Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 25: Thực hành: Khảo sát đặc tính của chỉnh lưu của điốt bán dẫn và đặc tính khếch đại của tranzito
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 25 SGK Vật lý 11 Nâng cao dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 132 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Chọn câu đúng.
Qua thí nghiệm về điôt, một số bạn có phán đoán về trị số điện trở của điôt như sau:
A. Không đổi, như dây dẫn kim loại.
B. Biến đổi theo hiệu điện thế.
C. Luôn tăng theo hiệu diện thế.
D. Luôn giảm theo hiệu diện thế.
Phương pháp giải
Dựa vào kết quả thí nghiệm kết hợp với lí thuyết về định luật ôm cho mạch điện kín:
U=I.R ⇒ R=U/I
⇒ khi giữ nguyên cường độ I thì điện trở R tỉ lệ với hiệu điện thế U
Hướng dẫn giải
- Qua thí nghiệm về điôt, ta thấy trị số điện trở của điôt biến đổi theo hiệu điện thế
- Chọn B
2. Giải bài 2 trang 132 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Chọn câu đúng.
Người ta mắc hai đầu đèn LED với nguồn điện như Hình 25.8 SGK, khi đóng K thì
A. D1 sáng, D2 tắt.
B. D1 tắt, D2 sáng.
C. D1,D2 đều tắt.
D. D1,D2 đều sáng.
Phương pháp giải
Đèn LED là một dạng diode quang, đẫn điện theo một chiều từ dương sang âm, nếu như ko có D2 thì khi đóng khoá K D1 sẽ sáng, ở đây D2 nối ngược nên làm ngắt mạch
Hướng dẫn giải
- Trong mạch điện trên, khi đóng K thì cả hai đèn đều tắt
- Chọn C
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 17: Dòng điện trong kim loại
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 18: Hiện trượng nhiệt điện. Hiện tượng siêu dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 19: Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Fa-ra-đây
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 21: Dòng điện trong chân không
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 22: Dòng điện trong chất khí
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 23: Dòng điện trong chất bán dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý nâng cao Bài 24: Linh kiện bán dẫn