Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 50: Mắt
Cùng eLib củng cố và rèn luyện các kiến thức về mắt với nội dung Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 38. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 253 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Câu nào là đúng.
A. Về phương diện quang hình học, có thể coi mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.
B. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua của mắt tương dương với một thấu kính hội tụ
C. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh và màng lưới tương dương với một thấu kính hội tụ.
D. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, màng lưới và điểm vàng tương đương với một thấu kính hội tụ.
Phương pháp giải
Về phương diện quang học, mắt được xem như một thấu kính hội tụ
Hướng dẫn giải
- Có thể coi hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua của mắt tương dương với một thấu kính hội tụ
- Chọn B
2. Giải bài 2 trang 253 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Chọn câu đúng.
A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thể thuỷ tinh để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách giữa thể thuỷ tinh và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
C. Sự điểu tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thể thuỷ tinh và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thể thuỷ tinh, khoảng cách giữa thể tìiuỷ tinh và màng lưới để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được định nghĩa về sự điều tiết của mắt
Hướng dẫn giải
- Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thể thuỷ tinh để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới
- Chọn A
3. Giải bài 3 trang 253 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Trên một tờ giấy vẽ hai vạch cách nhau 1 mm (Hình 50.5 SGK). Đưa tờ giấy ra xa mắt dần cho đến khi thấy hai vạch đó như nằm trên một đường thẳng. Xác định gần đúng khoảng cách từ mắt đến tờ giấy và suy ra năng suất phân li của mắt mình.
Phương pháp giải
- Tính năng suất phân li theo công thức: α=αmin
- Áp dụng công thức:
\(l = \frac{{AB}}{{\tan \alpha }}\) để tính khoảng cách
Hướng dẫn giải
Ta có: AB = 1 (mm), góc trông α=αmin = 3.10-4 rad
Khoảng cách từ mắt đến tờ giấy
\(\begin{array}{l} \tan \alpha = \frac{{AB}}{l}\\ \Rightarrow l = \frac{{AB}}{{\tan \alpha }} = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{{{3.10}^{ - 4}}}} \approx 3\left( m \right) \end{array}\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 47: Lăng kính
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 48: Thấu kính mỏng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 51: Các tật của mắt và cách khắc phục
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 52: Kính lúp
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 53: Kính hiển vi
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 54: Kính thiên văn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 56: Thực hành: Xác định chiết suất của nước và tiêu cự của thấu kính phân kì