúng cách hoặc bị tổn thương nên chúng dần bị yếu đi.

4. Nguy cơ mắc phải

Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thoát vị ngoài ở bẹn (vùng háng) và thoát vị rốn. Thoát vị bẹn xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới và ở trẻ sinh non. Thoát vị hoành bẩm sinh và thoát vị khe thực quản là những thoát vị nội (bên trong cơ thể) thường gặp nhất ở trẻ em. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ thoát vị?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoát vị, bao gồm:

Trẻ em: thường ở trẻ sinh non và nhẹ cân; Chủng tộc: trẻ da đen có nguy cơ mắc cao hơn; Béo phì hoặc tăng cân đột ngột; Nâng vật nặng; Tiêu chảy hoặc táo bón; Ho dai dẳng hoặc hắt hơi; Mang thai.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoát vị?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh lí và khám thực thể khi trẻ nằm và đứng. Các xét nghiệm máu hoặc nội soi ổ bụng có thể cần thiết. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện các chẩn đoán hình ảnh nhất định như X-quang và siêu âm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị thoát vị?

Việc điều trị phụ thuộc vào từng loại thoát vị. Thoát vị rốn thường không gây khó chịu và thường có xu hướng đóng lại khi trẻ lên 1 hoặc 2 tuổi. Các bác sĩ có thể dễ dàng đẩy những thoát vị này vào trong. Bác sĩ thường đề nghị đợi và theo dõi những trường hợp thoát vị này. Phẫu thuật chỉ cần thiết nếu thoát vị không đóng lại khi trẻ được 4 hoặc 5 tuổi hoặc nếu khối thoát vị bị nghẽn lại hoặc làm tắc ruột. Phẫu thuật, thường là phẫu thuật ngoại trú, được sử dụng đối với thoát vị bẹn để ngăn ngừa thoát vị kẹt.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Thoát vị có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng các thói quen sinh hoạt sau:

Theo dõi khối thoát vị ở trẻ để chắc chắc rằng thoát vị được điều trị nhỏ dần trong 2 hoặc 3 năm đầu đời. Cho trẻ uống thuốc giảm đau do bác sĩ chỉ định sau khi phẫu thuật. Tránh để trẻ sau khi mổ khỏi bị nhiễm trùng đường hô hấp, vì khi đó có thể gây ho hoặc hắt hơi và làm bung chỉ mổ. Thường xuyên rửa tay sạch là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhận biết những triệu chứng của thoát vị bẹn kẹt. Việc trì hoãn quá trình điều trị có thể gây ra những vấn đề về nghiêm trọng; Giữ vết mổ sạch và khô ráo cho đến khi vết mổ lành lại. Bạn có thể cần phải tạm thời hạn chế các hoạt động của trẻ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh thoát vị, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM