Giải bài tập SGK Vật lý 11 nâng cao Bài 28: Cảm ứng từ. Định luật Am-pe
Ban biên tập eLib xin giới thiệu nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 11 Nâng cao Bài 28 dưới đây nhằm giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về cảm ứng từ và định luật Am-pe. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 146 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Chọn câu sai.
Lực từ tác dụng lên một đoạn dây có dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ với
A. Cường độ dòng điện trong đoạn dây
B. Chiều dài của đoạn dây.
C. Góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ
D. cảm ứng từ tại điểm đật đoạn dây.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức tính lực từ:
\(F = BIlsin\alpha \) để rút ra sự phụ thuộc của lực từ vào các đại lượng có trong công thức
Hướng dẫn giải
C - sai vì: Lực từ tỉ lệ thuận với sin của góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ chứ không phải góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ
=> Chọn phương án C
2. Giải bài 2 trang 147 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Chọn phương án đúng.
Một đoạn dòng điện nằm song song với đường sức từ và có chiều ngược với chiều của đường sức từ. Gọi F là lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đó thì:
A. F # 0
B. F = 0
C. F còn tuỳ thuộc chiểu dài của đoạn dòng điện.
D. Cả ba phương án trên đều sai.
Phương pháp giải
Vận dụng biểu thức tính lực từ:
\(F = BIlsin\alpha \) để tính lực từ
Hướng dẫn giải
Ta có, dòng điện nằm song song với đường sức từ và có chiều ngược với chiều của đường sức từ
=> α=1800
Lại có sin1800=0
=> Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đó F=0N
=> Chọn phương án B
3. Giải bài 3 trang 147 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Gập đôi đoạn dây dẫn MN có chiều dài l mang dòng diện thành đoạn dây kép có chiều dài l2 (Hình 28.2 SGK) và đặt trong từ trường đều. Hỏi lực từ tác dụng lên đoạn dây đó có phụ thuộc vào chiều dài của đoạn dây và cường độ dòng điện I trong đoạn dây đó không? Giải thích.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được nội dung lí thuyết cảm ứng từ của dòng điện
Hướng dẫn giải
Giả sử từ trường đều \(\vec B\) hướng từ sau ra trước tờ giấy như hình vẽ.
Theo quy tắc bàn tay trái, lực từ tác dụng lên mỗi đoạn dây có chiều như hình vẽ, có độ lớn bằng nhau: F1 = F2 và có hướng ngược nhau.
Kết quả lực điện tổng hợp tác dụng lên dây MN là:
\(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = 0\)
Vậy lực từ tác dụng lên đoạn dây MN không phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây và cường độ dòng điện I trong đoạn dây.
4. Giải bài 4 trang 147 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3N. Xác định cảm ứng từ của từ trường.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: B= F/I.l để tính cảm ứng từ
Hướng dẫn giải
Ta có:
\(\begin{array}{l} F = BIl\\ = > B = \frac{F}{{Il}} = \frac{{{{3.10}^{ - 3}}}}{{{{0,75.5.10}^{ - 2}}}} = 0,08\left( T \right) \end{array}\)
5. Giải bài 5 trang 147 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Đoạn dòng diện MN đặt trong từ trường đều như Hình 28.3 (SGK). Đoạn dòng điện và các đường sức từ đều nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Cho biết cảm ứng từ bằng 0,5T, MN dài 6cm và cường độ dòng điện qua MN bằng 5A.
a) Hãy dùng các kí hiệu (+) hay (-) để chỉ chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện MN.
b) Tính góc hợp bởi MN và vectơ cảm ứng từ. Cho biết lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện bằng 0,075N.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức:
\({\mkern 1mu} \sin \alpha = \frac{F}{{BIl}}\) để tính góc hợp bởi MN và vecto cảm ứng từ
Hướng dẫn giải
a) Theo quy tắc bàn tay trái, lực từ tác dụng lên đoạn dây MN có chiều hướng từ trước ra sau mặt phẳng tờ giấy.
Điền kí hiệu: (+)
b) Ta có:
\(\begin{array}{l} F = BIl\\ \Rightarrow {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \sin \alpha = \frac{F}{{BIl}} = \frac{{0,075}}{{{{0,5.5.6.10}^{ - 2}}}} = 0,5\\ \Rightarrow {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \alpha = {30^o} \end{array}\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 26: Từ trường
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 27: Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 nâng cao Bài 29: Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 31: Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song. Định nghĩa đơn vị ampe
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 12 11 nâng cao Bài 32: Lực lo-ren-xơ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 33: Khung dây có dòng điện đặt trong từ trường
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 34: Sự từ hóa các chất. Sắt từ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý Nâng cao Bài 35: Từ trường Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Vật lý Nâng cao Bài 37: Thực hành: Xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất