Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 17: Dòng điện trong kim loại
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 17 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về dòng điện trong kim loại. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 90 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Câu nào sai?
A. Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do.
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không thay đổi
C. Hạt tải điện trong kim loại là ion
D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được đặc điểm của dòng điện và hạt tải điện trong kim loại
Hướng dẫn giải
- Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do chứ không phải là các ion
⇒ Câu C sai
- Chọn đáp án C
2. Giải bài 2 trang 90 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Câu nào đúng?
Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
A. Giảm đi
B. Không thay đổi
C. Tăng lên
D. Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức tính điện trở của kim loại:
\(R = \rho .\frac{l}{s}\) với điện trở suất ρ = ρ0(1 + αt)
để rút ra sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ
Hướng dẫn giải
- Điện trở của kim loại:
\(R = \rho .\frac{l}{s}\)
- Trong đó ρ là điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ theo quy luật:
ρ = ρ0(1 + αt)
⇒ Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ tăng.
- Chọn đáp án C
3. Giải bài 3 trang 90 SGK Vật lý 11 Nâng cao
Một sợi dây đồng có điện trở 74 Ω ở 50oC. Điện trở của sợi dây đó ở 100oC là bao nhiêu?
Phương pháp giải
- Áp dụng công thức: \(R = \rho .\frac{l}{s}\) để tính điện trở ở mỗi nhiệt độ
- Lập tỉ lệ hai công thức vừa tìm được
- Điện trở dây ở 100oC được tính theo công thức là: R100o = R50o.1,177
Hướng dẫn giải
- Ta có:
\(\begin{array}{l} {R_{{{50}^o}}} = {\rho _{{{50}^o}}}.\frac{l}{s}\\ {R_{{{100}^o}}} = {\rho _{{{100}^o}}}.\frac{l}{s}\\ \Rightarrow \frac{{{R_{{{100}^o}}}}}{{{R_{{{50}^o}}}}} = \frac{{{\rho _{{{100}^o}}}}}{{{\rho _{{{50}^o}}}}}\\ = \frac{{{\rho _0}\left[ {1 + \alpha (100 - 0)} \right]}}{{{\rho _0}\left[ {1 + \alpha (50 - 0)} \right]}}\\ = \frac{{1 + \alpha .100}}{{1 + \alpha .50}} \end{array}\)
- Với hệ số nhiệt điện trở: α = 4,3.10-3 (K-1)
\( \Rightarrow \frac{{{R_{{{100}^o}}}}}{{{R_{{{50}^o}}}}} = \frac{{{\rho _{{{100}^o}}}}}{{{\rho _{{{50}^o}}}}} = \frac{{1 + {{100.4,4.10}^{ - 3}}}}{{1 + {{50.4,4.10}^{ - 3}}}} = \frac{{1,43}}{{1,215}} = 1,177\)
⇒ R100o = R50o.1,177 = 87,1 Ω
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 18: Hiện trượng nhiệt điện. Hiện tượng siêu dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 19: Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Fa-ra-đây
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 21: Dòng điện trong chân không
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 22: Dòng điện trong chất khí
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 23: Dòng điện trong chất bán dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý nâng cao Bài 24: Linh kiện bán dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 25: Thực hành: Khảo sát đặc tính của chỉnh lưu của điốt bán dẫn và đặc tính khếch đại của tranzito