Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 23: Dòng điện trong chất bán dẫn
Ban biên tập eLib xin giới thiệu nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 11 Nâng cao Bài 23 dưới đây nhằm giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về dòng điện trong chất bán dẫn. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 120 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Tìm câu đúng.
A. Trong bán dẫn mật độ êlectron luôn luôn bằng mật độ lỗ trống.
B. Nhiệt độ càng cao, bán dẫn dẫn điện càng tốt.
C. Bán dẫn loại p tích điện dương, vì mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ êlectron.
D. Bán dẫn có điện trở suất cao hơn kim loại, vì trong bán dẫn có hai loại hạt tải điện trái dấu, còn trong kim loại chỉ có một loại.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được tính chất dẫn điện của chất bán dẫn
Hướng dẫn giải
- Khi nhiệt độ càng cao, bán dẫn dẫn điện càng tốt.
- Chọn đáp án B
2. Giải bài 2 trang 120 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Chọn câu đúng.
A. Điện trở của lớp chuyển tiếp p-n là nhỏ, khi lớp chuyển tiếp được mắc vào nguồn điện theo chiều ngựơc.
B. Nhiệt độ càng cao, tính chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p-n càng kém.
C. Khi lớp chuyển tiếp p-n được hình thành thì luôn có dòng điện chạy theo chiều từ bán dẫn loại p sang bán dẫn loại n, do sự khuếch tán của các hạt tải điện cơ bản mạnh hơn so với sự khuếch tán của các hạt tải không cơ bán.
D. Khi lớp chuyển tiếp p-n được hình thành thì luôn có dòng điện từ bán dẫn loại n sang bán dẫn loại p, do điện trường trong ở lớp tiếp xúc thúc đẩy chuyến động của các hạt tải điện thiểu số.
Phương pháp giải
Đối với lớp chuyển tiếp p-n, khi nhiệt độ tăng lên thì tính chỉnh lưu giảm xuống
Hướng dẫn giải
- Nhiệt độ càng cao, tính chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p-n càng kém.
- Chọn đáp án B
3. Giải bài 3 trang 120 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Ở nhiệt độ phòng, trong bán dẫn Si tinh khiết, số cặp êlectron - lỗ trống bằng 10-13 số nguyên tử Si. Nếu ta pha P vào Si với tỉ lệ một phần triệu, thì số hạt tải điện tăng lên bao nhiêu lần?
Phương pháp giải
- Số hạt tải lúc đầu được tính theo công thức: N1=2.10−13N
- Khi số e dẫn tăng thêm một phần triệu, ta tính số hạt tải điện lúc sau theo công thức:
\(\frac{{{\rm{\Delta }}N}}{{{N_1}}}\) với \({\rm{\Delta }}N = {10^{ - 6}}N\)
Hướng dẫn giải
Nếu ta pha nguyên tố P vào Si với tỉ lệ một phần triệu (1/106) thì số êlectron dẫn được tạo thành bằng một phần triệu số nguyên tử Si.
Gọi N là số nguyên tử Si.
- Số hạt tải điện lúc đầu là: N1=2.10−13N
- Số hạt tải điện (số êlectron dẫn) tăng thêm:
\(\begin{array}{l} {\rm{\Delta }}N = \frac{1}{{{{10}^6}}}N = {10^{ - 6}}N\\ \Rightarrow \frac{{{\rm{\Delta }}N}}{{{N_1}}} = \frac{{{{10}^{ - 6}}}}{{{{2.10}^{ - 13}}}} = {5.10^6} \end{array}\)
Vậy số hạt tải điện tăng lên 5.106 lần.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 17: Dòng điện trong kim loại
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 18: Hiện trượng nhiệt điện. Hiện tượng siêu dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 19: Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Fa-ra-đây
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 21: Dòng điện trong chân không
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 22: Dòng điện trong chất khí
- doc Giải bài tập SGK Vật lý nâng cao Bài 24: Linh kiện bán dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 25: Thực hành: Khảo sát đặc tính của chỉnh lưu của điốt bán dẫn và đặc tính khếch đại của tranzito