Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 41: Hiện tượng tự cảm
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 41 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về hiện tượng cảm tự cảm. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 199 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Chọn phương án đúng
Sự biến đổi của dòng điện trong một mạch điện theo thời gian được cho trên hình 41.4. Gọi suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian từ 0s đến 1s là e1, từ 1s đến 3s là e2. Ta có:
A. e1=e2 B. e1=2e2
C. e1=3e2 D. e1=1/2e2
Phương pháp giải
Áp dụng công thức:
\({e_{}} = - L\frac{{{\rm{\Delta }}i}}{{{\rm{\Delta }}t}}\) để tính suất điện động tự cảm cho mỗi khoảng thời gian
Hướng dẫn giải
- Suất điện động tự cảm t1 = 0 đến t2 = 1 (s) là
\({e_1} = - L\frac{{{\rm{\Delta }}i}}{{{\rm{\Delta }}t}} = - L\frac{{1 - 2}}{1} = L\)
- Suất điện động tự cảm từ t2 = 1 (s) đến t3= 3 (s) là:
\({e_2} = - L\frac{{{\rm{\Delta }}i}}{{{\rm{\Delta }}t}} = - L\frac{{0 - 1}}{2} = \frac{L}{2}\)
Vậy e1 = 2e2
- Chọn B
2. Giải bài 2 trang 199 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Tính hệ sô tự cảm của một ống dây dài 50cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10cm2. Cho biết ống dây có 1000 vòng dây.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức:
\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}{\left( {\frac{N}{l}} \right)^2}V\) để tính hệ số tự cảm
Hướng dẫn giải
l = 50cm; S = 10 cm2; N = 1000 vòng
V=S.l=10.50=500 cm3
Ta có hệ số tự cảm của ống dây:
\(\begin{array}{l} L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V = 4\pi {.10^{ - 7}}{\left( {\frac{N}{l}} \right)^2}V\\ = 4\pi {.10^{ - 7}}{\left( {\frac{{1000}}{{0,5}}} \right)^2}{.500.10^{ - 6}}\\ = {0,25.10^{ - 2}}\left( H \right) \end{array}\)
Hay L = 2,5 (mH)
3. Giải bài 3 trang 199 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Một ống dây dài được quấn với mật độ 2000 vòng/m. Ống có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc, dòng điện trong ống biến đổi theo thời gian như đồ thị trên hình 41.5. lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Tính suất điện động tự cảm trong ống.
a) Từ sau khi đóng công tắc đến thời điểm t = 0,05s.
b) Tử thời điểm t = 0,05s về sau.
Phương pháp giải
- Tính độ tự cảm của ống dây theo công thức;
\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\)
- Áp dụng công thức:
\({e_{tc}} = - L\frac{{{\rm{\Delta }}i}}{{{\rm{\Delta }}t}}\) để tính suất điện động tự cảm cho mỗi khoảng thời gian
Hướng dẫn giải
n = 2000 =2.103 vòng/m; V = 500cm3 =5.10-4m3
- Hệ số tự cảm của ống dây:
\(\begin{array}{l} L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\\ = 4\pi {.10^{ - 7}}{\left( {{{2.10}^3}} \right)^2}.\left( {{{5.10}^{ - 4}}} \right)\\ = {2,512.10^{ - 3}}\left( H \right) \end{array}\)
a) Từ t1 = 0 đến t2= 0,05 (s): Δt=0,05(s)
Suất điện động tự cảm:
\(\begin{array}{l} {e_{tc}} = - L\frac{{{\rm{\Delta }}i}}{{{\rm{\Delta }}t}}\\ = {2,512.10^{ - 3}}.\frac{{5 - 0}}{{0,05}} = 0,25\left( V \right) \end{array}\)
b) Từ thời điểm t = 0,05 về sau thì ΔI=0⇒etc=0
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 38: Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 39: Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 40: Dòng điện Fu-cô
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 42: Năng lượng từ trường