Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 1: Điện tích - Định luật Cu lông
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 1 SGK Vật lý 11 Nâng cao dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 8 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Hãy chọn phát biểu đúng.
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích
B. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức định luật Culong:
\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Hướng dẫn giải
- Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí là:
\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Như vậy, ta thấy độ lớn lực F tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
- Chọn C
2. Giải bài 2 trang 9 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Hãy chọn phương án đúng
Dấu của các điện tích q1, q2 trên hình 1.7 là:
A. q1> 0; q2< 0.
B. q1< 0; q2> 0.
C. q1<0; q2< 0.
D. Chưa biết chắc chắn vì chưa biết độ lớn của q1, q2.
Phương pháp giải
Vận dụng tính chất tương tác điện: hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau
Hướng dẫn giải
- Hai điện tích q1, q2 đẩy nhau nên hai điện tích q1, q2 cùng dấu.
Suy ra: q1<0; q2<0 hoặc q1>0; q2>0
- Chọn đáp án C
3. Giải bài 3 trang 9 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Cho biết trong 22,4 l khí Hidrô ở 0°C và dưới áp suất 1 atm thì có 2.6,02.1023 nguyên tử Hidrô. Mỗi nguyên tử Hiđrô gồm 2 hạt mang điện là prôtôn và êlectron. Hãy tính tổng các điện tích dương và tổng các điện tích âm trong 1cm3 khí Hidrô.
Phương pháp giải
Tính số nguyên tử hidro theo công thức:
\(n = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{22,4}} \times 2 \times 6,02 \times {10^{23}}\)
Hướng dẫn giải
- Trong 1 cm3 (hay 10-3 l) khí Hiđro có số nguyên tử Hiđro là :
\(n = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{22,4}} \times 2 \times 6,02 \times {10^{23}} = {5,375.10^{19}}\)
- Mỗi điện tích dương là e = 1,6.10-19 (C)
- Tổng các điện tích dương: q = 8,6 (C)
- Tổng các điện tích âm: q = -8,6 (C)
4. Giải bài 4 trang 9 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Tính lực tương tác tĩnh điện giữa một êlectron và một prôtôn nếu khoảng cách giữa chúng bằng 5.10−9 (cm). Coi êlectron và prôtôn như những điện tích điểm.
Phương pháp giải
Áp dụng định luật Cu-long:
\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\) để tính lực tương tác
Hướng dẫn giải
- Theo định luật Cu-lông:
\(\begin{array}{l} F = {9.10^9}\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r^2}}}\\ = {9.10^9}.\frac{{{{1,6.10}^{ - 19}}{{1,6.10}^{ - 19}}}}{{{{({{5.10}^{ - 11}})}^2}}} = {9,216.10^{ - 8}} \end{array}\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 3: Điện trường
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 4: Công của lực điện. Hiệu điện thế
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 6: Vật dẫn và điện môi trong điện trường
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 7: Tụ điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 8: Năng lượng điện trường