Bệnh viêm đại tràng vi thể - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm đại tràng vi thể hay viêm đại tràng là bệnh di truyền, xảy ra khi ruột già bị sưng tấy và nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy mãn tính và đau quặn bụng. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh nhé!

Bệnh viêm đại tràng vi thể - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Viêm đại tràng vi thể là bệnh gì?

Viêm đại tràng vi thể (hay còn gọi là viêm đại tràng) là bệnh di truyền, xảy ra khi ruột già bị sưng tấy và nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy mãn tính và đau quặn bụng. Viêm đại tràng có hai dạng:

Viêm đại tràng collagen: mô đại tràng có lớp collagen dày khi soi dưới kính hiển vi; Viêm đại tràng tăng lympho bào: tế bào bạch cầu lympho xuất hiện nhiều bất thường trong mô đại tràng khi soi dưới kính hiển vi.

Những ai thường mắc phải viêm đại tràng vi thể?

Viêm đại tràng thường được chẩn đoán ở người từ 50-60 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đại tràng tăng lympho bào ngang nhau ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, đối với viêm đại tràng collagen, tỷ lệ nữ mắc phải lại nhiều hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm đại tràng vi thể là gì?

Triệu chứng chủ yếu của viêm đại tràng là tiêu chảy mãn tính không có máu trong phân, kéo dài liên tục hoặc thành từng đợt.

Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu viêm đại tràng bao gồm:

Đau bụng hoặc đau râm ran vùng bụng; Đầy hơi; Giảm cân không rõ nguyên nhân; Buồn nôn và nôn mửa; Đi ngoài không kiểm soát được và mất nước do tiêu chảy.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần nhập viện ngay nếu bạn tiêu chảy nặng và kéo dài nhiều ngày. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bạn có thể bị mất nước nghiêm trọng. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng vi thể là gì?

Các nguyên nhân gây viêm đại tràng vi thể bao gồm:

Sử dụng các loại thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc ruột già. Nhiễm phải các vi khuẩn hoặc virus gây ra ra các độc tố làm kích ứng niêm mạc ruột già. Hệ miễn dịch yếu do đang nhiễm phải các bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, bệnh Celiac…

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng vi thể?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm đại tràng vi thể bao gồm:

Độ tuổi và giới tính: viêm đại tràng vi thể gặp phải ở những người trong độ tuổi từ 50-70 với tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới; Vấn đề về hệ thống miễn dịch: người mắc bệnh viêm đại tràng vi thể thường mắc những chứng rối loạn tự miễn như bệnh celiac, viêm giáp tự miễn, viêm khớp dạng thấp; Hút thuốc: các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa viêm đại tràng vi thể và việc hút thuốc, đặc biệt ở những người trong độ tuổi từ 16 đến 44;

Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng một số các loại thuốc nhất định cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng vi thể. Tuy nhiên, không phải kết quả này đúng trong mọi trường hợp. Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao một số người dùng thuốc này mắc bệnh còn một số khác lại không. Những loại thuốc này gồm:

Aspirin, paracetamol (Tylenol hoặc tương tự), ibuprofen (Advil, Motrin IB hoặc tương tự); Thuốc bơm proton; Acarbose (Precose); Flutamide; Ranitidine (Zantac);

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, như sertraline (Zoloft);

Carbamazepine.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm đại tràng vi thể?

Đề chữa viêm loét đại tràng, phương pháp đơn giản đầu tiên là thay đổi phong cách sống như giảm lượng chất béo trong bữa ăn, tránh những thức ăn chứa caffeine hay lactose, ngưng dùng thuốc kháng viêm không streroid (NSAIDs).

Nếu những thay đổi này không cải thiện bệnh, bác sĩ sẽ cho bạn dùng những thuốc trị tiêu chảy như: bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol), loperamide (Imodium), phối hợp diphenoxylate và atropine (Lomotil), các thuốc làm tăng khối lượng phân (psyllium, methylcellulose) cũng có thể được đưa vào điều trị. Ngoài ra, có thể dùng những thuốc kháng viêm như mesalamine, sulfasalazine và steroids bao gồm budesonide, nhằm giảm tình trạng viêm.

Khi những triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và sử dụng thuốc trị viêm đại tràng không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột già.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm đại tràng vi thể?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua bệnh sử và khám thực thể. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp sau để chẩn đoán:

Xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm máu; Nội soi sinh thiết; Nội soi đại tràng sigma.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm đại tràng vi thể?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm đại tràng vi thể:

Tránh việc ăn những thức ăn chứa chất béo, caffeine, đường lactose trong các sản phẩm sữa, tránh những thực phẩm cay và có cồn, tránh ăn những thức ăn gây đầy hơi và tiêu chảy như: đồ uống có ga, trái cây sống, đậu, cải lơ, bông cải xanh, cải bắp; Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có dùng những thuốc giảm đau khác ngoài NSAIDs và cần lưu ý rằng thuốc NSAIDs có thể khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn; Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần dùng dung dịch bù nước đường uống (ORS) hay không, vì tiêu chảy gây tình trạng mất nước. ORS có lượng muối, đường và nước phù hợp để thay thế lượng dịch cơ thể bị mất; Hãy tìm hiểu về chế độ ăn không chứa gluten, chế độ này có thể giúp điều trị viêm đại tràng vi thể.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm đại tràng vi thể, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:28/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM