Giải bài tập SGK Toán 11 Nâng cao Bài 5: Đạo hàm cấp cao
Nội dung giải bài tập trang 218, 219 SGK Toán 11 Nâng cao Bài Đạo hàm cấp cao bên dưới đây sẽ giúp các em học thật tốt môn Toán. Qua tài liệu này các em sẽ nắm được phương pháp giải cụ thể của từng bài từ đó đưa ra lời giải phù hợp với đề ra. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 42 trang 218 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
2. Giải bài 43 trang 219 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
3. Giải bài 44 trang 219 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
4. Giải bài 45 trang 219 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
5. Giải bài 46 trang 219 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
1. Giải bài 42 trang 218 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Tìm đạo hàm của mỗi hàm số sau đến cấp được cho kèm theo.
a) \(f\left( x \right) = {x^4} - \cos 2x,{f^{\left( 4 \right)}}\left( x \right)\)
b) \(f\left( x \right) = {\cos ^2}x,{f^{\left( 5 \right)}}\left( x \right)\)
c) \(f\left( x \right) = {\left( {x + 10} \right)^6},{f^{\left( n \right)}}\left( x \right)\)
Phương pháp giải:
Tính lần lượt các đạo hàm f'(x), f''(x),...
Chú ý: f''(x)=[f'(x)]',...
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:
\(\begin{array}{l} f'\left( x \right) = 4{x^3} + 2\sin 2x\\ f"\left( x \right) = 12{x^2} + 4\cos 2x\\ {f^{\left( 3 \right)}} = 24x - 8\sin 2x\\ {f^{\left( 4 \right)}}\left( x \right) = 24 - 16\cos 2x \end{array}\)
b) Ta có:
\(\begin{array}{l} f'\left( x \right) = 2\cos x\left( { - \sin x} \right) = - \sin 2x\\ f"\left( x \right) = - 2\cos 2x\\ {f^{\left( 3 \right)}}\left( x \right) = 4\sin 2x\\ {f^{\left( 4 \right)}} = 8\cos 2x\\ {f^{\left( 5 \right)}}\left( x \right) = - 16\sin 2x \end{array}\)
c) Ta có:
\(\begin{array}{l}f'\left( x \right) = 6{\left( {x + 10} \right)^5}\\f"\left( x \right) = 30{\left( {x + 10} \right)^4}\\{f^{\left( 3 \right)}}\left( x \right) = 120{\left( {x + 10} \right)^3}\\{f^{\left( 4 \right)}}\left( x \right) = 360{\left( {x + 10} \right)^2}\\{f^{\left( 5 \right)}}\left( x \right) = 720\left( {x + 10} \right)\\{f^{\left( 6 \right)}}\left( x \right) = 720\\{f^{\left( n \right)}}\left( x \right) = 0,\forall n \ge 7\end{array}\)
2. Giải bài 43 trang 219 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Chứng minh rằng với mọi n ≥ 1, ta có:
a) Nếu \(f\left( x \right) = \frac{1}{x}\,\text{ thì }\,{f^{\left( n \right)}}\left( x \right) = \frac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}.n!}}{{{x^{n + 1}}}}\)
b) Nếu \(f\left( x \right) = \cos x\,\text{ thì }\,{f^{\left( {4n} \right)}}\left( x \right) = \cos x.\)
c) Nếu \(f\left( x \right) = \sin ax\) (a là hằng số) thì \({f^{\left( {4n} \right)}}\left( x \right) = {a^{4n}}\sin ax.\)
Phương pháp giải:
Để chứng minh một mệnh đề đúng với mọi n ≥ 1, ta tiến hành:
- Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng khi n = 1.
- Bước 2: Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên n = k (k ≥ 1) và chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k + 1.
Hướng dẫn giải:
a) Cho \(f\left( x \right) = \frac{1}{x}\left( {x \ne 0} \right).\) Ta hãy chứng minh công thức:
\({f^{\left( n \right)}}\left( x \right) = \frac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}.n!}}{{{x^{n + 1}}}}\left( {\forall x \ge 1} \right)\,\,\left( 1 \right)\) bằng phương pháp qui nạp.
+ Với n = 1, ta có: \({f^{\left( n \right)}}\left( x \right) = f'\left( x \right) = - \frac{1}{{{x^2}}}\text{ và }\,\frac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}.n!}}{{{x^{n + 1}}}} = - \frac{1}{{{x^2}}}\)
Suy ra (1) đúng khi n = 1.
+ Giả sử (1) đúng cho trường hợp n = k (k ≥ 1), tức là: \({f^{\left( k \right)}}\left( x \right) = \frac{{{{\left( { - 1} \right)}^k}.k!}}{{{x^{k + 1}}}}\)
Ta phải chứng minh (1) cũng đúng cho trường hợp n = k + 1, tức là:
\({f^{\left( {k + 1} \right)}}\left( x \right) = \frac{{{{\left( { - 1} \right)}^{k + 1}}.\left( {k + 1} \right)!}}{{{x^{k + 2}}}}\)
Thật vậy, ta có:
\(({f^{\left( {k + 1} \right)}}\left( x \right) = \left[ {{f^{\left( k \right)}}\left( x \right)} \right]' \\= \left[ {\frac{{{{\left( { - 1} \right)}^k}.k!}}{{{x^{k + 1}}}}} \right]' \\= {\left( { - 1} \right)^k}.k!\frac{{ - \left( {{x^{k + 1}}} \right)'}}{{{{\left( {{x^{k + 1}}} \right)}^2}}} \\= {\left( { - 1} \right)^k}.k!.\frac{{\left( { - 1} \right).\left( {k + 1} \right){x^k}}}{{{x^{2k + 2}}}} \\ = \frac{{{{\left( { - 1} \right)}^{k + 1}}.\left( {k + 1} \right)!}}{{{x^{k + 2}}}}\)
Vậy ta có đpcm.
b) Cho f(x) = cos x. Ta hãy chứng minh công thức:
\({f^{\left( {4n} \right)}}\left( x \right) = \cos x\left( {\forall n \ge 1} \right)\,\,\left( 2 \right)\) bằng phương pháp qui nạp.
Ta có:
\(f'\left( x \right) = - \sin x \\f"\left( x \right) = - \cos x \\f'''\left( x \right) = \sin x\\{f^{\left( 4 \right)}}\left( x \right) = \cos x\)
+ Với n = 1 thì \({f^{\left( {4n} \right)}}\left( x \right) = {f^{\left( 4 \right)}}\left( x \right) = \cos x\)
Suy ra (2) đúng khi n = 1
+ Giả sử (2) đúng cho trường hợp n = k (k ≥ 1), tức là: \({f^{\left( {4k} \right)}}\left( x \right) = \cos x\)
Ta phải chứng minh (2) cũng đúng cho trường hợp n = k + 1, tức là phải chứng minh:
\({f^{\left( {4\left( {k + 1} \right)} \right)}}\left( x \right) = \cos x\) hay \({f^{\left( {4k + 4} \right)}}\left( x \right) = \cos x\).
Thật vậy, vì:
\(\begin{array}{l} {f^{\left( {4k} \right)}}\left( x \right) = \cos x \\ \text{ nên }\,{f^{\left( {4k + 1} \right)}}\left( x \right) = - \sin x\\ {f^{\left( {4k + 2} \right)}}\left( x \right) = - \cos x\\ {f^{\left( {4k + 3} \right)}}\left( x \right) = \sin x\\ {f^{\left( {4k + 4} \right)}}\left( x \right) = \cos x \end{array}\)
Vậy ta có đpcm.
c) Ta có:
\(\begin{array}{l} f'\left( x \right) = a{\mathop{\rm cosax}\nolimits} \\ f"\left( x \right) = - {a^2}\sin ax\\ {f^{\left( 3 \right)}}\left( x \right) = - {a^3}\cos ax\\ {f^{\left( 4 \right)}}\left( x \right) = {a^4}\sin ax \end{array}\)
Với n = 1 ta có \({f^{\left( 4 \right)}}\left( x \right) = {a^4}\sin ax,\) đẳng thức đúng với n = 1.
Giả sử đẳng thức đúng với n = k tức là: \({f^{\left( {4k} \right)}}\left( x \right) = {a^{4k}}\sin ax\)
Với n = k + 1 ta có \({f^{\left( {4k + 4} \right)}}\left( x \right) = {\left( {{f^{\left( {4k} \right)}}} \right)^{\left( 4 \right)}}\left( x \right)= {\left( {{a^{4k}}\sin ax} \right)^{\left( 4 \right)}}\)
Do \({f^{\left( {4k} \right)}}\left( x \right) = {a^{4k}}\sin ax\)
\(\begin{array}{l} {f^{\left( {4k + 1} \right)}}\left( x \right) = {a^{4k + 1}}\cos ax\\ {f^{\left( {4k + 2} \right)}}\left( x \right) = - {a^{4k + 2}}\sin ax\\ {f^{\left( {4k + 3} \right)}}\left( x \right) = - {a^{4k + 3}}\cos ax\\ {f^{\left( {4k + 4} \right)}}\left( x \right) = {a^{4k + 4}}\sin ax \end{array}\)
Vậy đẳng thức đúng với n = k + 1, do đó đẳng thức đúng với mọi n.
3. Giải bài 44 trang 219 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Vận tốc của một chất điểm chuyển động được biểu thị bởi công thức v(t) = 8t + 3t2, trong đó t>0, t tính bằng giây (s) và v(t) tính bằng mét/giây (m/s). Tìm gia tốc của chất điểm
a) Tại thời điểm t = 4,
b) Tại thời điểm mà vận tốc của chuyển động bằng 11.
Phương pháp giải:
a) - Tính công thức gia tốc bằng cách lấy đạo hàm của vận tốc.
- Thay t = 4 vào công thức gia tốc.
b) - Thay v = 11 vào công thức vận tốc để tìm t.
- Thay t vừa tìm được vào công thức gia tốc.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: a(t) = v’(t) = 8 + 6t
Khi t = 4s thì a(4) = 32 m/s2
b) Khi v(t) = 11 m/s thì ta được:
\(8t + 3{t^2} = 11 \\ \Leftrightarrow \left[ {\matrix{ {t = 1} \cr {t = - {{11} \over 3}\,\,\left( \text{loại} \right)} \cr } } \right.\)
Với t = 1s thì a(1) = 14 m/s2.
4. Giải bài 45 trang 219 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Tìm vi phân của mỗi hàm số sau:
a) \(y = {\tan ^2}3x - \cot 3{x^2}\)
b) \(y = \sqrt {{{\cos }^2}2x + 1} \)
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức \(dy=y'dx\).
Hướng dẫn giải:
a) \(y' = 2\tan 3x.\left( {\tan 3x} \right)' - \left( {3{x^2}} \right)'.\frac{{ - 1}}{{{{\sin }^2}3{x^2}}} \)
\(= 2\tan 3x.\left( {3x} \right)'.\frac{1}{{{{\cos }^2}3x}}+ 6x.\left( {1 + {{\cot }^2}3{x^2}} \right) \\ = 6\tan 3x\left( {1 + {{\tan }^2}3x} \right) + 6x.\left( {1 + {{\cot }^2}3{x^2}} \right)\)
\(\eqalign{ & \Rightarrow dy = y'dx \cr &= \left[ {6\tan 3x\left( {1 + {{\tan }^2}3x} \right) + 6x\left( {1 + {{\cot }^2}3{x^2}} \right)} \right]dx \cr} \)
\(\eqalign{b) & y' = \frac{{\left( {{{\cos }^2}2x + 1} \right)'}}{{2\sqrt {{{\cos }^2}2x + 1} }}\cr & = \frac{{2\cos 2x.\left( {\cos 2x} \right)'}}{{2\sqrt {{{\cos }^2}2x + 1} }}\cr &= {{2\cos 2x.\left( { - 2\sin 2x} \right)} \over {2\sqrt {{{\cos }^2}2x + 1} }} \cr &= {{ - \sin 4x} \over {\sqrt {{{\cos }^2}2x + 1} }} \cr & \Rightarrow dy = y'dx = - {{\sin4 x} \over {\sqrt {{{\cos }^2}2x + 1} }}dx \cr} \)
5. Giải bài 46 trang 219 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Dùng vi phân để tính gần đúng (làm tròn kết quả đến hàng phần nghìn):
a) \({1 \over {\sqrt {20,3} }}\).
Hướng dẫn: Xét hàm số \(y = {1 \over {\sqrt x }}\) tại điểm \({x_0} = 20,25 = 4,{5^2}\,\text{ với }\,\Delta x = 0,05\).
b) tan29˚30’.
Hướng dẫn: Xét hàm số y = tanx tại điểm \({x_0} = {\pi \over 6}\,\text{ với }\,\Delta x = - {\pi \over {360}}\)
Phương pháp giải:
Công thức tính gần đúng \(f\left( {{x_0} + \Delta x} \right) \approx f\left( {{x_0}} \right) + f'\left( {{x_0}} \right)\Delta x\)
Hướng dẫn giải:
a) Vì \({1 \over {\sqrt {20,3} }} = {1 \over {\sqrt {20,25 + 0,05} }}\) nên ta xét hàm số \(f\left( x \right) = {1 \over {\sqrt x }}\,\text{ tại }\,{x_0} = 20,25\) và \(\Delta x = 0,05.\)
Ta có:
\(f'\left( x \right) = \frac{{ - \left( {\sqrt x } \right)'}}{{{{\left( {\sqrt x } \right)}^2}}}\\= \frac{{ - \frac{1}{{2\sqrt x }}}}{x}\\ =- \frac{1}{{2x\sqrt x }} \)
Với \(\Delta x = 0,05.\) Ta có:
\(\eqalign{ & f\left( {{x_0}} \right) = {1 \over {\sqrt {20,25} }} = {1 \over {4,5}} \cr & f'\left( {{x_0}} \right) = - {1 \over {2.20,25.\sqrt {20,25} }} \cr & = - {1 \over {182,25}} \cr} \)
Do đó:
\(\eqalign{ & {1 \over {\sqrt {20,3} }} = f\left( {20,3} \right) = f\left( {{x_0} + 0,05} \right) \cr & = f\left( {{x_0}} \right) + f'\left( {{x_0}} \right).0,05 \cr &= {1 \over {4,5}} - {{0,05} \over {182,25}} \approx 0,222 \cr} \)
b) Vì \(\tan 29^\circ 30' = \tan \left( {{\pi \over 6} - {\pi \over {360}}} \right)\) nên ta xét hàm số f(x) = tanx tại \({x_0} = {\pi \over 6}\).
Ta có: \(f'\left( x \right) = \left( {\tan x} \right)' = \frac{1}{{{{\cos }^2}x}} = 1 + {\tan ^2}x\)
Với \(\Delta x = - {\pi \over {360}}.\) Ta có:
\(\eqalign{ & f\left( {{x_0}} \right) = \tan {\pi \over 6} = {1 \over {\sqrt 3 }} \cr & f'\left( {{x_0}} \right) = 1 + {\tan ^2}{\pi \over 6} = {4 \over 3}. \cr} \)
Do đó:
\(\tan \left( {{\pi \over 6} - {\pi \over {360}}} \right) \approx f\left( {{x_0}} \right) + f'\left( {{x_0}} \right)\Delta x\) \(= {1 \over {\sqrt 3 }} + {4 \over 3}\left( { - {\pi \over {360}}} \right) \approx 0,566\)
6. Giải bài 47 trang 219 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
a) Cho hàm số \(f\left( x \right) = \tan x.\) Tính \({f^{\left( n \right)}}\left( x \right)\) với n = 1, 2, 3.
b) Chứng minh rằng nếu \(f\left( x \right) = {\sin ^2}x\) thì \({f^{\left( {4n} \right)}}\left( x \right) = - {2^{4n - 1}}\cos 2x\).
Phương pháp giải:
a) Sử dụng công thức đạo hàm \(\left( {\tan x} \right)' = 1 + {\tan ^2}x\).
b) Chứng minh bằng phương pháp qui nạp.
Hướng dẫn giải:
\(\begin{array}{l} f'\left( x \right) = 1 + {\tan ^2}x\\ f"\left( x \right) = 2\tan x .\left( {1 + {{\tan }^2}x} \right)\\ {f^{\left( 3 \right)}}\left( x \right)=2{\left( {1 + {{\tan }^2}x} \right)^2} + 4{\tan ^2}x\left( {1 + {{\tan }^2}x} \right) \end{array}\)
b) \({f^{\left( {4n} \right)}}\left( x \right) = - {2^{4n - 1}}\cos 2x\) (1)
Với n = 1 ta có:
\(\begin{array}{l} f'\left( x \right) = 2\sin x\cos x= \sin 2x\\ f"\left( x \right) = 2\cos 2x\\ {f^{\left( 3 \right)}}\left( x \right) = - 4\sin 2x\\ {f^{\left( 4 \right)}}\left( x \right) = - 8\cos 2x = - {2^{4.1 - 1}}\cos 2x \end{array}\)
Vậy (1) đúng với n = 1
Giả sử (1) đúng với n = k tức là: \({f^{\left( {4k} \right)}}\left( x \right) = - {2^{4k - 1}}\cos 2x\)
Với n = k + 1 ta có:
\(\begin{array}{l} {f^{\left( {4k + 1} \right)}}\left( x \right) = \left( {{f^{\left( {4k} \right)}}\left( x \right)} \right)' = {2^{4k}}\sin 2x\\ {f^{\left( {4k + 2} \right)}}\left( x \right) = {2^{4k + 1}}\cos 2x\\ {f^{\left( {4k + 3} \right)}}\left( x \right) = - {2^{4k + 2}}\sin 2x\\ {f^{\left( {4k + 4} \right)}}\left( x \right) = - {2^{4k + 3}}\cos 2x \\= - {2^{4\left( {k + 1} \right) - 1}}\cos 2x \end{array}\)
Vậy (1) đúng với n = k + 1 do đó (1) đúng với mọi n.
7. Giải bài 48 trang 219 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
a) Nếu \(y = A\sin \left( {\omega t + \varphi } \right) + B\cos \left( {\omega t + \varphi } \right),\) trong đó A, B, ω và φ là những hằng số, thì \(y" + {\omega ^2}y = 0.\)
b) Nếu \(y = \sqrt {2x - {x^2}} \) thì \({y^3}y" + 1 = 0.\)
Phương pháp giải:
Tính y'' rồi thay vào tính vế trái của các đẳng thức, kiểm tra bằng vế phải và kết luận.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:
\(\begin{array}{l} y = A\sin \left( {\omega t + \varphi } \right) + B\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\,\text{ nên }\\ y' = A\omega \cos \left( {\omega t + \varphi } \right) - B\omega \sin \left( {\omega t + \varphi } \right)\\ y" = - A{\omega ^2}\sin \left( {\omega t + \varphi } \right) - B{\omega ^2}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\\ \text{Suy ra:}\\\,y" + {\omega ^2}y = - \left[ {A{\omega ^2}\sin \left( {\omega t + \varphi } \right)+B{\omega ^2}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)} \right]\\ + {\omega ^2}\left[ {A\sin \left( {\omega t + \varphi } \right) + B\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)} \right] = 0 \end{array}\)
b) Ta có:
\(\begin{array}{l} y' = \frac{{2 - 2x}}{{2\sqrt {2x - {x^2}} }} = \frac{{1 - x}}{{\sqrt {2x - {x^2}} }}\\ y'' = \frac{{\left( {1 - x} \right)'\sqrt {2x - {x^2}} - \left( {1 - x} \right)\left( {\sqrt {2x - {x^2}} } \right)'}}{{2x - {x^2}}}\\ = \frac{{ - \sqrt {2x - {x^2}} - \left( {1 - x} \right).\frac{{\left( {2x - {x^2}} \right)'}}{{2\sqrt {2x - {x^2}} }}}}{{2x - {x^2}}} \\= \frac{{ - \sqrt {2x - {x^2}} - \left( {1 - x} \right).\frac{{2 - 2x}}{{2\sqrt {2x - {x^2}} }}}}{{2x - {x^2}}}\\= \frac{{ - \sqrt {2x - {x^2}} - \left( {1 - x} \right).\frac{{1 - x}}{{\sqrt {2x - {x^2}} }}}}{{\left( {2x - {x^2}} \right)}}\\ = \frac{{ - 2x + {x^2} - 1 + 2x - {x^2}}}{{\sqrt {{{\left( {2x - {x^2}} \right)}^3}} }} = \frac{{ - 1}}{{\sqrt {{{\left( {2x - {x^2}} \right)}^3}} }}\\ \text{Suy ra}\\{y^3}.y" + 1 \\= \sqrt {{{\left( {2x - {x^2}} \right)}^3}} .\frac{{ - 1}}{{\sqrt {{{\left( {2x - {x^2}} \right)}^3}} }} + 1 \\= -1+1=0 \end{array}\)