Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 56: Thực hành: Xác định chiết suất của nước và tiêu cự của thấu kính phân kì
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 56 SGK Vật lý 11 Nâng cao dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 278 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Vì sao ở thí nghiệm xác định chiết suất của nước, cốc đựng nước phải có thành mỏng, đường kính lớn và được xoay với các góc quanh 30o
Phương pháp giải
Khi làm thí nghiệm thực tế xác định chiết suất của nước cần lựa chọn dụng cụ (cốc thủy tinh) có thành mỏng để hạn chế sự ảnh hưởng của khúc xạ qua thủy tinh làm sai số trong phép đo
Hướng dẫn giải
- Khi xác định chiết suất của nước, cốc đựng nước phải có thành mỏng đo độ dài tia sáng khúc xạ trong thủy tinh thành cốc không đáng kể; đường kính cốc lớn để giảm thiểu sai số đo tia khúc xạ trong thủy tinh gây ra.
- Cốc được xoay với các góc α ≤ 30o vì nếu α > 30o thì độ dài tia khúc xạ trong thủy tinh thành cốc lớn tạo sai số lớn cho phép đo.
2. Giải bài 2 trang 278 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Ngoài phương án đã làm, em còn biết những phương án nào khác để xác định chiết suất của nước?
Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức về chiết suất của nước và thực tế đời sống để trả lời câu hỏi này
Hướng dẫn giải
Phương án xác định chiết suất của nước:
- Dùng cốc thủy tinh đáy rất mỏng
- Đặt một bảng chia độ có đường kính trùng mặt nước
- Đến S cho tia tới SI từ nước ra không khí, đo giá trị i, r nhiều lần
3. Giải bài 3 trang 278 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kỳ, để xác định giá trị d’, tại sao ta phải tìm vị trí của màn cho ảnh rõ nét nhất của vật.
Phương pháp giải
Khi thực hành thí nghiệm, cần tìm vị trí cho ảnh rõ nét nhất vì đó là ảnh thật qua thấu kính phân kì, từ đó xác định được giá trị d'
Hướng dẫn giải
- Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì, để xác định giá trị d', ta phải tìm vị trí của màn cho ảnh rõ nét nhất của vật vì: Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì, vật ảo cho ảnh thật, do đó tìm vị trí của màn cho ảnh rõ nét nhất của vật, đó là ảnh thật qua thấu kính phân kì, từ đó xác định được giá trị d'.
- Tiêu cự của thấu kính được xác định bằng công thức:
\(f = \frac{{d.d'}}{{d + d'}}\)
4. Giải bài 4 trang 278 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Hãy nêu phương án thí nghiệm dùng hệ thấu kính phân kỳ - thấu kính hội tụ để xác định tiêu cự của thấu kính phân kỳ. Ngoài phương án thí nghiệm này, em còn biết những cách nào khác để xác định tiêu cự của thấu kính phân kỳ?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được đặc điểm tạo ảnh của thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ
Hướng dẫn giải
- Đặt vật AB trước 1 hệ thấu kính phân kì - hội tụ như hình vẽ, chọn khoảng cách a giữa hai thấu kính a > f2 (đã biết)
- Dịch chuyển màn ảnh sau thấu kính hội tụ để có được một ảnh thật rõ nét trên màn, đo khoảng cách d′2 = O2B2
- Tính d2 theo công thức:
\(\begin{array}{l} {d_2} = \frac{{d{'_2}.{f_2}}}{{d{'_2} - {f_2}}}\\ \Rightarrow \left| {d{'_1}} \right| = {d_2} - a \end{array}\)
- Có d1 và d′1 tính được tiêu cự của thấu kính phân kì:
\({f_1} = \frac{{{d_1}.d{'_1}}}{{{d_1} + d{'_1}}}\)
- Làm thí nghiệm nhiều lần với giá trị a > f2 xác định giá trị trung bình của f1.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 47: Lăng kính
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 48: Thấu kính mỏng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 50: Mắt
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 51: Các tật của mắt và cách khắc phục
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 52: Kính lúp
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 53: Kính hiển vi
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 54: Kính thiên văn