Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 26: Từ trường

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 11 Nâng cao Bài 26 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về từ trường. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 26: Từ trường

1. Giải bài 1 trang 140 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Chọn câu sai.

A. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện là tương tác từ.

B. Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ.

C. Xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường.

D. Ta chỉ có thể vẽ được một đường sức từ đi qua mỗi điểm trong từ trường.

Phương pháp giải

Từ trường xuất hiện xung quanh một nam châm hoặc xung quanh một điện tích đang chuyển động

Hướng dẫn giải

- Xung quanh một điện tích đứng yên ta chỉ có điện trường ⇒ câu C sai

- Chọn C

2. Giải bài 2 trang 140 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Hãy chỉ ra đúng, sai trong các câu sau.

A.Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của các đường sức từ.

B. Các đường sức của từ trường đều có thể là các đường cong cách đều nhau.

C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ và các đường cong kín.

D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo đó là một đường sức từ của từ trường.

Phương pháp giải

Vận dụng nội dung lí thuyết về từ trường để trả lời câu hỏi này

Hướng dẫn giải

Chỉ ra đúng, sai trong các câu sau:

- A: Đúng

Vì: Các đường mạt sắt của từ phổ cho ta biết dạng của các đường sức từ

- B: Sai

Vì: Các đường sức của từ trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau, chứ không phải là các đường cong song song

- C: Đúng

Vì: Các đường sức điện là các dường cong không kín, các đường sức điện xuất phát từ các điện tích dương và tận cùng ở các điện tích âm. Còn các đường sức từ là những đường cong kín, đối với nam châm, ở ngoài nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam của nam châm.

- D: Sai 

Vì: Một hạt mang điện chuyển động trong từ trường thì sẽ chịu lực từ tác dụng, tuỳ theo hướng của vận tốc ban đầu của hạt mang điện mà quỹ đạo của nó sẽ có dạng khác nhau, không phải là đường sức của từ trường.

Thí dụ: Một hạt mang điện tích dương bay vào từ trường đều theo hướng vuông góc với đường sức từ thì lực tác dụng lên hạt điện làm nó chuyển động tròn chứ không phải chuyển động thẳng theo đường sức từ.

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM