Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 38: Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải Bài 38 SGK Vật lý 11 Nâng cao dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 188 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Chọn câu đúng.
Khung dây dẫn ABCD được đặt trong từ trường đều như Hình 38.7 SGK. Coi rằng bên ngoài vùng MNPQ không có từ trường. Khung chuyển động thẳng đều dọc theo hai đường song song x’x, y’y. Trong khung sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng khi
A. khung đang chuyển động ở ngoài vùng MNPQ
B. khung đang chuyển động ở trong vùng MNPQ
C. khung đang chuyển động từ ngoài vào trong vùng MNPQ
D. khung đang chuyển động đến gần vùng MNPQ
Phương pháp giải
Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi từ thông qua mạch kín biến thiên (số đường sức tăng giảm liên tục)
Hướng dẫn giải
- Trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng khi khung đang chuyển động từ ngoài vào trong vùng MNPQ
- Chọn C
2. Giải bài 2 trang 189 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Chọn phương án đúng
Từ thông ϕ qua một khung dây biến đổi theo thời gian được cho trên Hình 38.8 SGK. Suất điện động cảm ứng ec trong khung
A. trong khoảng thời gian 0 ⇒ 0,1 s là ec1 = 3V.
B. trong khoảng thời gian 0,1 ⇒ 0,2 s là ec2 = 6V
C. trong khoảng thời gian 0,2 ⇒ 0,3 s là ec3 = 9V.
D. trong khoảng thời gian 0 ⇒ 0,3 s là ec4 = 4V.
Phương pháp giải
Tính suất điện động cảm ứng theo công thức:
ec=−Δϕ/Δt cho mỗi giá trị tương ứng theo đồ thị
Hướng dẫn giải
- Áp dụng công thức ec=−Δϕ/Δt ta nhận thấy:
+ Từ 0 -> 0,1 (s) => \({e_{{c_1}}} = - \frac{{0,9 - 1,2}}{{0,1}} = 3\) (V) đúng với trường hợp A.
+ Từ 0,1 -> 0,2 (s) => \({e_{{c_1}}} = - \frac{{0,9 - 1,2}}{{0,1}} = 3\) (V) -> sai với trường hợp B.
+ Từ 0,2 -> 0,3(s) => \({e_{{c_3}}} = - \frac{{0 - 0,6}}{{0,1}} = 6\) (V) -> sai với trường hợp C
+ Từ 0 ->0,3 (s) gồm hai giai đoạn \({e_C} = - \frac{{0,6 - 1,2}}{{0,2}} - \frac{{0 - 0,6}}{{0,1}} = 3 + 6 = 9V\)
(Từ 0 -> 0,1 (s) và từ 0,2 -> 0,3 (s)).Sai với trường hợp D.
- Chọn A.
3. Giải bài 3 trang 189 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Chọn phương án đúng
Giả sử khung dây mà qua đó từ thông biến thiên như trên Hình 38.8 có dạng hình chữ nhật MNPQ (Hình 38.9 SGK). Theo định luật Len-xơ thì dòng điện cảm ứng trong khung dây có chiều
A. MNPQM.
B. MQPNM
C. 0 -> 0,2s: MNPQM; 0,2 ->0,3s: MQPNM.
D. Chưa kết luận được vì chưa biết phương, chiều của \(\vec B\)
Phương pháp giải
Để xác định chiều của cường độ dòng điện cảm ứng cần biết phương, chiều của \(\vec B\)
Hướng dẫn giải
- Vì không xác định được vecto cảm ứng từ \(\vec B\) nên chưa kết luận được điều gì trong trường hợp này
- Chọn D
4. Giải bài 4 trang 189 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Một khung dây dẫn hình chữ nhật kích thước 3cm x 4cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4 T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 30°. Tính từ thông qua khung dây dẫn đó.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức:
\(\phi = BS\cos \alpha \) để tính từ thông qua khung dây
Hướng dẫn giải
- Vecto cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc , do đó pháp tuyến mặt phẳng khung hợp với vecto cảm ứng từ một góc: 900−300=600
S =3cm x 4cm; B = 5.10-4 (T)
- Từ thông qua khung dây:
\(\begin{array}{l} \phi = BS\cos \alpha \\ = {5.10^{ - 4}}.0,03.0,04.\cos {60^0}\\ = {3.10^{ - 7}}\left( {Wb} \right) \end{array}\)
5. Giải bài 5 trang 189 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Một hình vuông cạnh 5cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B =4.10-4T. Từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6Wb. Tinh góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến với hình vuông đó.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức:
\(\phi = BS\cos \alpha \)
để tính góc theo công thức: \(\cos \alpha = \frac{\phi }{{BS}}\)
Hướng dẫn giải
S=5cm×5cm; B = 4.10-4 (T); ϕ=10−6(Wb)
Góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến
\(\begin{array}{l} \phi = BS\cos \alpha \\ \Rightarrow \cos \alpha = \frac{\phi }{{BS}} = \frac{{{{10}^{ - 6}}}}{{{{4.10}^{ - 4}}.{{\left( {0,05} \right)}^2}}} = 1\\ \Rightarrow \alpha = 0 \Rightarrow \vec n \equiv \vec B \end{array}\)
6. Giải bài 6 trang 189 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Một khung dây phẳng, diện tích 20cm2, gồm 10 vòng được dặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ hợp thành với mặt phẳng khung dây một góc π/6 và có độ lớn bằng 2.10-4T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01s. Tính suất điện dộng cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian từ trường biến đổi.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức:
\({e_C} = N\frac{{BSc{\rm{os}}\alpha }}{{{\rm{\Delta }}t}}\) để tính suất điện động
Hướng dẫn giải
S = 20cm2, N=10, α=π/2−π/6=π/3 , B=2.10-4(T), Δt=0,01(s)
Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây:
\(\begin{array}{l} {e_C} = - N\frac{{{\rm{\Delta }}\phi }}{{{\rm{\Delta }}t}} = - N\left( {\frac{{0 - BS\cos \alpha }}{{{\rm{\Delta }}t}}} \right)\\ = N\frac{{BSc{\rm{os}}\alpha }}{{{\rm{\Delta }}t}}\\ = \frac{1}{{0,01}}{.10.2.10^{ - 4}}{.20.10^{ - 4}}.c{\rm{os}}{60^0}\\ = {2.10^{ - 4}}\left( V \right) \end{array}\)
7. Giải bài 7 trang 189 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Khung dây MNPQ cứng, phảng, diện tích 25cm2, gồm 10 vòng dây. Khung dây được đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và có chiều như trên Hình 38.10a. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đường biểu diễn trên Hình 38.10b.
a) Tính độ biến thiên của từ thông qua khung dây kể từ lúc t = 0 đến t = 0,4s.
b) Xác định suất điện động cảm ứng trong khung
c) Tìm chiều của dòng điện cảm ứng trong khung
Phương pháp giải
a) Áp dụng công thức:
\({\rm{\Delta }}\phi ' = {\phi _1} - {\phi _2} = N{B_1}S\) để tính độ biến thiên từ thông
b) Tính suất điện động cảm ứng theo công thức:
\({e_C} = - \frac{{{\rm{\Delta }}\phi }}{{{\rm{\Delta }}t}}\)
c) Xác định chiều ic theo hình vẽ bên dưới
Hướng dẫn giải
S = 25cm2
N = 10 vòng dây
a) Độ biến thiên của từ thông qua khung dây trong khoảng thời gian từ t1=0 đến t2=0,4 (s)
=> Δt = 0,4 (s)
\(\begin{array}{l} {\rm{\Delta }}\phi ' = {\phi _1} - {\phi _2} = N{B_1}S\\ = {10.2,4.10^{ - 3}}{.25.10^{ - 4}} - 0\\ = {6.10^{ - 5}}\left( {Wb} \right) \end{array}\)
b) Suất điện động cảm ứng trong khung:
\(\begin{array}{l} {e_C} = - \frac{{{\rm{\Delta }}\phi }}{{{\rm{\Delta }}t}} = - \frac{{0 - {{6.10}^{ - 5}}}}{{0,4}}\\ = {0,15.10^{ - 3}}\left( V \right) = 0,15\left( {mV} \right) \end{array}\)
c) Chiều của dòng điện cảm ứng trong khung tìm bằng định luật Len-xơ. Ta có B giảm dần nên từ trường \(\vec B\) của dòng điện cảm ứng cùng chiều với \(\vec B\). Theo quy tắc nắm tay phải, ta có chiều dòng điện cảm ứng như hình vẽ.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 39: Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 40: Dòng điện Fu-cô
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 41: Hiện tượng tự cảm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 42: Năng lượng từ trường