Câu cảm thán Ngữ văn 8

Bài "Câu cảm thán" dưới đây nhằm giúp các em nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích câu cảm thán trong một văn bản cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Câu cảm thán Ngữ văn 8

1. Đặc điểm hình thức và chức năng

- Câu cảm thán là câu có các từ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào… dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết): vui, buồn, mừng, giận… Thường xuất hiện trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than (!).

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy tìm câu cảm thán trong những ngữ liệu dưới đây và hãy chỉ ra đặc điểm và hình thức của nó.

a. Tôi đã từng đọc được đâu đó, có một bài thơ viết rất hay về quê hương, tuy tôi không thể nhớ hết nội dung bài thơ, nhưng có hai câu thơ mà tôi rất tâm đắc: Ôi quê hương! Mối tình tha thiết/ Cả một đời gắn chặt với quê hương.

b.

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

c. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? 

d. Phỏng thử có thằng chim cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

e. Con này gớm thật!

f. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.

Gợi ý trả lời:

a. Câu cảm thán: Ôi quê hương!.

- Đặc điểm và hình thức:

+ Có dấu (!) cuối câu.

+ Có từ cảm thán: Ôi.

b. Câu cảm thán: Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

- Đặc điểm và hình thức: 

+ Có dấu (!) cuối câu.

+ Có từ cảm thán: Ôi.

c. Câu cảm thán: Than ôi!

- Đặc điểm và hình thức:

+ Có dấu (!) cuối câu.

+ Có từ cảm thán: Than ôi.

d. Câu cảm thán: Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

- Đặc điểm và hình thức:

+ Có dấu (!), (.) cuối câu.

+ Có từ cảm thán: ôi (Thái độ khinh thường Dế Choắt).

e. Câu cảm thán: Con này gớm thật!

- Đặc điểm và hình thức:

+ Có dấu (!) cuối câu.

+ Có từ cảm thán: Thật.

f. Câu cảm thán: Khốn nạn!

- Đặc điểm và hình thức:

+ Có dấu (!) cuối câu.

+ Bộc lộ cảm xúc: Uất ức.

Câu 2: Em hãy viết 5 câu cảm thán với những chủ đề như sau:

(1) Niềm vui và hạnh phúc về một điều gì đó trong cuộc sống.

(2) Nhìn thấy một cảnh tượng thương tâm.

(3) Được điểm mười.

(4) Bị điểm kém.

(5) Nhìn thấy con vật lạ.

Gợi ý trả lời:

(1) Tôi cảm thấy thật hạnh phúc làm sao! Khi được mẹ tặng cho cái cặp mới.

(2) Ôi! Nhìn họ thật tội nghiệp làm sao!

(3) Thật tuyệt vời! Hôm nay, em được điểm 10 môn Toán.

(4) Buồn ghê gớm! Sao mình lại bị điểm kém thế này?

(5) Trời ơi! Con gì mà lạ thế này!

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Học sinh nắm được đặc điểm hình thức của câu cảm thán.

- Chức năng của câu cảm thán.

- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.

- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với với hoàn cảnh giao tiếp.

Ngày:16/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM