Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 10: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 51 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Chọn phương án đúng.
Bốn đồ thị a, b, c, d ở Hình 10.4 diễn tả sự phụ thuộc của đại lượng trên trục tung theo đại lượng trên trục hoành. (Các) trường hợp trong đó vật dẫn tuân theo định luật Ôm là:
A. Hình 10.4a B. Hình 10.4d
C. Hình 10.4c D. Hình 10.4b.
Phương pháp giải
- Dựa vào công thức liên hệ giữa U và I: I=U/R
- Vận dụng kiến thức về đồ thị của toán học để tìm ra đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của U vào I
Hướng dẫn giải
- Công thức trường hợp trong đó vật dẫn có điện trở R tuân theo định luật Ôm là:
I = U/R
⇒ Đồ thị của I theo U là đường thẳng.
- Hệ quả: U = I.R
⇒ đồ thị của U theo I là đường thẳng
⇒ đồ thị 10.4 c thỏa mãn.
- Vậy hình (c) là đường đặc tuyến vôn - ampe biểu thị vật dẫn tuân theo định luật Ôm.
- Chọn C
2. Giải bài 2 trang 52 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Chọn phương án đúng.
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho
A. Khả năng tích điện cho hai cực của nó.
B. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện
C. Khả năng thực hiện công của nguồn điện.
D. Khả năng tác dụng lực của nguồn điện.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được định nghĩa của suất điện động
Hướng dẫn giải
- Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
- Chọn C
3. Giải bài 3 trang 52 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Tính số êlectron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng 15 Cu-lông dịch chuyển qua tiết diện đó trong 30 giây.
Phương pháp giải
- Áp dụng công thức: I=q/t để tính cường độ dòng điện trong 1s
- Số electron dịch chuyển được tính theo công thức là: n = I/e
Hướng dẫn giải
- Tính số êlectron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng q=15 (C) dịch chuyển qua tiết diện đó trong thời gian t = 30(s).
- Ta có:
\(I = \frac{q}{t} = \frac{{15}}{{30}} = 0,5\left( A \right)\)
nghĩa là cứ trong một giây, điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch là 0,5 (C).
- Suy ra số êlectron là:
\(n = \frac{I}{e} = \frac{{0,5}}{{{{1,6.10}^{ - 19}}}} = {3,125.10^{18}}\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 11: Pin và acquy
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 12: Điện năng và công suất điện. Định luật Jun-len-xơ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 13: Định luật Ôm đối với toàn mạch
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 14: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện thành bộ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 16: Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện